Giáo án ngữ văn 7: Bài Kiểm tra văn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Kiểm tra văn . Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá các văn bản nhật dụng, tác phẩm trữ tình dân gian và trung đại. Đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh. - Hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học. - Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để rút ra bài học trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức vận dụng vào thực hành bài viết. - Luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn biểu cảm. 3. Định hướng phát triển năng lực ¬- Năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực viết sáng tạo: Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh. - Năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết. II. Hình thức ra đề - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp. - Thời gian: 45 phút. III. Thiết lập ma trận đề (Có tệp đính kèm) - Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của kiểu bài biểu cảm. - Thiết lập ma trận đề. - Xác định khung ma trận. (Trưởng nhóm ra) IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Phát đề cho học sinh ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 TIẾT 41 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc bài thơ sau : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” (Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1(0,25 điểm): Cho biết nhan đề bài thơ trên? Câu 2 (0,25 điểm): Tác giả của bài thơ trên là ai? Câu 3 (0,25 điểm): Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân” ? Câu 4 (0,25 điểm): Câu thơ nào trong bài thơ trên sủ dụng quan hệ từ? Câu 5 (0,5 điểm): Giải thích nghĩa câu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”? Câu 6 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của thành ngữ trong câu thơ trên? Câu 7(1,0 điểm): Nhan đề “Bánh trôi nước” gắn với tục lệ nào ở miền Bắc nước ta? PHẦN II: LÀM VĂN Câu 8 (7,0 điểm):Viết một đoạn văn phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ sau: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) Trong đoạn có sử dụng quan hệ từ, chỉ ra quan hệ từ đó bằng cách gạch chân MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số 1.Đọc - hiểu -Nêu những thông tin về tác phẩm ; tác giả -Tìm từ đồng nghĩa, xác định quan hệ từ -Hiểu nghĩa của thành ngữ và tác dụng của thành ngữ -Liên hệ thực tế từ việc vận dụng những điều đã tiếp nhận từ văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4 1,0 10% 2 1,0 10% 1 1,0 10% 7 3,0 30% 2. Làm văn -Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 7,0 70% 1 7,0 70% Tổng số Số câu Số điểm Tỉ lệ 4 1,0 10% 2 1,0 10% 2 8,0 80% 8 10,0 100% Giáo viên ra đề: HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN 7 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Bánh trôi nước 0,25 điểm Câu 2 Hồ Xuân Hương 0,25 điểm Câu 3 Nhà thơ 0,25 điểm Câu 4 Thân em vừa trắng lại vừa tròn 0,25 điểm Câu 5 Dùng để ví cảnh ngộ của một người phiêu dạt, lng đong, vất vả nhiều lúc lên lúc xuống. 0,5 điểm Câu 6 Ngừoi phụ nữ trong xã hội phong kiến phải sống dưới một chế độ đầy áp bức, bất công, bạc mệnh. 0,5 điểm Câu 7 Nhan đề “Bánh trôi nước” gắn với tục lệ: cúng bánh trôi bánh chay ở miền Bắc nước ta trong ngày Tết Hàn Thực (mùng 3/3 âm lịch). Người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật và cúng gia tiên để tưởng niệm người thân trong những ngày cuối xuân. 1,0 điểm Câu 8 * Mức tối đa: - Về phương diện hình thức: Học sinh trình bày dưới hình thức đoạn văn,chữ viết dễ xem, không mắc lỗi văn phạm - Về phương diện nội dung: Bức tranh Đèo Ngang hiện ra có cả đường nét, hình khối, màu sắc. Tác giả sử dụng hai từ láy lom khom, lác đác để miêu tả con người và cảnh vật. Lom khom gợi sự vất vả, lam lũ, nhỏ nhoi của con người nơi núi rừng hoang vu. Lác đác gợi sự vắng vẻ, thưa thớt của những quán chợ nghèo. Sự sống nơi đèo Ngang thưa thớt, hoang sơ. Tâm trạng con người buồn, nhớ nhà trước cảnh hoang vắng. -Chỉ ra được quan hệ từ và gạch chân * Mức chưa tối đa: thiếu ý * Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời. 1,0 điểm 5,0 điểm 1,0 điểm 3. Kỹ năng làm bài - GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức * Trả lời tốt phần lý thuyết. * Viết đoạn văn đảm bảo hình thức và yêu cầu của đề bài. - Đọc lại bài viết và sửa chữa. 4. Củng cố - Nhận xét giờ kiểm tra. - Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm. 5. Hướng dẫn học bài * Đối với bài mới: Chuẩn bị: Từ đồng âm

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Kiểm tra văn , giáo án chi tiết bài Kiểm tra văn a, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Kiểm tra văn , giáo án 5 bước bài Kiểm tra văn

Giải bài tập những môn khác