Giáo án vnen bài Những câu hát than thân, châm biếm

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Những câu hát than thân, châm biếm. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Những câu hát than thân, châm biếm
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 4: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm; phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng).  Nắm được các loại đại từ 2. Kĩ năng  Đọc hiểu ca dao về chủ đề than thân, châm biếm  Sử dụng hiệu quả các đại từ trong những hoàn cảnh nói, viết cụ thể  Biết tạo lập văn bản thông thường và đơn giản một cách thành thạo 3. Thái độ  Yêu mến và trân trọng giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các bài ca dao.  Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; sưu tầm một số bài ca dao là những câu hát than thân , châm biếm… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì? • Câu 2: Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh nhớ được một số bài ca dao có hình ảnh con cò, con mèo... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục A/23 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? -Những hình ảnh trong sách /32 gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao nào? Nội dung của các bài ca dao đó. *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. GV chuẩn kiến thức. Hình ảnh con cò: Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nào, Tôi có bề nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Hình ảnh thầy bói: Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà sống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng. Hình ảnh con mèo: Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm; phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng). - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động 1: - GV hỏi, hs trả lời: ? Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe? - GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản câu ca dao than thân. -Giáo viên y/c đọc - Yêu cầu H/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung. ? Xác định phương thức biểu đạt của các bài ca dao? - Giải thích một số chú thích I. Đọc văn bản - Giọng đọc chậm, buồn, câu ca dao châm biếm đọc cần cao giọng nhấn mạnh các điệp từ, giọng châm biếm, giễu cợt. PTBĐ: biểu cảm Chú thích: sgk Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2. Tìm hiểu bài 1,2 a,b,c (gv giao nhiệm vụ mỗi nhóm 1 bài) - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Bài ca dao là lời của ai? Dựa vào đâu mà em biết ? Nội dung của mỗi bài? Vì sao khẳng định như vậy? ? Biện pháp nghệ thuật? Tác dụng? ? bài 1: tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm mà gửi gắm qua hình tượng các con vật? ? Em hiểu thêm gì về đời sống người lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản *Bài 1,2 a. Lời của ai ? Dựa vào đâu : Bài 1: - Bài ca dao là lời lời than của những con người thấp cổ bé họng - Dựa vào các hình ảnh trong bài ca dao và cụm từ “thương thay” Bài 2: - lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến - Dựa vào các hình ảnh trong bài ca dao và cụm từ “thân em” b. Nội dung - Bài 1: Nỗi thương cảm , xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động - Bài 2: Số phận bất hạnh , khổ đau của người phụ nữ trong xã hội xưa. c. Hình ảnh, nghệ thuật - Bài 1 : Hình ảnh ẩn dụ ,điệp từ - Bài 2: so sánh => Tác dụng : số phận khổ đau bất hạnh của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến *Bài 3,4 a. Đối tượng: những hạng người lười biếng, nghiện ngập, hành nghề thầy bói. b. Nội dung - bài 3: chế giễu, phê phán những hạng người lười biếng, nghiện ngập - bài 4: lật tẩy bộ mặt của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, cảnh tỉnh những ai tin vào sự bói toán phản khoa học. c.Nghệ thuật - phóng đại, cách nói nước đôi, nói ngược, bắt vần chuẩn bị cho giới thiệu nhân vật. d.Tác giả không bộc bạch trực tiếp mà gửi gắm kín đáo qua các con vật vì chúng là những con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" tượng trưng cho cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động. - Con tằm => Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng. - Lũ kiến : hàm nghĩa chỉ số đông "li ti" rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn. Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo. - Chim hạc : hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ. e. Qua hai bài ca dao cho thấy cuộc sống khổ cực lam lũ , bất hạnh của người lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng . *Mục tiêu: sử dụng hiệu quả đại từ trong nói và viết. Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.a Tìm hiểu đại từ. - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Từ tôi trỏ ai? Chức năng ngữ pháp? ? Từ: ấy, thế trỏ gì? Chức năng ngữ pháp? ? Từ: ai, sao được sử dụng để làm gì? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 3b,c/27 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Hoàn thành định nghĩa đại từ? Xếp đại từ vào ô phù hợp? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về đại từ (1) tôi : trỏ vật - con cò - Chức năng: chủ ngữ (2) tôi:t rỏ người - Chức năng: chủ ngữ (3)ấy, thế: trỏ hoạt động - Chức năng: phụ ngữ (5) ai: hỏi - Chức năng: CN (6) Sao: hỏi - Chức năng: PN b. Định nghĩa và chức vụ ngữ pháp - Trỏ ...hỏi - CN, VN , ĐT, TT c. Phân loại đại từ * Đại từ để trỏ + Trỏ người, sự vật:Tôi, chúng tôi, nó, chúng nó, ta, chúng ta, họ, mày, hắn + Trỏ số lượng: Bao nhiêu + Trỏ hoạt động, tính chất:Vậy, thế * Đại từ để hỏi + Hỏi về người, vật: Ai, gì + Hỏi về số lượng: Bao nhiêu + Hỏi về hoạt động, tính chất: Thế nào, bao giờ, sao, nào, ra sao. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: hoạt động nhóm Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.1/27 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Tìm thêm một số bài mở đầu bằng cụm từ “thân em”? những bài ca dao có cùng cách mở đầu này nói về ai? Về điều gì? ? những câu hát châm biếm vừa học có gì giống nhau về nội dung, nghệ thuật? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.2/27 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? ý nghĩa của đại từ “thế” ? b. từ nào là đại từ? từ nào không? Vì sao? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - PP, KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.3/28 - Hs nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Tình huống? ? các bước tạo lập tình huống? ? Thực hành viết đoạn văn bài văn? (hoạt động cá nhân). - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. a. Một số câu ca dao: - Thân em như giếng nước giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai - Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen => Các câu trên đều nói về người phụ nữ - Số phận bất hạnh, gặp nhiều khổ đau, cuộc đời bị lệ thuộc. b. Giống nhau: - Nội dung: phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội - Nghệ thuật: giọng điệu mỉa mai, cười cợt, hài hước, nói ngược, phóng đại … a. Ý nghĩa của từ thế - Trỏ số lượng -Trỏ hoạt động - Trỏ tính chất b. Xác định đại từ Các từ in đậm đều là đại từ vì đều dùng trỏ người (đại từ xưng hô). a. tình huống b. Các bước: - Yêu cầu viết văn bản: đối tượng, nội dung, hình thức, mục đích - Sắp xếp ý : + Môi trường là gì + Ý nghĩa của môi trường + Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm. + Nguyên nhân + Biện pháp + Hành động của chúng ta c.Thực hành tạo lập Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà Câu 1.Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian Câu 2. Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao trên có còn trong xã hội ta ngày nay không? Hãy tìm dẫn chứng. Câu 3. Hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng việt với đại từ xưng hô trong một số ngoại ngữ mà em học. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà. Nhận xét về sử dụng đại từ trong đoạn trích/28-29. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 7, Những câu hát than thân, châm biếm, giáo án câu hát than thân châm biếm vnen 7, giáo án vnen những câu hát than thân, châm biếm

Giải bài tập những môn khác