Giáo án ngữ văn 7: Bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm được quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. - Đặt câu chủ động hay bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: Ra quyết định lựa chọn cách chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp của bản thân. - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản bản thân - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: trình bày suy nghĩ ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu. 4. Thái độ - Giáo dục hs ý thức nhận diện, vận dụng thực hành trong diễn đạt nói, viết. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. 2.2. Kiểm tra nội dung bài. GV chiếu yêu cầu : Câu hỏi: Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Tìm một ví dụ về câu chủ động và một ví dụ về câu bị động? (5đ) * Yêu cầu: - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) - Ví dụ: + Chị cắm hoa rất đẹp. + Hoa được chị cắm rất đẹp. + Hoa cắm rất đẹp. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV dẫn dắt: Trong các tiết học trước, các em đã tìm hiểu về câu chủ động, câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông? Vậy, làm thế nào để các câu chủ động biến thành câu bị động? Và ngược lại? Chúng ta cùng nhau khám phá. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - GV: Yêu cầu HS theo dõi ngữ liệu trên máy chiếu. - HS: Thảo luận nhóm bàn. - GV: Xác định hành động, chủ thể và đối tượng hành động có trong hai ngữ liệu? Thảo luận, cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét. - GV: nhận xét chuẩn kiến thức 1. Phân tích ngữ liệu: a,b (sgk) - GV: Vậy, muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động ta phải làm thế nào? - HS: Trình bày. - GV: Yêu cầu HS chú ý hai câu văn mục 3. - GV: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của hai câu văn? - HS: Xác định. - GV: Về hình thức hai câu đều chứa từ nào? - HS: Có từ bị, đư¬ợc. - GV: Hãy chuyển hai câu thành câu bị động? - HS thử chuyển và đưa ra kết luận: không chuyển được vì chủ ngữ trong hai câu không phải là đối tượng của hành động của một chủ thể hành động nào hướng tới. - GV: Như vậy, hai câu đó có phải là câu bị động không? - HS: Kết luận: Hai câu a và b tuy có dùng được/bị nhưng không phải là câu bị động bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng. - GV: Qua phân tích em rút ra được kết luận gì? Trình bày. Đọc ghi nhớ SGK – 64. * Hai câu văn mục 3: - Có chứa từ : bị, được. -> không phải là câu bị động vì không có câu chủ động tương ứng. => Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động. 2. Ghi nhớ (SGK -64) * Đưa ra sơ đồ chuyển đổi: Bài tập nhanh: ? Có thể chuyển những câu sau thành câu bị động được không? a. Nam đã rời sân ga cách đây một giờ. b. Nam giống bố. Gợi ý: Không thể nói: a. Sân ga đã bị/ được Nam rời cách đây một giờ. b. Bố bị/ được Nam giống. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập Đọc bài tập sgk và xác định yêu cầu - GV: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau? - GV: Hướng dẫn HS làm câu c, d trên lớp, các câu còn lại HS hoàn thành về nhà. Hoàn thành cá nhân. HS khác sửa chữa. Bài 1 c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào . d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. - Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. - Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. - GV: Yêu cầu HS xác định đề bài. - GV: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ được và câu dùng từ bị có gì khác nhau? - HS: Trình bày. - GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu c. Bài 2 a. Thầy giáo phê bình em. - Em được thầy giáo phê bình. (tích cực) - Em bị thầy giáo phê bình. (tiêu cực) b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. (tích cực) - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. (tiêu cực) - GV: Chiếu yêu cầu của bài tập bổ sung. Hoàn thành theo nhóm bàn, cử đại diện báo cáo. - GV: Chiếu đáp án: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Viết một đoạn văn 4 – 6 câu nói về tình cảm của em đối với văn học có sử dụng câu bị động. Yêu cầu: HS hoàn thành ra phiếu. GV thu 10 phiếu chấm và trả sau. GV chiếu đoạn văn tham khảo: Em rất yêu văn học. Những tác phẩm văn học được em nâng niu, trân trọng và giữ gìn cẩn thận. Chính những câu truyện, bài thơ hay đã bồi đắp cho em nhiều tình cảm tốt đẹp: Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình …Em nghĩ con người sẽ không thể có cuộc sống tinh thần phong phú nếu chưa bao giờ biết đến một tác phẩm văn học. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Quan sát tranh, với mỗi bức tranh, hãy đặt câu chủ động – bị động tương ứng ? 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc ghi nhớ SGK, hoàn thành bài tập SGK. - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhất một câu bị động. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. + Nêu đặc điểm của phép lập luận chứng minh? + Yêu cầu về hình thức và nội dung của đoạn văn?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), giáo án chi tiết bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), giáo án 5 bước bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), giáo án 5 hoạt động CChuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Giải bài tập những môn khác