Giáo án ngữ văn 7: Bài Ôn tập tiếng Việt kì 2
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tiếng Việt kì 2. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:Tiếng Việt:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập, hệ thống kiến thức về:
- Các phép biển đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản bản thân..
4. Thái độ
Giáo dục hs ý thức học tập, nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng trong nói viết đạt hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra lại kiến thức hs trong tiến trình bài giảng.
3. Bài mới (40’)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức lí thuyết
? Em hãy kể tên các phép biến đổi câu đã học?
Trình bày.
? Có những cách thêm, bớt thành phần câu nào?
Trình bày.
? Thế nào là rút gọn câu? Có thể rút gọn những thành phần nào trong câu?
Trình bày.
? Khi dùng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
HS: - Không làm người đọc (nghe) hiểu sai, hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
Trình bày.
? Có thể mở rộng câu bằng cách nào?
Trình bày.
? Em hãy cho VD minh hoạ.
Trình bày.
? Để chuyển đổi kiểu câu, ta thường dùng những cách nào?
Trình bày.
? Câu chủ động là câu như thế nào?
Trình bày.
? Câu bị động là câu như thế nào?
Trình bày.
? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Trình bày.
? Hãy lấy VD minh hoạ.
Trình bày
? Trong chương trình lớp 7 em đã học những phép tu từ cú pháp nào? Kể tên?
Trình bày
? Điệp ngữ là gì? Liệt kê là gì ?
Trình bày
? Em hãy lấy VD?
Trình bày A. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
13. Các phép biến đổi câu đã học: (2 phép)
- Thêm / bớt thành phần câu.
- Chuyển đổi kiểu câu.
a. Thêm (bớt) thành phần câu:
- Có 2 cách thêm (bớt) thành phần câu:
+ Rút gọn câu.
+ Mở rộng câu.
* Rút gọn câu: Là lược bỏ một số thành phần của câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước…
Có thể rút gọn: chủ ngữ, vị ngữ cả chủ ngữ và vị ngữ.
VD:
- Bao giờ bạn thi học kì II?
- Tháng 4, tớ sẽ thi học kì II. (câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ)
- Tháng 4 sẽ thi. (rút gọn chủ ngữ)
- Tháng 4. (rút gọn cả chủ ngữ, vị ngữ)
* Mở rộng câu: Là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá cho sự diễn tả.
- Có thể mở rộng câu bằng 2 cách:
+ Thêm trạng ngữ cho câu.
+ Dùng cụm C-V để mở rộng câu.
VD1: - Tôi đi Hạ Long.
- Nghỉ hè, tôi đi Hạ Long.
=> Thêm trạng ngữ.
VD2: - Tôi đi Tuần Châu.
- Hè 2008, tôi đi Tuần Châu.
b. Chuyển đổi kiểu câu:
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người (vật) thực hiện một hành động hướng vào người (vật) khác (Chủ thể của hành động).
- Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người (vật) được hành động của người (vật) khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hành động).
- Có 2 cách:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, thêm các từ bị/ được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hành động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD:
- Bố em làm tất cả cửa nhà bằng nhôm kính -> Chủ động.
- Tất cả cửa nhà được bố em làm bằng nhôm kính -> Bị động.
- Tất cả cửa nhà làm bằng nhôm kính. -> Bị động.
4. Các phép tu từ cú pháp:
- Có 2 phép tu từ: + Điệp ngữ.
+ Liệt kê.
* Điệp ngữ: Là cách lặp lại một cách có ý thức những từ (câu) nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc gợi cảm xúc trong người đọc, người nghe.
VD:
* Liệt kê: Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ (cụm từ) cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
VD:
GV nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung ôn tập lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
Sơ đồ minh hoạ các phép bến đổi câu:
CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU
Thêm, bớt thành phần câu Chuyển đổi kiểu câu
Thêm
Trạng
ngữ
Sơ đồ các phép tu từ cú pháp đã học
CÁC PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
Điệp ngữ Liệt kê
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
B. LUYỆN TẬP: (GV đưa một số bài tập ngoài sách để HS thực hành)
1. Bài tập 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những câu sau:
a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân của nước độc lập tự do.
2. Bài tập 2: Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của từng TN đó:
a. Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
b. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của cô giáo.
c. Rít lên một tiếng ghe gớm, chiếc “Mích” vòng lại
3. Bài tập 3: Hãy chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động.
a. Con mèo nhà tôi bắt con chuột.
b. Ngài xơi bát yến xong. […]
c. Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thuỷ
4. Bài tập 4: Xác định và chỉ ra kiểu liệt kê trong các câu sau:
a. Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non…
b. Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng, đầm ấm, chan chứa kính mến và được cả xót thương, có khi bùi ngùi
c. Người ta kinh y, vợ y kinh y, chính y kinh y.
5. Bài tập 5:
Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:
- Vận dụng lí thuyết làm bài tập.
- Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu, tu từ cú pháp.
- Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong văn bản.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập tiếng Việt kì 2, giáo án chi tiết bài Ôn tập tiếng Việt kì 2, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập tiếng Việt kì 2, giáo án 5 bước bài Văn bản báo cáo, giáo án 5 hoạt động Ôn tập tiếng Việt