Giáo án ngữ văn 7: Bài Đặc điểm của văn biểu cảm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm của văn biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn: ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Nắm được bố cục của bài văn biểu cảm. - Yêu cầu của việc biểu cảm. - Cách biểu cảm gián tiếp và trực tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm. - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức, thói quen tạo lập văn bản theo đúng quy trình. - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm. Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, phân tích, so sánh, đối chiếu, đàm thoại, thực hành có hướng dẫn cách xây dựng một văn bản cú tớnh biểu cảm ... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: (1) Thế nào là văn biểu cảm? (2) Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm? A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố tự sự, miêu tả. B. Không có lí lẽ, lập luận. C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. D. Cảm xúc qua miêu tả, biểu cảm, thường bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp. * Yêu cầu: Câu1: (7đ) Văn biểu cảm viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. - Tình cảm trong văn biểu cảm trong sáng, đẹp đẽ, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. - Có 2 cách biểu cảm: trực tiếp, gián tiếp. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Tiết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Vậy tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Nắm được đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp), thuyết trình Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được nhu cầu biểu cảm, khái niệm văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm. * Bước 1: GV Gọi HS đọc bài “Tấm gư¬¬ơng”/84 và trả lời câu hỏi: (1) Bài viết nói về phẩm chất gì của tấm gư¬¬ơng? (2) Bài viết “Tấm gương” muốn biểu đạt tình cảm gì ? (3) Để biểu đạt tình cảm đó tác giả của bài văn đã làm như thế nào? (cách biểu đạt) - HS dựa vào bài đọc để trả lời, GV chuẩn KT (1) Trung thực, khách quan. (2) Ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá. (3) Mư¬ợn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì tấm gương luôn luôn phản chiếu trung thực mọi vật xung quanh. Đây là hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng => gián tiếp ca ngợi người trung thực. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: (1) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Hãy xác định giới hạn từng phần ? (2) Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào ? (3) Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: MB giới thiệu khái quát phẩm chất của g¬¬ương. KB khẳng định lại phẩm chất đó. - GV đặt câu hỏi: Thân bài nêu những ý gì? Những ý này liên quan như thế nào đến chủ đề của văn bản ? - HS trả lời, GV chuẩn: Các đức tính của g¬¬ương -> Biểu d¬¬ương tính trung thực qua 2 ví dụ. + Mạc Đĩnh Chi -> đáng trọng. + Mạc Đĩnh Chi -> đáng trọng. nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật. =>Tập trung làm sáng tỏ chủ đề văn bản. - GV hỏi tiếp: Phần kết bài khẳng định điều gì ? ? Em có nhận xét gì về tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài? ( có rõ ràng không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của văn bản ?) - HS trả lời, GV chuẩn: Tình cảm đánh giá rõ ràng, chân thực không thể bác bỏ. Hình ảnh tấm g¬¬ương có sức khêu gợi nên giá trị của văn bản. - GV tiếp tục yêu cầu: Qua phân tích ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét về cách biểu đạt của bài văn “Tấm gương” ? và Bài văn biểu cảm có bố cục mấy phần ? * Bước 2: GV cho HS Đọc đoạn văn 2 /86. - GV đặt câu hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn: Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, thông cảm. - GV hỏi tiếp: Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?Vì sao ? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Trực tiếp dựa vào dấu hiệu: tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm (câu hỏi tu từ). - GV yêu cầu: Qua những tìm hiểu ví dụ khi biểu cảm cần phải có tình cảm như thế nào ? - HS nêu dựa vào mục ghi nhớ. - 1 HS Đọc ghi nhớ chấm 4/86. - GV yêu cầu HS Quan sát lại 2 ví dụ trên và xác định nội dung biểu đạt và phương thức biểu đạt tình cảm của mỗi đoạn. - GV Chốt lại toàn bộ ghi nhớ: + Mỗi bài văn biểu cẩm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu. + Tình cảm phải rõ ràng, trong sáng. I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Phân tích ngữ liệu a. Ngữ liệu 1. - Nội dung biểu đạt: Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh dối trá - Cách biểu đạt: M¬ượn hình ảnh tấm gương để gián tiếp để ca ngợi những con người trung thực. - Bài văn gồm: 3 phần: + MB: Giới thiệu khái quát phẩm chất của tấm gư¬ơng (nêu cảm xúc ban đầu về tấm gương). + TB: Nói về đức tính của tấm gương, đ¬ưa 2 ví dụ cụ thể. + KB: Khẳng định cảm xúc, nâng lên bài học tư¬ t¬ưởng. => Tình cảm: chân thực, rõ ràng, trong sáng. => Cách biểu đạt: biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu, mượn hình ảnh, đồ vật (tấm gương) để thể hiện tình cảm 1 cách chân thành, gợi cảm xúc. - Bố cục: 3 phần. b. Ngữ liệu 2 ( Ví dụ 2: Sgk/86) - Nội dung biểu đạt: Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm. - Cách biểu đạt: trực tiếp qua lời than câu hỏi biểu cảm (câu hỏi tu từ). => Khi biểu cảm, tình cảm phải rõ ràng, chân thực, trong sáng. 2. Ghi nhớ : Sgk/86 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Thảo luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - Cho HS đọc bài văn “Hoa học trò” và trả lời câu hỏi: (1) Bài văn nhằm thể hiện tình cảm gì? (2) Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm ấy? (Chủ yếu miêu tả hoa hay nhằm mục đích gì?) -> Mục đích: Tác giả không tả hoa phượng như một loài hoa nở vào mùa hè mà chỉ mượn hoa phượng để nói đến những cuộc chia li. (3) Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? -> Vì nhà thơ Xuân Diệu đã biến hoa phượng - một loại hoa nở rộ vào kết thúc năm học - thành biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với học trò. (4) Theo em bài văn biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao? ? Hãy xác định mạch ý của bài văn? -> Gợi ý: Câu “Phượng cứ nở, phượng cứ rơi” biểu hiện cảm xúc gì? “sắc hoa phượng nhiều lần ở trong hồn” là sắc gì? Câu “phượng xui ta nhớ cái gì đâu?” có phải thể hiện cảm xúc bối rối thẫn thờ không? (5) Đoạn thứ hai thể hiện cảm xúc gì? Có phải là cảm xúc trống trải không? Đoạn 3 có phải thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút hờn dỗi không? (-> GV Giảng: Đoạn văn thể hiện một trạng thái tình cảm hụt hẫng, bâng khuâng khi phải xa trường xa bạn. Hoa phượng thể hiện khát vọng sống hoà nhập với bạn bè, thoát khỏi sự cô đơn trống vắng.) (6) Bố cục bài văn trên được tổ chức theo trình tự nào? -> Được tổ chức theo mạch tình cảm, suy nghĩ. - HS tự trình bày, GV nhận xét chuẩn KT theo từng phần II. Luyện tập Bài văn: “Hoa học trò”. - Bài viết bộc lộ nỗi buồn nhớ, trống trải khi xa trường, xa bạn. - Mượn hoa phượng để nói về những cuộc chi tay của học trò. - Biểu cảm gián tiếp qua biểu tượng hoa phượng – hoa học trò. - Mạch ý của bài văn: phượng nở … phượng rơi. -> Phượng nhớ: người sắp xa, một trưa hè, một thành xưa -> Phượng khóc, mơ, nhớ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. GV cho HS Thảo luận theo nhóm -> cử đại diện báo cáo, trình bày, nhóm khác nhận xét. ( Tài liệu tham khảo: Bài 3 SBT-53) Ghi lại nguyên văn bài ca dao Công cha như núi ngất trời và cho biết: a. Bài ca dao biểu lộ tình cảm gì? Tình cảm đó được diễn tả bằng những hình ảnh nào? Nhận xét cách dùng hình ảnh đó? b. Từ đây, em rút ra điều gì về cách chọn hình ảnh, sự việc để biểu lộ gián tiếp cảm xúc? Gợi ý: Chú ý mối quan hệ giữa tình cảm, cảm xúc cần biểu đạt với hình ảnh, sự việc, được kiếm tìm theo cách hồi tưởng, liên tưởng tương đồng hoặc tương phản. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Dự án. GV chọn ngẫu nhiên sau đó đưa ra một số đoạn văn mẫu từ tiết trước của học sinh (treo bảng phụ). - Yêu cầu HS khác nhận xét theo yêu cầu: Bài viết biểu lộ cảm xúc bằng những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, cách đặt câu như thế nào? - Đại diện các nhóm báo cáo, GV đưa ra nhận xét. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Học bài cũ - Nắm kĩ đặc điểm của văn biểu cảm. - Hoàn thành bài luyện tập. * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Đề văn và cách làm bài văn biểu cảm.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Đặc điểm của văn biểu cảm, giáo án chi tiết bài Đặc điểm của văn biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đặc điểm của văn biểu cảm, giáo án 5 bước bài Đặc điểm của văn biểu cảm

Giải bài tập những môn khác