Giáo án ngữ văn 7: Bài Ôn tập Tập làm văn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập Tập làm văn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng kiểu văn bản. 2. Kĩ năng - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc, hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, về quá trình tạo lập văn bản. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức ôn luyện, tích hợp kiến thức 3 phần. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Chấm bài. + Liệt kê những lỗi của học sinh. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học, phương pháp làm bài nghị luận. + Lập dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cá nhân lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các bài viết của học sinh để rút ra bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. + Động não: Suy nghĩ, phân tích bài viết của học sinh để rút ra những bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (1’): 3. Bài mới (39’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức về văn biểu cảm A. Văn biểu cảm G H ? Kể tên những văn bản biểu cảm đã học trong chương trình Ngữ văn 7? G H ? Chọn trong các bài văn đó có một bài mà em thích, và cho biết và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. 1. Đặc điểm của văn bản biểu cảm + Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. + Có thể biểu cảm trực tiếp những cảm xúc hoặc gián tiếp qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ. G Phân tích 1 ví dụ để HS nắm rõ: G H ? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong văn bản biểu cảm? - Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân của tôi”. - Ví dụ: Cổng trường mở ra, Ca Huế ... 2. Vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm G H Thảo luận 2’, đại diện báo cáo. G H ? Các biện pháp tu từ nào được thể hiện trong văn biểu cảm? Trình bày. 3. Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm - Sử dụng biện pháp biểu cảm phổ biến các biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ... 4. Kẻ bảng Nội dung biểu cảm - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, đánh giá, nhận xét của người viết. Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết Phương tiện biểu cảm - Câu cảm, so sánh, tương phản, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, trực tiếp bộc lộ tư tưởng, cảm xúc… G H G Hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu 1 (nhóm 2) Nội dung biểu cảm Mục đích biểu cảm Phương tiện biểu cảm Phiếu 2 (nhóm 3) Bố cục của bài văn biểu cảm I. Mở bài II. Thân bài III. Kết bài Thảo luận nhóm, Nhóm 2, 3 trình bày phần chuẩn bị ở nhà, đại diện báo cáo. Chiếu đáp án S7, S8 Nội dung biểu cảm - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, đánh giá, nhận xét của người viết. Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết Phương tiện biểu cảm - Câu cảm, so sánh, tương phản, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, trực tiếp bộc lộ tư tưởng, cảm xúc… Bố cục của bài văn biểu cảm I. Mở bài - Giới thiệu đối tượng biểu cảm - Nêu cảm xúc, tâm trạng, đánh giá khái quát về đối tượng. II. Thân bài Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng gắn với những đặc điểm nổi bật của đối tượng III. Kết bài Khái quát lại tâm tư, tình cảm với đối tượng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức về văn nghị luận B. VĂN NGHỊ LUẬN G ? Kể tên các văn bản nghị luận đã học? H H G H Nhóm chuẩn bị báo cáo sơ đồ tư duy về văn nghị luận, đặc điểm và các dạng văn nghị luận. Các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh. ? Trong bài văn nghị luận, phải có 3 yếu tố cơ bản nào? - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhât các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. - Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luận: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. => Trong 3 yếu tố trên, yếu tố luận điểm là chủ yếu. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p G H G H G G H G GV yêu cầu HS chọn vb Ca Huế trên sông Hư¬ơng và phân tích các yếu tố miêu tả và tự sự trong vb đó. Thảo luận nhóm và phát biểu. - GV yêu cầu HS chọn một đoạn văn trong vb Ca Huế trên sông Hư¬ơng và phân tích tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong đoạn văn ấy. - HS chọn và nêu tác dụng – GV khái quát. - GV yêu cầu HS xác định luận điểm chính trong vb “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. - GV yêu cầu HS đọc câu 6 (SGK-140) và xác định nhiệm vụ của chứng minh và giải thích qua 2 đề văn đó. - HS đọc và thảo luận nhóm để xác định. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. III. Luyện tập Bài 1: Phân tích các yếu tố miêu tả và tự sự trong vb biểu cảm Ca Huế trên sông Hương - Yếu tố miêu tả: + Miêu tả theo trình tự thời gian (đêm trăng lên  trăng lên  khuya) + từ ngữ gợi tả, gợi cảm  khung cảnh thiên nhiên đẹp, lung linh, huyền ảo, thơ mộng, êm đềm . + Miêu tả chi tiết, cụ thể  Làm nổi bật hình ảnh chiếc thuyền rồng đẹp, trang trí lộng lẫy.  Giúp ng¬ười đọc cảm nhận được hình ảnh của các ca công trẻ, đẹp, lịch sự, duyên dáng mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc; nhạc công với ngón đàn chau chuốt, điêu luyện, tài ba. - Yếu tố tự sự: kể lại việc tác giả nghe ca Huế trên sông Hư¬ơng từ lúc đêm đã về khuya và lúc trăng lên cao nhằm thể hiện tình yêu ca Huế tha thiết, niềm xúc động của tg về nét đẹp văn hóa truyền thống này. Bài 2: Tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong đoạn văn biểu cảm. + Mỗi câu hò Huế dù ngắn trọn vẹn (SGK) + Náo nức, nồng hậu tình ng¬ời. + Lữ khách giang hồ với hồn thơ + Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.  Tg yêu say mê những làn điệu ca Huế, hiểu biết sâu sắc, cảm nhận tinh tế, biết th-ưởng thức nét đẹp của VH truyền thống của dân tộc. Vừa tinh tế đắm say khi miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca; vừa suy ngẫm, nhận diện tên tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế; vừa thể hiện niềm trân trọng tự hào ngưỡng mộ nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của ngư¬ời dân xứ Huế. Bài 3: Xác định luận điểm chính trong vb “Đức tính giản dị của Bác Hồ”: - Điều quan trọng ... của Hồ chủ tịch. - Con ngư¬ời Bác, đời sống của Bác... chúng ta đều biết. - Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi ng¬ời ... trong lời nói và bài viết. Bài 4: Xác định nhiệm vụ của chứng minh và giải thích. - Giải thích: + Giảng giải, phân tích để làm rõ những điều ch¬a biết -> hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề. + Chủ yếu dùng lý lẽ (nêu đ/nghĩa kể các biểu hiện, so sánh đối chiếu…) - Chứng minh: + Dùng lý lẽ, bằng chứng xác thực đã được thừa nhận làm sáng tỏ vđề. + Dùng d/chứng -> lựa chọn, thẩm tra, phân tích dẫn chứng mới có sức thuyết phục. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Học bài cũ - Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn biểu cảm. - Tiếp tục ôn tập về văn nghị luận. - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết một bài văn nghị luận theo đè bài phần đề văn tham khảo (SGK-140, 141) * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: " Ôn tập phần Tiếng Việt " ( tiếp theo ) theo hệ thống câu hỏi sau: ? Em hãy kể tên các phép biến đổi câu đã học? ? Có những cách thêm, bớt thành phần câu nào? ? Thế nào là rút gọn câu? Có thể rút gọn những thành phần nào trong câu? ? Khi dùng câu rút gọn cần chú ý điều gì? ? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? ? Có thể mở rộng câu bằng cách nào? ? Em hãy cho VD minh hoạ. ? Để chuyển đổi kiểu câu, ta thường dùng những cách nào? ? Câu chủ động là câu như thế nào? ? Câu bị động là câu như thế nào? ? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? ? Hãy lấy VD minh hoạ. ? Trong chương trình lớp 7 em đã học những phép tu từ cú pháp nào? Kể tên? ? Điệp ngữ là gì? Liệt kê là gì ?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập Tập làm văn, giáo án chi tiết bài Ôn tập Tập làm văn, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập Tập làm văn, giáo án 5 bước bài Ôn tập Tập làm văn, giáo án 5 hoạt động Ôn tập Tập làm văn

Giải bài tập những môn khác