Giáo án ngữ văn 7: Bài Sống chết mặc bay (tiếp)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sống chết mặc bay (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Tiết 2)
- Phạm Duy Tốn -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.
4. Thái độ
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
bản biểu cảm đạt hiệu quả cao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Hình ảnh minh họa.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
7A1
7A2
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra cá nhân (5’)
* Câu hỏi: Tóm tắt văn bản “Sống chết mặc bay” ? Nêu cảm nhận của em về cảnh hộ đê của người dân ở phần 1 đã học trong tiết trước.
* Yêu cầu nêu được:
- HS tóm tắt.
- Cảnh lao động vất vả, cực nhọc, đầy trách nhiệm của người dân trước nguy cơ đê bị vỡ song những cố gắng của họ đều vô vọng vì sức người không địch nổi với sức trời.
3. Bài mới (35’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
Gv: Em đã tưng bắt gặp những hình ảnh này trong thực tế hay trên các phương tiện truyền thông( báo chí, truyền hình) chưa? Hãy cho biết (hoặc dự đoán) những hình ảnh này phản ánh hoạt động của ai? Nhằm mục đích gì? Trong hoàn cảnh nào? Trình bày cảm nhận của em về những con người và hoạt động đó?
(gợi ý: Hoạt động của Cán bộ, lực lưỡng vũ trang và nhân dân trong việc phòng chống thiên tai, lũ lụt. Họ làm việc vất vả, hết mình vì nhân dân...)
Đất nước ta hàng năm phải đối mặt với rất nhiều thiên tại, đặc biệt là lũ lụt. Nhà nước rất chú trọng đến công tác phòng chống thiên tai nên thiệt hại giảm thiểu đáng kể, đời sống người dân tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, không phải thời nào người dân cũng được chăm lo, quan tâm. Điều này, đã được nhà văn Phạm Duy Tốn phản ánh ở phần 2, trong tác phẩm Sống chết mặc bay. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
I. Giới thiệu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích
3.1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
G
H
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H
G
G
H
GV: Gọi HS đọc đoạn 2
? Đoạn 2 khắc hoạ cảnh tượng gì?
Trình bày.
? Quan phụ mẫu đi hộ đê đang ở đâu trước lúc đê sắp vỡ? Không khí ở đó ra sao?
Trình bày.
? Quang cảnh, không khí ở đây ntn?
? Quang cảnh không khí được gợi tả ở đây đối lập với cảnh nào ngoài đê ?
Trình bày.
? Hình ảnh quan phủ - viên quan được cử xuống làng X phủ X chỉ đạo nhân dân hộ đê.
được tác giả đã tập trung khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào?
+ Chuyện quan phủ được hầu hạ.
+ Chuyện quan phủ đánh tổ tôm.
+ Chuyện quan phủ nghe tin đê vỡ.
Thảo luận nhóm: 3'
Nhóm 1: Cảnh quan phủ được hầu hạ tái hiện như thế nào ? ( Địa điểm, quan phụ mẫu, đồ dùng sinh hoạt, cử chỉ thái độ, không khí...) Em có nhận xét gì ?)
- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc.
- Chân dung quan phụ mẫu : uy nghi, chễm chệ ngồi, dựa gối xếp, chân duỗi thẳng, để cho người nhà quỳ ở dưới đất mà gói.
- Đồ dùng sinh hoạt : Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,...
- Cử chỉ : Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi
khểnh vuốt râu, rung đùi.
- Khụng khớ, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm
Nhóm 2: Cảnh quan lại chơi tổ tôm được tái hiện như thế nào ? (Thành phần tham dự, không khí, thái độ của quan phụ mẫu) Em có nhận xét gì ?
- Thành phần tham dự : Thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhỡ, chỏnh tổng sở tại cựng hầu bài quan huyện
- Không khí : Lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ.
- Thái độ của quan phụ mẫu : "Ngài đang dở ván bài ...ngài cũng thây kệ", "Mặc ! dân chăng thời dân", "Một nước bài cao...thời thật là phàm"
Nhóm 3 : Cảnh quan lại nghe tin đễ vỡ được tái hiện như thế nào? (Hành động, thái độ) Em có nhận xét gì ?
- Hành động của quan phụ mẫu : mặc kệ, quát tháo, đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe dọa cách cổ, bỏ tù.
- Thái độ của quan lại :
+ Thầy đề, quan lại và mọi người trong đình : giật nảy mình, run cầm cập, lo sợ.
+ Quan phụ mẫu : điềm nhiên, dửng dưng, vui sướng tột độ khi ù ván bài to.
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn?
- Tương phản: dân chỡm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.
- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm, bàng quan, hách dịch của tên quan phủ.
- Ngôn ngữ kể, tả khắc họa chõn dung nhõn vật sinh động.
? Sự kết hợp 2 nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã góp phần khắc hoạ bản chất nào của viên quan phủ ?
- HS nêu - GV khái quát:
? Thông qua việc tái hiện lại cảnh quan lại nha phủ đánh tổ tôm khi đi hộ đê đó thể hiện thái độ gì của tác giả.
- Mỉa mai châm biếm thái độ quan lại
- Lên án gay gắt thái độ thờ ơ đến tàn nhẫn, vô lương tâm của quan lại phong kiến
- Đồng cảm xót thương của tác giả trước cảnh nhân dân gặp hoạn nạn bởi thiên tai.
- GV gọi HS đọc đoạn cuối.
? Nêu những hình ảnh miêu tả cảnh đê vỡ? Đê vỡ kéo theo hậu quả gì?
Trình bày.
? Theo dõi đoạn cuối và cho biết tgiả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả với biểu cảm như thế nào?
Trình bày.
? Nhận xét về BPNT được tác giả sử dụng ở đoạn kết truyên? Tác dụng của BPNT này?
+ Nghệ thuật miêu tả: “Khắp nơi ..ngập hết”.
+ Biểu cảm: “ Kẻ sống kể sao cho siết”.
? Cảnh đê vỡ khắc họa chân dung quan phụ mẫu ntn? Nhận xét về thái độ tình cảm của tác giả?
Trình bày.
? Đặt trong toàn bộ mạch truyện “Sống chết mặc bay” đoạn cuối có vai trò ý nghĩa gì ?
- HS nêu được: Đoạn cuối có vai trỏ mở nút (kết thúc truyện). Ý nghĩa thể hiện tình cảm nhân đạo của tgiả.
* Bình: Đây là truyện ngắn hiện đại đầu tiên có chất lượng cao, nó phản ánh được hiện thực xó hội phong kiến đương thời. Tiếp tục phát huy khuynh hướng hiện thực đó, các nhà văn hiện thực phê phán 30-45 như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… đó phản ỏnh khỏ đầy đủ và phơi bầy bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị qua tác phẩm: Đồng hào có ma, Tắt đèn, Giông tố…
? Thiên tai thời nào cũng thế: ghê gớm và vô tình, ở nước ta đồng bào miền Trung vẫn thường xuyên chịu lũ, Đảng và nhà nước ta đó có những sự quan tâm ntn.
- Quan tâm đặc biệt, phòng chống, cứu hộ kịp thời
- Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo chống báo… 3.2. Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê
- Địa điểm: trong đình, trên mặt đê cao vững chãi.
- Không khí: tĩnh mịch, trang nghiêm.
- > Cảnh ngộ hoàn toàn đối lập với dân chúng hộ đê.
* Hình ảnh viên quan phủ được hầu hạ.
-> Cuộc sống giàu sang phú quý, xa hoa sung sướng, thích hưởng lạc.
* Hình ảnh quan phủ chơi tổ tôm
-> Quan lại ai lấy đều ăn chơi, đam mê cờ bạc.
* Hình ảnh quan phủ khi nghe tin đê vỡ
-> Hỏch dịch, bàng quan,
* NT: tương phản, tăng cấp, ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
-> Quan phủ vô trách nhiệm ích kỷ, coi thường tính mạng đồng bào, nhẫn tâm không còn nhân tính.
* Thái độ của tác giả:
- Mỉa mai, phê phán
- Lờn ỏn tầng lớp quan lại
- Đồng cảm xót thương trước tình cảnh nhân dân.
c. Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu
- Nước tràn lênh láng...xoáy...
- Nhà cửa trôi, lúa ngập.
- Kẻ sống không chỗ ở, chết không nơi chôn...bơ vơ, thảm sầu.
-> Kết hợp ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm, câu văn cuối dài, nhịp biền ngẫu đối xứng hài hoà,
=> Bức tranh hiện thực sinh động, dân chúng rơi vào cảnh khốn cùng.
- Quan phụ mẫu tàn nhẫn, vô lương tâm.
- Tác giả tố tố cỏo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người; đau xót, cảm thương với nhân dân.
=> tình cảm nhân đạo của nhà văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết 4. Tổng kết
G
H
G
G
H
? Nhận xét nghệ thuật văn bản?
HS phát biểu.
GV bổ sung.
? Cảm nhận của em về giá trị của truyện “Sống chết mặc bay” trên các phương diện:
+ Nội dung phản ánh hiện thực?
+ Giá trị nhân đạo?
+ Giá trị nghệ thuật?
- HS trao đổi theo nhóm bàn và phát biểu.
4.1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
- Lựa chọn ngụi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nv sinh động.
4.2. Nội dung, ý nghĩa
- Nội dung: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của ndân với c/sống của bọn quan lại mà kẻ đang đứng đầu ở đây là tên quan phủ “lòng lang dạ thú” => Giá trị hiện thực.
- ý nghĩa văn bản: Phê phán, tố cáo thói vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyến thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên => giá trị nhân đạo.
4.3. Ghi nhớ: (sgk 55)
G
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
G
G
H
G ? Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) phát biểu cảm nghĩ của mình về tên quan phụ mẫu?
? ?Vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ Sống chết mặc bay”?
Hoàn thành phiếu.
Thu 5 phiếu, chấm và trả sau.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
Sưu tầm và đọc các tác phẩm viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ
4. Hướng dẫn về nhà (2)
* Đối với bài cũ
- Đọc lại văn bản, tóm tắt, nắm được nhứng nét chính về ndung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
- Kể sáng tạo truyện bằng cách đổi sang ngôi kể thứ nhất là nhân vật quan phụ mẫu.
- Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y.
- Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ “Sống chết mặc bay”.
* Đối với bài mới
Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích
? Nêu các bước làm bài văn?
? Lập luận giải thích là gì?
? Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Sống chết mặc bay (tiếp), giáo án chi tiết bài Sống chết mặc bay (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Sống chết mặc bay (tiếp)h, giáo án 5 bước bài Sống chết mặc bay (tiếp), giáo án 5 hoạt động Sống chết mặc bay (tiếp)