Giáo án vnen bài Cảnh khuya
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cảnh khuya. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 11: CẢNH KHUYA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
Xác định được những chi tiết và biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên; cảm nhận và trình bày được tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh trong bài thơ "Cảnh khuya".
Trình bày được những hiểu biết về từ đồng âm, các loại từ đồng âm.
Nhận ra và phân tích được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
2.Kĩ năng:
Biết lựa chọn và sử dụng từ đồng âm phù hợp.
Biết viết bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người; sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp trong bài văn biểu cảm.
3.Thái độ:
Yêu mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung của Bác.
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; bảng phụ, bút dạ…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
• Câu 1: Đọc thuộc bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (cả phần phiên âm và dịch nghĩa) và nêu nội dung chính của bài?
• Câu 2: Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh để dễ dàng kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: hoạt động chung, vấn đáp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV chiếu câu hỏi mục A lên máy.
- Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề
-HĐ: hoạt động chung cả lớp.
-Kĩ thuật : động não, thuyết trình
? Kể tên một số tác phẩm của Hồ Chí Minh? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về Bác Hồ?
- GV: Dẫn dắt hs vào tìm hiểu văn bản.
- Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh mà em đã được học: Ngắm trăng, không đề ( sách giá khoa tiếng việt 4)
- Vài nét về Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
+ Thơ của thường phóng khoáng , viêt tùy theo tâm trạng của mình , lời thơ giản dị nhưng sâu lắng . Mỗi bài thơ có một ẩn ý nhất định.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
+ Xác định được những chi tiết và biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên; cảm nhận và trình bày được tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh trong bài thơ "Cảnh khuya".
+ Trình bày được những hiểu biết về từ đồng âm, các loại từ đồng âm.
+ Nhận ra và phân tích được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Gv hỏi hs tìm hiểu và trả lời
? Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Văn bản này cần đọc với giọng như thế nào để hấp dẫn người nghe?
? Thể thơ? Đặc điểm?
? hoàn cảnh sáng tác?
? Phương thức biểu đạt?
? Bố cục? từ khó?
- HS đọc bài. Gv Nhận xét cách đọc
1. Đọc văn bản
*Tác giả: Hồ Chí Minh tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành (1890-1969)
- Quê: Làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn –Nghệ An
- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc trong 2 cuộc k/c chống Pháp, Mĩ
- Là danh nhân văn hóa thế giới là nhà thơ lớn.
Giọng đọc: Giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ chưa ngủ; nhịp3/4 - 4/3 - 2/5.
*Tác phẩm:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
+ Số dòng thơ: 4
+ Số tiếng trong mỗi dòng: 7 tiếng.
+ Cách gieo vần: xa – hoa – nhà ( vần chân).
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ:Trong những năm đầu cuộc kc chống Pháp (1946-1954).
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả ,biểu cảm
- Bố cục: 2 phần
+ 2 câu đầu : Cảnh rừng VB
+ 2 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
Hoạt động 1:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục 2.c /72
? Miêu tả bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu?
? Biện pháp tu từ trong câu 1? Tác dụng?
? Câu 2 có gì đặc biệt về sử dụng từ ngữ, nó đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?
? Tình cảm của Bác với thiên nhiên?
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- HĐ:nhóm
- PP: thảo luận nhóm
- KT: hợp tác, trình bày
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục 2.d /72
? Hai câu sau cho thấy vẻ đẹp tâm hồn nào của Bác?
? Tại sao nói điệp từ “ chưa ngủ” cuối câu 3 đầu câu 4 như 1 bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong cùng 1 con người.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt
Hoạt động 3:
-HĐ: cặp
-PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan
- KT: động não
- GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi câu hỏi mục B.2.e,g/72
? Từ hoàn cảnh sáng tác em hiểu thêm gì về con người HCM?
? Bài thơ có nét gì đặc sắc về nghệ thuật
- HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời.
- Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản
c. Hai câu thơ đầu:
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Không gian, thời gian, âm thanh: Trong 1 đêm khuya tĩnh lặng bên bờ suối có âm thanh tiếng suối róc rách văng vẳng bên tai…
+ Cảnh vật, màu sắc: bức tranh đêm trăng rừng khuya, bóng cổ thụ lấp loang ánh trăng tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo. bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khom hoa, in lên mặt đấtthành những bông hoa trăng dệt thêu như gấm.
Biện pháp tu từ câu 1 : so sánh - tiếng suối trong với tiếng hát ca. => Tác dụng: gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng của tiếng suối, đưa tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung hơn.
Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
+ Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
+ Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
=> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.
Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng là tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả xen lẫn trong mỗi câu từ. Phải là người yêu thiên nhiên thì Bác mới có cái nhìn, sự cảm nhận về thiên nhiên, vạn vật một cách chi tiết sống động như vậy.
d. Vẻ đẹp và chiều sâu của tác giả :
+ Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được - > tâm hồn nghệ sĩ.
+ Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước - > tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.
Tác dụng sự lặp lại của điệp từ:" chưa ngủ":
+ Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.
+ Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm.
e. Hồ Chí Minh luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước, luôn cánh cánh trong tâm thẳm Người. Bác là người yêu đất nước thiết tha.
g. Nghệ thuật :
+ Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.
+ Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.
+ Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
+ Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp dãi bày tình cảm
Hoạt động:
- HĐ:nhóm
- PP: thảo luận nhóm
- KT: hợp tác, trình bày
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục 3/72
? Giải thích nghĩa của từ “ lồng” trong các trường hợp?
? Nghĩa của các từ có liên quan gì đến nhau không?
? Căn cứ vào đâu em phân biệt được nghĩa của các từ “ lồng “ trong ba câu trên?
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về từ đồng âm
a. Nghĩa từ « lồng »
+ Lồng 1 : đan xen, hòa quyện vào nhau.
+ Lồng 2 : Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.
+ Lồng 3 : Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
b. Nghĩa của các từ lồng trên có không liên quan gì đến nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.
Cách phân biệt nghĩa từ « lồng » : dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp
Hoạt động:
- HĐ:nhóm
- PP: thảo luận nhóm
- KT: hợp tác, trình bày
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục 4/73
? Tìm các yếu tố từ sự và miêu tả trong bài “Cảnh khuya” và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
? đọc đoạn văn.
? Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, cảm nghĩ trong đoạn trích? Nếu không có tự sự, miêu tả thì tình cảm của tg có được bộc lộ không?
? Mục đích của việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
a. Yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ “Cảnh khuya”:
+ Yếu tố tự sự: người chưa ngủ, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
+ Yếu tố miêu tả: tiếng suối, trăng, cây cổ thụ, con người.
-> Ý nghĩa: góp phần thể hiện suy nghĩ cảm xúc, thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
b. yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn/97.
+ Yếu tố tự sự: bố ngâm chân vào nước muối mỗi tối, công việc của bố.
+ Yếu tố miêu tả: những ngón chân khum khum, gan bàn chân xám xịt, lỗ rỗ, khuyết một miếng, mu bàn chân mốc trắng, bong ra tững bãi, lại có nốt lấm tấm, bố đi làm, cái thúng câu, cái ống câu…
+ Tình cảm của tác giả: thương bố rất nhiều.
+ Nếu bỏ yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả không thể hiện được rõ ràng, xúc động tình cảm của người con với bố.
=> Mục đích: tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự vc hay phong cảnh.
* Ghi nhớ: - Yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả là yếu tố phụ trong bài văn biểu cảm nhưng giúp gợi ra đối tượng và gửi gắm cảm xúc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động 1:
- HĐ:nhóm
- PP: thảo luận nhóm
- KT: hợp tác, trình bày
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục C.1/73
? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong các câu Tiếng suối trong như tiếng hát xa bằng việc liên hệ so sánh với câu thơ sau.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
- Hs hoạt động chung cả lớp:
?Phân tích bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tinh thần tự họa của HCM trong bài “Cảnh khuya”.
- Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3:
-GV giao nhiệm vụ cho hs hđ cặp đôi yêu cầu mục C.3, 4/74
? Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghĩa sau đây:
? Tìm từ đồng âm với từ canh và từ vì sao trong đoạn thơ sau và đặt câu với từ vừa tìm được?
- HS trao đổi chéo bài kiểm tra cho nhau
- Gọi đại diện cặp báo cáo, cặp khác chia sẻ, gv chốt trên màn chiếu.
Hoạt động 4:
- HĐ:nhóm
- PP: thảo luận nhóm
- KT: hợp tác, trình bày
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm yêu cầu mục C.5/74
? Trong câu chuyện sau đây, có mấy từ là? Hãy giải thích nghĩa của mỗi từ là?
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
- Giống nhau: Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của hai tác giả.
- Khác nhau:
+ Câu thơ của Nguyễn Trãi: tiếng suối so sánh với tiếng đàn cầm. Âm thanh của thiên nhiên so sánh với âm thanh của thiên nhiên.
+ Câu thơ của Hồ Chí Minh tiếng suối tiếng suối trong như tiếng hát xa. Âm thanh của thiên nhiên so sánh với âm thanh của người. Cảnh vật gần gũi hơn, ấm áp hơn giữa núi rừng.
a. Bức tranh thiên nhiên: Bức tranh cảnh khuya yên tĩnh. Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ.
b. Bức chân dung tự họa:
- Yêu thiên nhiên
- Phong thái ung dung: trong hoàn cảnh cách mạng đang gặp nhiều khó khăn nhưng Người vẫn thưởng ngoạn cảnh đẹp. (Chất thép.
- Yêu nước nồng nàn: lo cho dân tộc đến mất ngủ.
3. Đặt câu:
a. Bác ơi mẹ cháu có bên nhà bác không ạ ?
b. Tôi vừa đưa ra ý kiến bạn ấy đã bác bỏ ngay đi.
c. Con muốn ăn món trứng bác.
4. Tìm từ đồng âm:
- Canh: nấu canh, canh gác, …
- Sao: làm sao, sao vàng lá ấy lên …
5. Nghĩa của các từ là:
- là 1,2,5,6,7: hành động dùng chiếc bàn là nóng đưa đi đưa lại trên mặt vải làm cho nó phẳng ra và có nếp.
- là 3,4,8,9: động từ biểu thị mối quan hệ giữa phần nêu đối tượng và phần chỉ ra nội dung nhận thức, hay giải thích, nêu đặc trưng về đối tượng đó.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện
1. Phân tích vai trò của yếu tố tự sự trong đoạn thơ/74
2. Viết bài tập làm văn số 3- văn biểu cảm tại lớp.
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện
1. Sưu tầm 1 số bài thơ của HCM có hình ảnh ánh trăng. Em hãy ghi lại cảm nhận của minh về một hình ảnh ánh trăng trong thơ HCM mà em thích nhất.
2. Đọc đoạn trích/75 để hiểu thêm về mối quan hệ giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
4. Hướng dẫn về nhà
a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập…..
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Cảnh khuya, giáo án cảnh khuya vnen 7, giáo án vnen cảnh khuya