Giáo án ngữ văn 7: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Văn bản:
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ
- Giáo dục tinh thần yêu nước
* Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
* Tích hợp kĩ năng sống: Giúp thế hệ trẻ có những hành động yêu nước đúng đắn trong thời đại mới, nhất là sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan 981…
* Tích hợp lịch sử: truyền thống yêu nước thể hiện qua việc tìm hiểu những sự kiện lịch sử của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Hình ảnh minh họa.
+ Những tác phẩm nghị luận đặc sắc của Bác.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’).
(kết hợp trong quá trình dạy bài mới)
3. Bài mới (38’)
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV: Cho HS quan sát bức tranh sau và cho biết: Các bức tranh đó đề cập đến nội dung nào?
- HS: Đều có chung lòng yêu nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm.
- GV: Lòng yêu nước không chỉ thể hiện trong lịch sử mà lòng yêu nước còn được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm nổi tiểng của Bác : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung
- GV: Em đã được học những tác phẩm nào của chủ tịch Hồ Chí Minh? Em hãy giới thiệu qua thân thế và sự nghiệp của Người?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
* Bổ sung: Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh.
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1980-1969).
- Vị lãnh tụ, nhà cách mạng vĩ đại, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, danh nhân văn hóa thế giới.
- GV: Dựa vào SGK, hãy nêu xuất xứ của bài?
Trình bày. 2. Tác phẩm
- Được trích từ báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam (2/1951).
- GV: Bổ sung:
Sau chiến thắng Biên Giới và Trung Du, Đại hội Đảng lần thứ 2 đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1951. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Đại hội Đảng bản báo cáo chính trị. Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần nhỏ trong báo cáo chính trị ấy. Văn bản này được xem như là văn bản kiểu mẫu về văn chứng minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản
- GV: Hướng dẫn HS đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.
* Lưu ý các động từ: Lướt, nhấn, các cặp từ quan hệ từ và các hình ảnh so sánh.
* Đọc mẫu sau đó gọi HS đọc.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. 1. Đọc - chú thích
- GV: Hãy xác định kiểu văn bản? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Kiểu văn bản nghị luận. Vì đã nêu ra một vấn đề mang tính xã hội để bàn.
- GV: Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
Vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu văn đầu tiên thâu tóm toàn bộ nội dung nghị luận trong bài.
- GV: Bố cục của bài chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến th 2. Bố cục
- Thể loại: văn nghị luận.
- Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích
- GV: Xét theo bố cục của một bài văn nghị luận thì đoạn 1 đóng vai trò nêu vấn đề nghị luận. Vậy đó là vấn đề gì?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- GV: Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận?
Chỉ ra hai câu văn đầu tiên của văn bản.
- GV: Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- GV: Em hiểu các từ: nồng nàn, truyền thống là như thế nào?
- Nồng nàn: Tình cảm sôi nổi, mãnh liệt.
- Truyền thống: Những giá trị tốt đẹp đã trải qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ và trở thành tài sản chung của cộng đồng.
- GV: Việc dùng những từ ngữ này trong đoạn mở đầu có tác dụng như thế nào?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Tình cảm yêu nước sôi nổi, mãnh liệt là tình cảm đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Tình cảm ấy càng được thể hiện và phát huy cao độ khi Tổ quốc lâm nguy.
- GV: Lòng yêu nước còn được thể hiện trong câu văn nào?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
- GV: Em có nhận xét gì về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đây?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- Hình ảnh so sánh: Lòng yêu nước (trừu tượng) – làn sóng (cụ thể).
=> lấy cái cụ thể làm nổi bật cái trừu tượng.
- Động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm -> sử dụng liên tiếp động từ phù hợp với đặc tính của làn sóng.
=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước to lớn, mạnh mẽ, vô tận, tất yếu.
Đưa ra dẫn chứng: Khi Tổ quốc lâm nguy, tinh thần yêu nước càng được thể hiện rõ nhất. Cụ thể:
+ Vấn đề an toàn biển đảo bị đe dọa, Đảng và Nhà nước đã giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
+ Khi xuất hiện nhóm hacker của Trung Quốc tấn công vào máy tính chủ của sân bay, đồng bào ta đã bình tĩnh ứng phó với những khó khăn...
- GV: Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả ở đoạn 1?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức 3.1. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Hình ảnh: so sánh, động từ mạnh.
=> Khẳng định:
- Yêu nước là truyền thống tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống đó càng được phát huy khi Tổ quốc lâm nguy.
-> Cách nêu vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV: Em có suy nghĩ gì trước sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trong vùng biển của nước ta?Tích hợp giáo dục công dân: Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
- HS trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Luật chơi: Lớp chia thành 3 nhóm.
Yêu cầu: Tìm những bài thơ đã học có nội dung về lòng yêu nước.
Hình thức: Trong thời gian 1 phút, các đội lần lượt trả lời, đội nào trả lời nhanh nhất đội đó chiến thắng.
4. Hướng dẫn về nhà (2) ( Chiếu)
* Đối với bài cũ
- Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm.
* Đối với bài mới
Chuẩn bị: Soạn tiếp bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (tiết 2).
+ Biểu hiện của lòng yêu nước ?
+ Tìm những ví dụ thể hiện lòng yêu nước trong lịch sử và đời sống ?
TIẾT 2
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Giáo viên tổ chức trò chơi: "Văn sử song toàn". Có 6 câu đố tương ứng với 6 nhân vật lịch sử. Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm nào trả lời nhanh và chính xã sẽ nhận được một phần quà
1. Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
Là ai?
Đáp án: Hai Bà Trưng
2. Đố ai cũng khách thoa quần
Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù
Cửu Chân nức tiếng ngàn thu
Vì dân quyết phá ngục tù lầm than
Là ai?
Đáp án: Bà Triệu
3. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
Là ai?
Đáp án: Ngô Quyền
4. Đố ai nổi sáng sông, rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh cường
Nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui?
Là ai?
Đáp án: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
5. Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
Là ai?
Đáp án: Lê Lợi
6. Đố ai giải phóng Thăng Long
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh
Đống Đa, sông Nhị vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời?
Là ai?
Đáp án: Quang Trung - Nguyễn Huệ
Gv dẫn dắt vào bài: Những từ khóa mà các em vừa tìm ra đó chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang, hào hùng cho dân tộc ta.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1 : GV khái quát lại nội dung đã học từ tiết trước.
I. Giới thiệu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Bố cục
3. Phân tích
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích 3.1. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- GV: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn 2 và 3 và trả lời : Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có....của ta ”, tác giả đã đưa ra những biểu hiện về TTYN trong thời điểm nào?
Trong lịch sử và hiện tại.
- GV: Tìm câu chủ đề trong hai đoạn văn trên?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Chỉ ra câu chủ đề.
Hai câu chủ đề đó chính là hai luận điểm phụ, làm sáng tỏ cho luận điểm chính .
- GV: Để làm sáng tỏ TTYN trong lịch sử và hiện tại tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Chỉ ra dẫn chứng trong lịch sử.
- Bà Trưng, Bà Triệu.... ( Đây là các thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc )
Chỉ ra những dẫn chứng trong hiện tại (cuộc kháng chiến).
- Từ các cụ già ....đến các cháu nhi đồng trẻ thơ...
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Thảo luận nhóm ba phút.
- GV: Chỉ ra cách lập luận trong hai đoạn văn trên
? Đặc điểm của dẫn chứng ?
? Trình tự trình bày dẫn chứng.
? Cấu trúc câu, phép tu từ ,.
? Từ ngữ, lời lẽ.
? Cảm xúc của người viết
- HS : Trao đổi nhóm bàn, cử đại diện báo cáo.
- GV Định hướng:
- Đặc điểm của dẫn chứng ?
. Các lứa tuổi ...
. Các vùng miền: nước ngoài, tạm chiếm,
. Mọi nghề nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tầng lớp khác nhau.
được liên kết theo mô hình “Từ ...đến” không phải đặt một cách tuỳ tiện mà đều có quan hệ hợp lí, theo cùng 1 bình diện như: + lứa tuổi (chiếu hình ảnh minh họa)
+ tầng lớp
+ giai cấp
+ nghề nghiệp
+ vùng miền
=> tạo nên sự toàn diện của dẫn chứng, nó vẫn giữ được mạch văn trôi chảy, thông thoáng, cuốn hút người đọc, người nghe.
- Thái độ của người viết: tràn đầy tự hào, nhiệt huyết, giọng văn chứa chan tình cảm chân thành....
=> Cách lập luận chặt chẽ, giản dị, chủ yếu là dẫn chứng bằng cách liệt kê các hành động, điệp cấu trúc “từ... đến”.. thể hiện sự yêu nước khác nhau.
- GV: Các đoạn văn phần thân bài đã giúp em hiểu thêm điều gì về biểu hiện của TTYN của nd ta trong hai thời điểm trong lịch sử và hiện tại ?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
3.2. Những biểu hiện của tinh thần yêu nước.
-> 2 câu chủ đề - 2 luận điểm phụ.
* Lòng yêu nước trong qúa khứ của LS
Dấn chứng:
- Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung,...
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang.
-> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử => Ca ngợi những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
* Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
-> Câu văn chuyển ý tự nhiên và chặt chẽ.
- Từ các cụ già ... đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho chính phủ.
-> Liệt kê dẫn chứng vừa cụ thể, vừa toàn diện.
=> Thái độ cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tình yêu nước đã trở thành một truyền thống đáng tự hào.
* Bình: Với cách liệt kê dẫn chứng toàn diện, liên tục có hệ thống mạh lạc thể hiện những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước. Giọng văn, dồn dập, khẩn trương đầy tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
- Lí lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng nhưng đó là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục cho TTYN được nối tiếp từ quá khứ tới hiện tại, thể hiện được cảm xúc tự hào sâu sắc, tình cảm chân thành, rung động của người viết.
* Mở rộng:
Cùng viết về chủ đề yêu nước, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác trong nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong thơ Tố Hữu, lòng yêu nước được kết tinh trong hình ảnh chú bé liên lac quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.Trong thơ Phạm tiến Duật, lòng yêu nước là hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn luôn hướng về miền Nam bất chấp bom rơi đạn nổ.
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong thơ Nguyễn Đình Thi, lòng yêu nước được toả sáng trong hình ảnh:
Nước Việt Nam từ máu lửa ..... sáng loà.
Như vậy, trong những tác phẩm văn học, lòng yêu nước được thể hiện thông qua những hình tượng nhân văn giàu sức biểu cảm, mang ý nghĩa tượng trưng còn trong bài văn của Bác viết dưới dạng văn nghị luận, vấn đề này đựơc thể hiện trực tiếp thông qua những luận điểm, luận cứ, phép lập luận song không hề khô khan mà vẫn giàu hình ảnh, chan chứa cảm xúc.
- GV: Sau khi chứng minh TTYN trong quá khứ và trong hiện tại, đoạn văn cuối Bác chốt lại điều gì?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Đọc đoạn văn cuối.
- GV: Trong phần kết bài, Bác sử dụng hình ảnh: “Tinh thần yêu nước như 1 thứ của quí ... trong hòm”. Hãy chỉ ra ý nghĩa đặc sắc của câu văn trên.
- GV: Em hiểu thế nào là lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước giấu kín?
Liên hệ. Hình ảnh so sánh đặc sắc, giúp người đọc hình dung rất rõ ràng 2 trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, trực tiếp.
* Giảng: Vẫn bằng cách so sánh độc đáo và đặc sắc: lòng yêu nước - một khái niệm trừu tượng được so sánh với thứ của quí - một hình ảnh cụ thể, một ý tưởng sâu sắc, mang tầm khái quát cao, nhưng lời văn thì giản dị: dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.
- GV: Từ những lập luận như trên Bác đã chỉ ra bổn phận của chúng ta như thế nào?
...là phải làm cho .....trưng bày
- GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
* Bình :
Bài văn nghị luận thật ngắn gọn nhưng chứa đựng trong đó là cả một vấn đề hết sức to lớn của thời đại đó là TTYN của nd ta. Trong công cuộc khánh chiến chống Pháp đầy gay go, gian khổ TTYN đó lại càng cần thiết, nó chính là động lực thôi thúc chúng ta hành động chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bài văn đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn thể quốc dân Việt Nam. Với cách viết giản dị, lập luận chặt chẽ bài văn đã được coi là bài nghị luận mẫu mực của phép lập luận chứng minh mà các em sẽ được học trong chương trình sắp tới. 3.3. Nhiệm vụ của chúng ta
+ Hình ảnh so sánh đặc sắc:
Tinh thần yêu nước như các thứ của quý.
-> Đề cao giá trị của tinh thần yêu nước.
+ Lòng yêu nước có 2 dạng tồn tại:
- Bộc lộ rõ ràng đầy đủ.
- Tiềm tàng kín đáo.
-> Cả hai đều đáng quý.
+ Bổn phận của chúng ta: tuyên truyền, động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người được thực hành vào công cuộc kháng chiến.
=> Cách diễn đạt bằng hình ảnh rất cụ thể dễ hình dung, dễ hiểu. Cách kết thúc tự nhiên, hợp lí, giản dị, rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận 2’:
Thảo luận, cử đại diện trình bày.
Đáp án:
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết 4. Tổng kết
- GV: Văn bản thuyết phục người đọc ở các yếu tố nghệ thuật nào ?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng: chon lọc, tiêu biểu, phong phú, chính xác, vừa cụ thể, vừa khái quát.
- Thủ pháp liệt kê được sử dụng hiệu quả, hợp lí.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc, độc đáo, sinh động, dễ hiểu.
- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
- GV: Có phải văn bản chỉ thuyết phục người đọc bằng các yếu tố lập luận không? Nó còn thuyết phục bởi tình cảm nào của người viết?
Đó là những cảm xúc thiết tha, nồng nhiệt sâu sắc thông qua các hình ảnh có tính nghệ thuật cao. 4.1. Nghệ thuật:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu phong phú, vừa cụ thể, vừa khái quát.
- Hình ảnh so sánh sinh động dễ hiểu.
- GV: Em nhận thức thêm được điều gì từ bài tinh thần yêu nước này?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
- GV: Từ nội dung đó em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
- HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức
- GV: Em học tập được những gì qua bài văn?
Học tập :
+Nghệ thuật viết văn nghị luận của Bác: nghị luận chứng minh.
+ Khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Hiểu thêm về Bác, kính yêu Bác về tấm lòng với dân với nước; tài năng trí tuệ trong văn chương.
- HS : Đọc ghi nhớ / 27. 4.2. Nội dung – ý nghĩa
* Nội dung
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể.
* Ý nghĩa
- Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới đề bảo vệ đất nước.
4.3. Ghi nhớ (SGK-27)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập. III. Luyện tập
- GV : Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
Hoàn thành ra phiếu học tập.
Thu 5 phiếu, chấm và trả sau.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV nêu câu hỏi :
Bài văn làm sáng tỏ những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Ngày nay tinh thần yêu nước còn được biểu hiện như thế nào?
Theo em, việc các cầu thủ của đội tuyển bóng đá nam và nữ chiến đấu hết mình trong kì Seagame 30 vừa qua ở Philippin và dành huy chương vàng có phải là biểu hiện của tình yêu nước?
- HS trình bày :
- Công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
- Lao động, học tập, sáng tạo để xây dựng đất nước giàu mạnh; khắc phục nghèo nàn lạc hậu đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá (2020)
- Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
(giữ gìn biển đảo quê hương)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy:
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’)
4. Hướng dẫn về nhà (2) ( Chiếu)
* Đối với bài cũ
- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phân tích tác dụng của từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.
- Thuộc ghi nhớ, hoàn thành 2 bài tập trong phần bài tập.
* Đối với bài mới
Chuẩn bị: Câu đặc biệt.
? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ ?
? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo án chi tiết bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo án 5 bước bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta