Giáo án vnen bài Văn bản báo cáo

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Văn bản báo cáo. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Văn bản báo cáo
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 30: VĂN BẢN BÁO CÁO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Học sinh nắm được những đặc điểm của văn bản báo cáo  Học sinh hệ thống lại được lí thuyết văn bản đề nghị và báo cáo. Từ đó so sánh được sự giống và khác nhau giữa 2 kiểu văn bản hành chính trên.  Hệ thống hóa và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng:  Học sinh viết được một văn bản báo cáo đúng quy định  So sánh, làm được văn bản hành chính.  Nhận diện văn bản, nhận diện được các bước làm văn 3.Thái độ:  Học sinh nghiêm túc nhận ra sai sót trong khi làm báo cáo và sửa chữa.  Nghiêm túc học tập, tuân thủ theo các bước làm văn bản hành chính công vụ.  Nghiêm túc, tự giác trong học tập bộ môn. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu, dụng cụ giảng dạy … 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào cần phải viết văn bản báo cáo? Hãy nêu một tình huống khác mà theo em, cần phải viết văn bản báo cáo. - HS trao đổi thảo luận, gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. - Các trường hợp cần viết: + Thông báo với các bạn tình hình của lớp + Viết văn bản gửi Ban giám hiệu về tình hình của lớp + Viết thư cho người thân về tình hình học tập của em - Một vài trường hợp khác như: + Báo cáo thi đua chào mừng ngày 20-11 + Báo cáo tổng kết năm học vừa qua + Báo cáo kết quả lao động ngày 27-7... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: - Gv cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu 1a,b. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Qua hai văn bản trên, hãy rút mục đích, nội dung của văn bản báo cáo để điền vào bảng sau : ? Từ việc phân tích hai văn bản trên, hãy rút ra mục đích, nội dung của văn bản báo cáo và điền vào bảng sau: - Đại diện một số cặp trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho hs hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu 1c, d. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Quan sát bảng và nhận xét về bố cục của văn bản báo cáo. ? Đọc phần lưu ý, phân tích yêu cầu và cách viết văn bản báo cáo. - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Tìm hiểu mục đích, nội dung, cách viết văn bản báo cáo a. Câu hỏi Trả lời Mục đích của hai văn bản - Vb 1: báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Vb 2: Báo cáo kết quả khuyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ. Tình huống viết văn bản báo cáo - Vb1: Lớp viết báo cáo lên nhà trường về những hoạt động hưởng ứng mà lớp 7B đã thực hiện. - Vb2: Lớp viết báo cáo về một số món quà của các bạn đã ủng hộ được. Nội dung của hai văn bản - Vb1: Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam đến BGH nhà trường, cụ thể là: học tập, kỷ luật, lao động, các hoạt động khác - Vb 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ của bạn học sinh vùng lũ đến tổng phụ trách. Cụ thể là: Quần áo, sách vở, tiền b. Mục đích vb báo cáo: Trình bày tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể. - Nội dung vb báo cáo: Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì ?.. c. Bố cục vb báo cáo: trình bày hợp lí, thứ tự sắp xếp các phần đúng theo yêu cầu của một bài báo cáo, nội dung các phần trong văn bản theo một trình mạch lạc, lõ ràng. d. Cách viết vb báo cáo: (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ. (2) Địa điểm và thời gian làm báo cáo. (3) Tên văn bản: Báo cáo về…. (4) Nơi nhận báo cáo. (5) Người (tổ chức) báo cáo. (6) Báo cáo về lí do, sự việc và các kết quả đã làm được. (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo. - GV cho hs hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu mục 2. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày. ? Kẻ bảng so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau: - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Ôn tập về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo - Mục đích : + Vb đề nghị : để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết. + Vb báo cáo : Trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay tập thể cho cấp trên biết. - Nội dung : + Vb đề nghị : Phải có mục chủ yếu : ai đề nghị, đề nghị ai… + Vb báo cáo : Nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. - Hình thức : + Vb hình thức: Trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn. + Vb báo cáo: Phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3a,b,c, d. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Kể bảng sau vào vở và điền các nội dung khái quát về văn biểu cảm. ? Điền nội dung khái quát các phần theo bố cục của văn biểu cảm. ? Yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận? ? Viết tiếp vào chỗ trống đặc điểm của văn bản nghị luận? - GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Ôn tập về văn biểu cảm và văn nghị luận a. Văn biểu cảm : + Mục đích : Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm… + Nội dung : Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. + Phương tiện : ngôn ngữ và hình cảnh thực tế. b. Bố cục của văn biểu cảm : + Mở bài : nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu. + Thân bài : Nêu cảm nghĩ về đối tượng. + Kết bài : Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng. c. Yếu tố đặc trưng văn bản nghị luận : + Luận điểm + Luận cứ + Phương pháp lập luận. d. Đặc điểm của văn bản nghị luận: + Văn bản nghị luận là kiểu văn bản có mục đích xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó + Văn bản nghị luận bao giờ cũng có đề tài nghị luận, luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận + Các phương pháp lập luận gồm: những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Viết một văn bản đề nghị gửi Ban giám hiệu nhà trường, kiến nghị bổ sung để kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp hs. ? Lập dàn ý cho đề văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Viết văn bản đề nghị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ....., ngày...tháng... năm 2017 GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường, trường THCS......... Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với nhà trường một việc như sau : Sau khi tham khảo xong kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7, chúng em thấy cần phải bổ sung thêm một vài hoạt động đã ngoại để chúng em có thể giải tỏa căng thẳng sau kì thi và được trải nghiệm thực tế để có nhiều kiến thức bổ ích hơn phục vụ cho việc học tập. Mong nhà trường chấp thuận đề nghị của chúng em. Thay mặt lớp 7C Kí tên 2. Dàn ý bài: “Tinh thần tự học...”: => https://tech12h.com/de-bai/thuc-hien-mot-trong-hai-yeu-cau-sau-day-sau-do-trao-doi-voi-ban-de-nhan-xet-danh-gia.html HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Nhân danh lớp trưởng lớp 7A, em hãy viết một văn bản báo cáo gửi ban giám hiệu nhà trường về việc một bạn trong lớp phải bỏ học (giả định) vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. 2. Bài văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” Dựa trên dàn bài mà em hoặc bạn đã lập trên lớp. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm trên sách báo hoặc In-ter-net 2-3 bài văn biểu cảm và 2-3 đoạn văn nghị luận. Ghi lại tên các văn bản đó và nêu vắn tắt nội dung. 2. Tìm hiểu thêm về các loại văn bản báo cáo. Ghi lại tên 2-3 văn bản 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, văn bản báo cáo, giáo án văn bản báo cáo vnen 7, giáo án vnen văn bản báo cáo

Giải bài tập những môn khác