Giáo án ngữ văn 7: Bài Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN NÓI : VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm. - Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. 2. Kĩ năng - Rèn cho các em kỹ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người. - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực giao tiếp: trình bày những cách biểu cảm, cách tìm ý, lập dàn ý của bản thân trong quá trình trình bày văn nói biểu cảm. - Năng lực ra quyết định: mạnh dạn lựa chọn những cách biểu cảm đã học để trình bày văn nói biểu cảm. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức vận dụng thực hành, chuẩn bị bài chu đáo cho tiết luyện nói II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Em hãy nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm? * Yêu cầu: Mỗi ý trả lời đúng được 2.5 điểm. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 1. Liên hệ hiện tại với tương lai. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước. 4. Quan sát và suy ngẫm. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh h­íng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút - GV: Chiếu cho học sinh video Giáo dục kĩ sống chuyên đề Lòng biết ơn cha mẹ của Thầy Nguyễn Thành Nhân Sau đó hỏi học sinh cảm xúc của em khi nghe thầy Nhân nói -Gv dẫn dắt: Để khơi gợi được sự xúc động trong các em, thầy Nhân đã có cách nói rất truyền cảm, sâu sắc. Làm được như vậy, ngoài năng khiếu ra thì thầy đã phải rèn luyện kĩ năng diễn đạt/ nói trước đám đông rất nhiều. Các em ngồi ở đây, sau này chắc chắn sẽ có người làm giáo viên, bác sĩ, ca sĩ, dẫn chương trình, thậm chí làm Thủ tưởng, làm Chủ tịch nước...vậy thì việc đầu tiên mà các em cần phải làm là luyện nói thật trôi chảy, rõ ràng và hấp dẫn. Bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người sẽ giúp các em có kĩ năng này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người - Ph­¬ng ph¸p:VÊn ®¸p, thuyÕt tr×nh - KÜ thuËt: §éng n·o, hái, phñ bµn. - Thời gian: 5 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức I. Lý thuyết - GV: Khái niệm biểu cảm? - Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con ng¬ười đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi ng¬ười đọc. - GV: Hãy nêu cách cách biểu cảm đã học? - HS: Trình bày. - Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ đối với sự vật, con người. - Có hai cách biểu cảm: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 20 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - GV: Hướng dẫn học sinh xác định lại yêu cầu của đề và xây dựng dàn ý sơ lược trước khi luyện nói. - GV: Treo bảng phụ có 4 đề bài, gọi hs đọc. - GV: Yêu cầu làm đề 1. - GV: Xác định yêu cầu của mỗi đề? - HS: Làm việc cá nhân, trình bày. - GV: Lưu ý: + Luyện nói trước lớp là luyện văn nói, yêu cầu câu văn không quá dài, nội dung không quá nhiều chi tiết, chỉ cần chọn những chi tiết quan trọng, gợi cảm nhất. + Văn biểu cảm về sự vật con người đòi hỏi phải chú ý đến sự vật, con người một cách đầy đủ, phải có sự vật, con người làm nền cho cảm xúc, suy nghĩ của mình. + Phải chú ý đến yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm. + Tập vận dụng những hình thức biểu cảm như so sánh, lối trùng điệp, hình thức cảm thán. - GV: Giới thiệu với HS các đề văn biểu cảm trong SGK. - GV: GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài GV đã cho chuẩn bị. Chia HS theo nhóm tổ thảo luận, thống nhất dàn bài. Thảo luận, đại diện các nhóm trình bày dàn bài để thống nhất một dàn bài hoàn chỉnh, các nhóm khác bổ sung, sửa chữa. - GV: Gợi ý cho HS các mẫu chung của bài luyện nói : - GV: Lưu ý HS : + Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ý: ý 1, ý 2... + Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì: Tình cảm phải chân thành, từ ngữ phải chính xác trong sáng, bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ. - GV: Em hãy nhắc lại yêu cầu trình bày của bài luyện nói trước lớp? - HS: Nhắc lại yêu cầu khi trình bày: + Vị trí đứng nói phù hợp. + Ngữ điệu nói phù hợp với tâm trạng, cảm xúc cần biểu lộ. + Nội dung lôi cuốn, hấp dẫn. + Mở đầu có thưa gửi, kết thúc có cảm ơn. - Với HS lắng nghe: + Nghe, lĩnh hội được phần trình bày văn nói biểu cảm của bạn. + Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn sau khi nghe. - HS: Các nhóm tổ do tổ trưởng điều khiển mỗi HS phải trình bày được một lần trước nhóm -> HS nhóm nhận xét chọn ra bài nói, đoạn nói hay nhất trình bày trước lớp (10 phút). - HS: Cử ra một ban giám khảo chấm điểm cho đại diện các tổ theo các tiêu chí của bài nói -> tổng hợp điểm số, nhận xét. - GV: Bổ sung đánh giá ưu, khuyết điểm. + Sơ kết giờ luyện nói về nội dung, tinh thần. II. Luyện tập 1. Đề bài Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. 2. Yêu cầu - Thể loại: Biểu cảm. - Đối tượng: Thầy, cô giáo. - Hình ảnh ẩn dụ: “người lái đò”, “cập bến”: Vai trò và công lao của người thầy với học trò. - Hình thức: Bố cục 3 phần, các ý phải được sắp xếp hợp lí, lời văn miêu tả rõ ràng, trong sáng, diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, diễn cảm. 3. Dàn ý sơ lược a. Mở bài: - Nêu được đối tượng biểu cảm. - Cảm xúc chung đối với đối tượng. VD: Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô ( có thể nhân ngày 20-11; nhớ về một kỷ niệm) b. Thân bài: - Hồi tư¬ởng về thầy, cô giáo: nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy cô -> nêu cảm xúc. - Suy nghĩ về hiện tại: + Thầy cô dạy hết lớp HS này đến lớp HS khác như¬ chở những chuyến đò. “Ngư¬ời lái đò”- ngư¬ời thầy đã đ¬a biết bao học sinh “cập bến” tư¬ơng lai. Bao thế hệ HS đã tr¬ởng thành. + Vai trò của ngư¬ời thầy rất lớn đến sự trưởng thành của mỗi ngư¬ời, đến sự phát triển của xã hội. + Nhớ mãi hình ảnh thầy cô. c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm với đối tượng. (Niềm mong ước, những suy nghĩ về đối tượng) - Kính trọng và biết ơn thầy cô, nguyện ra sức học tập 4. Thực hành Cảm nghĩ về thầy cô giáo... - Mở đầu: Tất cả những ai đó từng cắp sách tới trường đều có những kỷ niệm sâu sắc về mỏi trường, thầy cô, bạn bè... Một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm là... - Nội dung cụ thể của kỷ niệm: + Ngày đầu bỡ ngỡ thầy cô chỉ bảo tận tình. + Thầy cô luôn tận tuỵ với công việc... -> kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. - Kỷ niệm sâu sắc nhất. - Cảm xúc về cô - người lái đò thầm lặng, người mẹ thứ 2. 5. Đánh giá, nhận xét Mẫu: - Kính thưa thầy, cô giáo, thưa toàn thể các ban… - Kết thúc: Em xin cảm ơn thầy (cô) và các bạn đã chú ý lắng nghe. Ví dụ: Chọn đề 1: Cảm nghĩ về thầy (cô giáo) - những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. Gợi ý dàn bài: a. Mở bài: Kính thưa thầy (cô giáo) và các bạn! Là học sinh được cắp sách đến trường mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm sâu sắc về bạn bè, thầy cô và mái trường mến yêu. Hình ảnh còn in đậm trong tâm trí em là tình cảm thầy cô - những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. b. Thân bài: * Vai trò của thầy (cô giáo): Đúng như cha ông ta đã từng dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) vai trò của người thầy giáo là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Bởi mọi thiên tài đều bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất rồi sau đó mới học thành tài. Những ngày đầu tiên đến lớp em còn bỡ ngỡ, vụng về chưa biết đọc, biết viết, em đã được thầy cô tận tình dạy bảo. Thầy cô không chỉ dạy em những tri thức khoa học mà còn dạy em đạo lí làm người. Thầy, cô thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của em, dìu dắt, động viên, giúp đỡ em trưởng thành. Em đã được học nhiều thầy, cô, mỗi thầy, cô có một phong cách riêng, một cách ứng xử riêng nhưng tất cả thầy cô đều là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lòng thương yêu học trò, tận tâm tận lực với học trò, công việc trồng người… Em luôn biết ơn và kính trọng thầy cô. * Kỉ niệm sâu sắc nhất của em (HS tự bộc bạch). c. Kết bài: Em xin cảm ơn thầy (cô) và các bạn đã chú ý lắng nghe. - GV: Nhắc lại những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm? - GV: Khi trình bày một bài văn nói cần chú ý những gì? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. - Thời gian: 5 phút . - Phương pháp:Dự án. - Kỹ thuật: Giao việc - GV: Chọn một nội dung em tâm đắc nhất trong phần dàn bài, luyện nói cùng bạn ngồi cạnh và nhận xét chéo phần trình bày đó? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn GV yêu cầu: Sưu tầm, tìm thêm các bài văn biểu cảm về sự vật, con người. Đọc và tham khảo cách viết 4. Hướng dẫn HS về nhà (3’) * Học bài cũ - Học, nắm chắc nội dung bài. - Hoàn chỉnh các đề sgk: lập dàn ý, luyện nói ở nhà với các bạn hoặc người thân. - Đọc tài liệu tham khảo. * Đối với bài mới - Nắm được sơ giản về tác giả Đỗ Phủ - Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ - Tìm hiểu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong các phần bài thơ. - Tìm hiểu những nỗi khổ của của nhà thơ được đề cập trong bài thơ. - Hiểu giá trị hiện thực của văn bản: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo, bất hạnh. - Thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người, giáo án chi tiết bài Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người, giáo án 5 bước bài Luyện nói Văn biểu cảm về sự vật, con người

Giải bài tập những môn khác