Giáo án ngữ văn 7: Bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận. - Nắm được các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. - So sánh để tìm sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Phân tích được một đề văn nghị luận và vận dụng tìm ý đề văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. 4. Thái độ Có ý thức viết văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Thế nào là văn bản nghị luận? Trong những văn bản sau, theo em văn bản nào là văn bản nghị luận? Nêu những đặc điểm của văn nghị luận ? Và mối quan hệ giữa chúng? Yêu cầu : - Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. Câu 2: -Luận đểm:Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn. -Luận cứ: là lí lẽ và dẫn chứng. -Lập luận:- Cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ. *Yêu cầu: chặt chẽ, rõ ràng, hợp lí mới thuyết phục. * Mối quan hệ: Có lập luận chặt chẽ , hợp lí thì luận cứ mới là cơ sở vững chắc cho luận điểm và luận điểm mới được sáng tỏ, đáng tin cậy  Lập luận có mặt trong cả văn bản  gắn kết luận điểm với luận cứ  Tạo ra sức thuyết phục cho VB. Lưu ý : GV có thể cho HS tự đánh giá bản thân, cho HS khác đánh giá -> Gv đưa ra kết luận và cho điểm. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm… trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề và yêu cầu của đề. Văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên, đề văn nghị luận, yêu cầu của bài văn nghị luận vẫn có những đặc điểm riêng. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn nghị luận. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận 1. Phân tích ngữ liệu - GV: Khái quát: Các đề văn nghị luận ở THCS trước đây thường có mệnh lệnh: Hãy chứng minh, giải thích, phân tích, hạn chế HS làm bài theo một phương thức lập luận. Đề văn nghị luận 7 có gì khác => phân tích. * Chiếu 9 đề văn lên bảng phụ để HS quan sát. - GV: Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Vì sao? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Được. Vì : mỗi đề bài trên đều nêu lên vấn đề để bàn bạc, xem xét. - GV: Dùng các vấn đề đó để làm đề bài cho bài văn sắp viết được không? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Được vì thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. - GV: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận ? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra một khái niệm hay một vấn đề đòi hỏi người viết phải giải quyết. - GV: Để giải quyết các đề bài trên, người viết phải làm cách nào? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Chỉ dùng cách phân tích, giải thích, chứng minh tức là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải quyết vấn đề -> bày tỏ ý kiến của mình. a. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. * Đề bài: SGK / 21. * Nhận xét: - Nội dung : + Nêu 1 vấn đề đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình. + Vấn đề mang ra mang tính chất xã hội. Yêu cầu HS xác định tính chất các đề bằng cách hoàn thành bảng sau: TÍNH CHẤT CỦA ĐỀ (S4) Giải thích, ca ngợi Khuyên nhủ Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề Bàn luận Đưa ra ý kiến. * Công bố đáp án (S5) TÍNH CHẤT CỦA ĐỀ (S4) Giải thích, ca ngợi Khuyên nhủ Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề Bàn luận 1, 2 3, 4 7, 8 5, 6 G - GV: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? Xác định phương hướng làm bài phù hợp. - Tính chất của đề: + Giải thích, ca ngợi + Khuyên nhủ, phân tích + Suy nghĩ, bàn luận + Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề => Xác định phương hướng làm bài. Bài tập nhanh - GV: Phân tích đề 1 và đề 10? Đề 1 Đề 10 - Vấn đề để bàn bạc: lối sống giản dị của Bác Hồ. - Đòi hỏi người viết: giải thích rõ lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào. - Tính chất: + Ca ngợi lối sống ấy. + Khuyên nhủ mọi người noi theo lối sống giản dị ấy. - Vấn đề: cách ứng xử trong cuộc sống chứa trong câu tục ngữ. - Đòi hỏi người viết: tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề để nêu ra một cách ứng xử có văn hóa cao thượng. - Tính chất: lời khuyên nhủ, phân tích, giải thích, ca ngợi, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác… -> Có ý nghĩa định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết một thái độ, giọng điệu. Đưa ra phương án trả lời. - GV: Giới thiệu phiếu học tập dùng cho toàn bài. Ở mỗi đơn vị kiến thức, GV hướng dẫn HS làm tìm hiểu, phần luyện tập HS sẽ tự hoàn thiện phiếu. b. Tìm hiểu đề văn nghị luận * Gợi ý HS hoàn thành phiếu: Nội dung Yêu cầu Đề : Chớ nên tự phụ Đề: Sách là người bạn lớn của mỗi người Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: - Đối tượng nghị luận: - Phạm vi nghị luận: - Tính chất nghị luận: Tìm ý a. Luận điểm Luận điểm chính Luận điểm phụ b. Luận cứ Lý lẽ Dẫn chứng c. Lập luận - GV: Đề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Không nên tự phụ, tự cao. Thói tự phụ của mọi người, mọi lứa tuổi trong cuộc sống. - GV: Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? Khẳng định => đây là ý kiến đúng. - GV: Đề đòi hỏi người viết phải làm gì? Phê phán tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người phải biết khiêm tốn học hỏi. Đưa ra đáp án: Nội dung Yêu cầu Đề : Chớ nên tự phụ Đề: Sách là người bạn lớn của mỗi người Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: - Không nên tự phụ. - Đối tượng nghị luận: - Thói tự phụ -> thói xấu trong tính cách con người - Phạm vi nghị luận: tính cách của mọi người. - Tính chất nghị luận: phê phán tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người. Tìm ý a. Luận điểm Luận điểm chính Luận điểm phụ b. Luận cứ Lý lẽ Dẫn chứng c. Lập luận - GV: Từ việc tìm hiểu đề bài trên, em thấy trước khi viết bài văn nghị luận cần phải làm gì? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức + Xác định đúng vấn đề, phạm vi nghị luận + Xây dựng đúng tính chất đề để lựa chọn cách viết. Đọc ghi nhớ. => Tìm hiểu đề; + Xác định đúng vấn đề, phạm vi nghị luận + Xây dựng đúng tính chất đề để lựa chọn cách viết. 2.2. Ghi nhớ ( SGK- 23) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập ý cho bài văn nghị luận. II. Lập ý cho bài văn nghị luận - GV: Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận ? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Luận điểm, luận cứ và lập luận. 1. Phân tích ngữ liệu Đề bài: Chớ nên tự phụ. * Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) hoàn thành phiếu học tập. Nội dung Yêu cầu Đề : Chớ nên tự phụ Đề: Sách là người bạn lớn của mỗi người Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: - Không nên tự phụ. - Đối tượng nghị luận: - Thói tự phụ -> thói xấu trong tính cách con người - Phạm vi nghị luận: tính cách của mọi người. - Tính chất nghị luận: phê phán tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người. Tìm ý Luận điểm Luận điểm chính Luận điểm phụ Luận cứ Lý lẽ Dẫn chứng Lập luận - GV: lưu ý HS thảo luận hoàn thành đề: Chớ nên tự phụ, đề còn lại là phần luyện tập. - GV: đưa ra gợi ý: Nhóm 1: Tìm hiểu luận điểm. Nhóm 2: Tìm hiểu lý lẽ. Nhóm 3: Tìm hiểu dẫn chứng. - GV đặt câu hỏi: + Xác định luận điểm chính trong đề? + Tìm luận điểm phụ gần với luận điểm chính? + Để làm sáng tỏ luận điểm trên em hãy tìm các luận cứ ( lý lẽ và dẫn chứng) để thuyết phục mọi người. + Hãy tìm những dẫn chứng trong học tập, cuộc sống hàng ngày để minh họa. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Nhóm khác bổ sung. - GV: chiếu đáp án, HS chỉnh sửa, lưu làm tài liệu học tập. - GV: đưa ra đáp án: Nội dung Yêu cầu Đề : Chớ nên tự phụ Đề: Sách là người bạn lớn của mỗi người Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: - Không nên tự phụ. - Đối tượng nghị luận: - Thói tự phụ -> thói xấu trong tính cách con người - Phạm vi nghị luận: tính cách của mọi người. - Tính chất nghị luận: phê phán tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người. Tìm ý Luận điểm Luận điểm chính Tự phụ là một thói xấu của con người. Luận điểm phụ + Tự phụ làm cho con người kiêu ngạo. + Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác -> bị xa lánh. + Tự phụ làm cho con người bằng lòng với mình -> không tiến bộ được. Luận cứ Lý lẽ Tự phụ là đánh giá cao bản thân, coi thường người khác. - Tự phụ là bằng lòng với bản thân. - Tự phụ khiến mọi người xa lánh có thể dẫn đến thất bại Dẫn chứng - HS có tính tự phụ -> kết quả học tập sút kém. - Người công nhân có tính tự phụ -> không nâng cao tay nghề, năng suất lao động thấp. - Vị giám đốc có tính tự phụ tự cho mình là giỏi mà không chịu học hỏi-> doanh nghiệp kém phát triển. Lập luận Trình tự: - Em hiểu thế nào là tự phụ? - Biểu hiện cụ thể? - Tác hại - Liên hệ với đời sống - Khẳng định: Tự phụ là thói xấu cần phải tránh - GV: Chốt kiến thức, gọi HS đọc ghi nhớ (SGK- 23) 2. Ghi nhớ ( SGK-23) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8’) - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp, kĩ thuật : Thảo luận, hoạt độn nhóm, trò chơi - Thời gian : 8’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đề “ Sách là người bạn lớn của con người. - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức - GV: Yêu cầu HS tự hoàn thiện phiếu học tập cho trước. Đề văn: Sách là người bạn lớn của con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) - GV: Đọc văn bản Học thầy, học bạn trong phần Đọc thêm và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản? * Đưa ra đáp án (S9) Nội dung Yêu cầu Đề : Chớ nên tự phụ Đề: Sách là người bạn lớn của mỗi người Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: - Không nên tự phụ. Sách - người bạn lớn của con người. - Đối tượng nghị luận: - Thói tự phụ -> thói xấu trong tính cách con người Vai trò của sách. - Phạm vi nghị luận: tính cách của mọi người. - Giới thiệu vai trò của sách trong đời sống -> nét tích cực. - Tính chất nghị luận: phê phán tính tự phụ, khuyên nhủ mọi người. Khẳng định, khuyên nhủ. Tìm ý Luận điểm Luận điểm chính Tự phụ là một thói xấu của con người. Sách - người bạn lớn của con người. Luận điểm phụ + Tự phụ làm cho con người kiêu ngạo. + Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác -> bị xa lánh. + Tự phụ làm cho con người bằng lòng với mình -> không tiến bộ được. - Sách cung cấp cho ta những gì? - Cách đọc sách: chọn sách để đọc như thế nào? Luận cứ Lý lẽ Tự phụ là đánh giá cao bản thân, coi thường người khác. - Tự phụ là bằng lòng với bản thân. - Tự phụ khiến mọi người xa lánh có thể dẫn đến thất bại ? Tại sao sách được coi là người bạn lớn ? - Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết, tìm hiểu thế giới, hiểu sâu sắc về xã hội. - Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn. - Sách là con đường quan trọng của học vấn. - Sách là cột mốc để đánh dấu sự tiến hoá của loại người. - Giúp ta thư giãn, giải trí. * Nếu không có sách: - Xoá bỏ mọi thành quả của nhân loại trong quá khứ, hiện tại, tương lai. - Con người trở về điểm xuất phát ban đầu; u tối, mê muội, lạc hậu, lạnh lẽo, khô cứng, vô hồn. * Phải biết chọn sách để đọc -> sách mới là người bạn lớn. * Thái độ đối với sách: nâng niu, tôn trọng, yêu quí, giữ gìn, Dẫn chứng - HS có tính tự phụ -> kết quả học tập sút kém. - Người công nhân có tính tự phụ -> không nâng cao tay nghề, năng suất lao động thấp. - Vị giám đốc có tính tự phụ tự cho mình là giỏi mà không chịu học hỏi-> doanh nghiệp kém phát triển. - Sách cung cấp kiến thức về các lĩnh vực: văn học, toàn học. - Biết lịch sử, văn hóa của mỗi vùng miền. Lập luận Trình tự: - Em hiểu thế nào là tự phụ? - Biểu hiện cụ thể? - Tác hại - Liên hệ với đời sống - Khẳng định: Tự phụ là thói xấu cần phải tránh - Nêu vấn đề -> nêu luận điểm -> luận cứ làm sáng tỏ luận điểm -> khẳng định lại luận điểm -> lời kêu gọi, nhắc nhở mọi người đọc sách, yêu quí sách. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) Lưu ý HS: - Bài văn nghị luận bị coi là xa đề, lạc đề khi: + Người viết không hiểu đề bài, xác định không đúng, không trúng luận đề, xác định sai lạc luận điểm so với luận đề. + Muốn tránh được sai phạm đó, cần tìm hiểu đề bài kĩ càng trước khi viết, đặc biệt cần nhất là xác định chính xác luận đề và các luận điểm quan trọng nhất. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Đọc văn bản và xác định luận điểm chính của một văn bản nghị luận cụ thể. - Thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập. - Làm bài tập 1, 2, 3 / SBT / 15 - 16. * Đối với bài mới: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ? Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ? ? Luận điểm chính của bài ? ? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong bài 1.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, giáo án chi tiết bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Rằm tháng giêng, giáo án 5 bước bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Giải bài tập những môn khác