Giáo án vnen bài Ôn tập tổng hợp
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập tổng hợp. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20…
BÀI 31: ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Hệ thống hóa các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học (đặc biệt ở học kì II) về tiếng Việt, văn học, tập làm văn để hoàn thành bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
2. Kĩ năng:
Học sinh rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn
Học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản
3.Thái độ:
Nghiêm túc, chăm chỉ trong học tập môn học
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tài liệu, thiết bị giảng dạy.
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
-GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A?
? Trò chơi đặt câu theo mục đích nói (cách chơi sgk).
? Kể tên và ghi nhanh công dụng của các dấu câu đươc học ở lớp 7
-HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, chuyển ý.
Ví dụ:
+ Câu nghi vấn: Bạn đến nhà tớ lúc tối phải không?
+ Câu trần thuật: Mỗi sáng, bạn Ngọc đều đến chở bạn Lan đi học.
+ Câu cầu khiến: Bạn hãy đến trường cho đúng giờ
+ Câu cảm thán: Ôi! Cảm ơn bạn đã đến dự buổi lễ sinh nhật tớ nhé!
Công dụng các dấu câu:
+ Dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép phức tạp và giữa các bộ phận liệt kê
+ Dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sv, sv chưa liệt kê hết , lời nói còn bỏ dở, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn
+ Dấu gach ngang: Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc liệt kê, nối các liên danh từ trong 1 liên danh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Gv cho hs hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu mục 1.
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan
- KT: động não, trình bày
? Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào chỗ trống: (các phép biến đổi câu)
? Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống: (các phép tu từ cú pháp).
- Đại diện nhóm trả lời. nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
1. Luyện tập tiếng việt
a. Ví dụ:
+ Câu rút gọn: - Nam đi chơi với mình không?
- Không.
+ Câu mở rộng (thêm trạng ngữ): Xuân về, các loài hoa đua nhau khoe sắc.
+ Câu mở rộng cụm C – V: Chiếc xe đạp hồng kia là của tôi.
+ Câu chủ động: Tôi ăn cái bánh
+ Câu bị động: Tôi bị con chó đuổi theo.
c. Ví dụ:
+ Điệp ngữ cách câu: Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi.
+ Điệp ngữ nối tiếp: Tôi yêu vùng đất nơi đây, tôi yêu con người, tôi yêu cuộc sống nơi đây.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy / Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
+ Liệt kê theo từng cặp: Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
+ Liệt kê ko theo từng cặp: Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
+ Liệt kê tăng tiến: Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
+ Liệt kê ko tăng tiến: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
Hoạt động 1:
- GV cho hs hoạt động nhóm và thực hiện yêu cầu mục 2.
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan
- KT: động não, trình bày.
? Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ .
? Nêu nội dung nổi bật và các luận điểm bao trùm của một số văn bản nghị luận đã học, nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của các loại bài văn nghị.
? Trình bày giá trị nội dung và thông điệp từ văn bản nhật dụng Ca Huế trên sông Hương
- Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.
a. Tác phẩm : Sống chết mặc bay
- Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay lên án gay gắt tên quan phủ « lòng lang dạ sói » và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh « nghìn sầu muôn thẳm » của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Giá trị nghệ thuật: Bằng lời văn cụ thể sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hơi phép tương phản và tăng cấp.
b. Ví dụ bài : Ý nghĩa văn chương
- Giá trị nội dung: Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+ Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+ Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
c. Văn bản : Ca Huế trên sông Hương
- Giá trị nội dung: Ghi lại những nét đặc sắc của một đêm ca Huế trên sông Hương => Ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc cần được trân trọng và phát huy.
- Thông điệp: Đã là người Việt Nam thì phải giữ gìn bảo vệ truyền thống quý báu của dân tộc....
Hoạt động 1:
- HĐ : nhóm
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia nhóm, động não
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
? Nhắc lại kiến thức về văn nghị luận?
? Nhắc lại kiến thức về văn bản hành chính (hành chính – công vụ)
? Lập dàn ý cho đề văn sau: Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam.
- GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- HĐ : cặp
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- KT:chia cặp, động não
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 4.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
? Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới
- GV mời đại diện các cặp trình bày. Các bạn còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức. 3. Luyện tập về kĩ năng viết văn bản
(1) Văn nghị luận :
+ Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
+ Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình.
- Bố cục 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận
+ Thân bài: Gồm luận điểm và luận cứ Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.
(2) Văn bản hành chính :
- Văn bản hành chính là laoi5 văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những í kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết
- Cách làm: Cần có những nội dung sau
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
+ Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
+ Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
+ Nội dung thông báo , đề nghị báo cáo
+ Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
(3) Dàn ý bài : Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam
=> https://tech12h.com/de-bai/lap-dan-y-cho-de-van-sau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-mot-trong-cac-noi-dung-sau-tinh-yeu
a. Chủ đề của đoạn văn: Hồ Chí Minh là người Việt Nam,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết .
b. Phép lập luận: chứng minh
c. Phép tu từ sử dụng nhiều nhất: liệt kê
d. Chuyển:
+ Các câu tục ngữ được Người khéo dùng.
+ Những thứ ấy vẫn được Người ưa thích.
e. Viết 5 – 7 câu :
Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Người luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Vẻ đẹp của Người mang đậm dấu ấn Việt Nam, một vẻ đẹp đơn sơ nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc, cao quý lạ thường. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim người, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Tấm gương người cũng vì thế mà trở thành tấm gương mà chúng ta noi theo, cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu
1. Viết bài văn theo một trong hai đề sau:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" Muốn lành nghề. chớ nề học hỏi".
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu
Sưu tầm một số đoạn văn có sử dụng phép liệt kê hoặc điệp ngữ, đoạn/ bài văn nghị luận có sử dụng phép lập luận giải thích hoặc chứng minh; đoạn/bài văn có nội dung nói về nét sinh hoạt độc đáo ở một số địa phương mà em biết.
4. Hướng dẫn về nhà
a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập…..
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, ôn tập tổng hợp, giáo án ôn tập tổng hợp vnen 7, giáo án vnen ôn tập tổng hợp