Giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện tập tạo lập trong văn bản
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập tạo lập trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Biết tạo lập văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của HS.
2. Kĩ năng
Tạo lập được văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức, thói quen tạo lập văn bản theo đúng quy trình.
- Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn.
4. Năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Năng lực chuyên biệt: Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản. Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Ôn, luyện, thực hành, gợi mở, tích hợp, thực hành có hướng dẫn cách tạo lập một văn bản chính xác.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
2. Chuẩn bị của Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV nêu câu hỏi: Nhắc lại 4 bước trong quá trình tạo lập văn bản?
- HS lên bảng trả bài
Yêu cầu:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- GV dẫn dắt vào bài: Ở bài học trước, chúng ta đã được học các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản nhằm giúp chúng ta tạo lập được văn bản tốt hơn. Vậy để tạo lập được một văn bản phải trải qua những bước nào? Đây cũng chính là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
+ Học sinh xác lập được các bước tạo lập văn bản với một đề bài cụ thể
+ Rèn kỹ năng làm việc cá nhân.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
- GV Gọi 1 HS nhắc lại các bước tạo lập văn bản:
- HS suy nghĩ trả lời I. Ôn lại kiến thức cũ
Các bước tạo lập văn bản.
- Định hướng chính xác.
- Tìm ý, sắp xếp ý bố cục rành mạch.
- Diễn đạt các ý thành câu, đoạn.
- Kiểm tra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành tạo lập văn bản.
* Bước 1: GV Chép đề bài lên bảng.
- GV đặt câu hỏi: Để thực hiện được yêu cầu của đề bài và tạo lập được một văn bản cần phải làm gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Thực hiện 4 bước.
- GV hỏi tiếp: Thực hiện bước thứ nhất định hướng văn bản cần phải làm gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Dựa vào sự chuẩn bị tìm hiểu đề
(Định hướng văn bản)
+Viết cho ai
+Viết để làm gì?
+Viết cái gì? (chọn 1 nét)
+ Viết như thế nào?
- GV liên hệ: Em sẽ viết phần mở đầu bức thư như thế nào cho tự nhiên, không gượng gạo, khô khan?
- HS Có thể chọn 1 trong các lí do ở mục I2 (d) /59
* Bước 2: GV hỏi tiếp: Văn bản có bố cục như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Văn bản là 1 bức thư, khi viết em phải trình bày bức thư ấy theo các phần dựa vào bố cục 1 bức thư.
- GV hỏi : Em sẽ viết những gì trong phần đầu của bức thư ?
Trả lời (như ghi bảng)
- GV tiếp tục hỏi: Nội dung chính của bức thư cần viết những gì ? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước Việt Nam thì nên chọn những cảnh nào tiêu biểu?
- HS Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà để PBYK
- GV Chốt ghi bảng
- GV hỏi: Em sẽ kết thúc bức thư như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT và ghi bảng
- GV Yêu cầu HS đọc bài tham khảo và
(1) Cho HS viết phần đầu thư, chính thư, cuối thư.
(2) Chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm viết 1 đoạn văn vào phiếu học tập.
- HS Hoàn thành phiếu học tập nộp đúng quy định.
Thu 10 phiếu, cho HS quan sát 6 phiếu của 3 nhóm -> tự cho điểm.
- GV Nhận xét cách viết, HS rút kinh nghiệm.
- Bước 3: GV nêu câu hỏi: Sau khi viết xong bức thư em phải làm gì ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Kiểm tra (Nhiệm vụ: Kiểm tra việc thực hiện các bước 1,2,3 và sửa chữa sai sót, bổ sung các ý còn thiếu).
(Tham khảo:
a.Viết phần đầu thư.
Việt Nam, ngày…..
Bạn Mi Sa thân mến!
Mình rất vui và hạnh phúc khi nhận được thư và nghe bạn kể về đất nước của bạn…..
b. Viết phần chính bức thư .
Mình có thể tưởng tượng ra đất nước của bạn là một vùng thảo nguyên bao la với cánh đồng cỏ xanh ngắt và trên cái không gian mênh mông trải dài như vô tận đó là những bông hoa đua nhau khoe sắc. Cạnh đấy là những con suối …..
c. Viết phần cuối bức thư .
Mi Sa thân mến! Mình sẽ nói lời tạm biệt với bạn nhưng mình rất mong bạn hãy tưởng tượng ra đất nước Việt Nam với 4 mùa cây lá tốt tươi, với vẻ đẹp của những thắng cảnh đã làm nức lòng bao khách du lịch. Mình cũng mong muốn bạn hãy đến với Việt Nam, nơi đó chính là Tổ quốc yêu dấu của mình.) II. Thực hành tạo lập VB:
Viết thư cho 1 người bạn để người bạn hiểu về đất nước mình.
Bước 1: Định hướng văn bản
- Đối tượng tiếp nhận văn bản: một người bạn ở nước ngoài .
- Mục đích ở văn bản: Giới thiệu để bạn hiểu hơn về đất nước mình.
- Nội dung viết:
+ Truyền thống lịch sủ, phong tục tập quán, nét đặc sắc về văn hoá; cảnh đẹp thiên nhiên
- Cách viết:
+ Hình thức: 1 bức thư
+ PTBĐ: Biểu cảm + tự sự + miêu tả + thuyết minh.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Đầu thư:
- Địa điểm ...ngày tháng... năm ...
- Chọn cách xưng hô phù hợp
- Nêu lí do viết thư.
b. Nội dung thư :
- Lời hỏi thăm về bạn, đất nước bạn.
- Giới thiệu với bạn về cảnh đẹp đất nước mình:
+ Đó là những cảnh đẹp nào? (Hạ Long) ở đâu? (Quảng Ninh)
+ Những cảnh đẹp đó có những nét đặc sắc nào?
+ Giá trị của những cảnh đẹp đó?
- Kết hợp: miêu tả + biểu cảm
c. Cuối bức thư :
- Gửi lời chào, lời chúc, lời hứa.
- Gợi lí do để bạn nhớ đến nước mình. Mời bạn đến thăm nước mình.
Bước 3: Tạo lập văn bản
a.Viết phần đầu thư
b. Viết phần chính bức thư
c. Viết phần cuối bức thư
Bước 4: Kiểm tra
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp : Thảo luận, hoạt độn nhóm, trò chơi
Cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức
1. Quá trình tạo lập văn bản được tiến hành như thế nào?
A. Định hướng chính xác, đối tượng, mục tiêu, nội dung, cách viết
B. Tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên
C. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết với nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Có thể lược bớt bước định hướng văn bản: văn bản viết nói cho ai, về điều gì, để làm gì, và như thế nào được không?
A. Có
B. Không
(→ Bước định hướng văn bản vô cùng quan trọng, vì thế không thể lược bớt bước này.)
Câu 3. Nếu thay mặt En-ri-cô viết về một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận, bởi đã trót những lời nói thiếu lễ độ với mẹ, bước định hướng chính xác đề này?
A. Vào vai En-ri-cô, viết thư cho bố, để xin lỗi mẹ vì đã thiếu lễ độ, viết theo hình thức một bức thư
B. Vào vai En-ri-cô viết thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ, viết theo hình thức bức thư
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng phép lập luận giải thích
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
GV cho đề tài: Hãy hoá thân thành En-ri-cô để viết về một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận, bởi đã trót những lời nói thiếu lễ độ với mẹ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
GV giao học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
* Học bài cũ
- Học, nắm chắc 4 bước tạo lập văn bản.Vận dụng nâng cao năng lực tạo lập văn bản.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
* Chuẩn bị bài mới
Soạn bài: “Sông núi nước Nam.” Và trả lời trước một số câu hỏi
(1) Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
(2) Giải thích các từ Hán Việt trong bài thơ?
(3) Tại sao Sông núi nước Nam được coi là một bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện tập tạo lập trong văn bản, giáo án chi tiết bài Luyện tập tạo lập trong văn bản, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập tạo lập trong văn bản