Giáo án PTNL bài Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 17 - §4. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC
I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm đường trung tuyến (xuất phát từ một đỉnh hoặc ứng với một cạnh) của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.
- Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng về các đường trung tuyến của một tam giác. Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra tính chất ba đường trung tuyến của tam giác, hiểu khái niệm trọng tâm của tam giác. Biết sử dụng tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác để giải một số bài tập đơn giản.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý (làm chủ bản thân).
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực tính toán; năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nắm được khái niệm đường trung tuyến, và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Đặt và giải quyết vấn đề
-Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
-Luyện tập và thực hành
IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, định lý, phiếu học tập của học sinh. Một tam giác bằng giấy để gấp hình, một giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô gắn trên bảng phụ (hình 22 Sgk/65), một tam giác bằng bìa, Thước thẳng, compa, thước đo góc.
- Học sinh: Mỗi em có một tam giác bằng giấy kẻ ô vuông, mỗi chiều 10 ô. Bảng nhóm, thước thẳng, compa, thứơc đo góc. Ôn lại khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng hoặc gấp giấy.
V- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: (7’)
H: Trung điểm của đoạn thẳng là gì?
Nêu cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước?
(HS trả lời như Sgk tập 1 lớp 6)
Gv nhận xét, cho điểm
- Bài mới
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não (3) Thời gian: 5 phút |
|||||||||||||||
Gv: Ở lớp 6 ta đã biết về trung điểm của một đoạn thẳng, vậy trong 1 tam giác nếu ta nối từ đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện thì đoạn thẳng đó được gọi là gì và có tính chất đặc biệt gì ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. |
HS lắng nghe
|
|
|||||||||||||
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (1) Mục tiêu: HS được khái niệm đường trung tuyến trong tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồI- (3) Thời gian: 25 phút |
|||||||||||||||
Hoạt động 1: Đường trung tuyến của tam giác. (9’) HS: vẽ hình vào vở theo sự hướng dẫn của GV HS: nghe GV giới thiệu về đường trung tuyến của tam giác
1HS lên bảng vẽ tiếp vào hình đã có
HS: Một D có ba đường trung tuyến
HS: nghe GV trình bày
HS: Ba đường trung tuyến của D ABC cùng đi qua một điểm
|
|
1. Đường trung tuyến của tam giác: - Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của DABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của DABC - Đôi khi, đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của DABC. - Mỗi D có ba đường trung tuyến |
|
||||||||||||
- Thực hành 1: (Sgk) GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn của Sgk rồi trả lời ?2 GV quan sát HS thực hành rồi uốn nắn - Thực hành 2: (Sgk) GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn của Sgk GV y/c HS nêu cách xác định các trung điểm E và F của AC và AB. H: Giải thích tại sao khi xác định như vậy thì E lại là trung điểm của AC ? GV: Tương tự, F là trung điểm của AB GV yêu cầu HS thực hành theo Sgk rồi trả lời ?3 H: Qua các thực hành trên em có nhận xét gì về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác ? GV yêu cầu HS nhắc lại định lý GV giới thiệu điểm G gọi là trọng tâm của D |
HS: Toàn lớp lấy D đã chuẩn bị sẵn thực hành theo Sgk rồi trả lời câu hỏi ?2 HS: toàn lớp vẽ D ABC trên giấy kẻ ô vuông như hình 22 (Sgk) Một HS lên bảng thực hiện trên bảng phụ có kẻ ô vuông GV đã chuẩn bị sẵn
HS: Chứng minh DAHE = DCKE.
HS: C.minh tương tự
HS: Vận dụng làm ?3
HS: phát biểu định lý Sgk/66
Một vài HS nhắc lại định lý |
2. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác:
a) Thực hành: (Sgk)
?3 · AD là đường trung tuyến của DABC. · Ta có: = b) Tính chất: Định lý: Sgk/66
= - Điểm G gọi là trọng tâm của tam giác. |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (1) Mục tiêu: Vận dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vào bài tập (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp. (3) Thời gian: 5 phút |
|||||||||||||||
+ Chuyển giao: GV: Em hãy nhắc lại tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 23 sgk. -GV: Yêu cầu HS làm bài tập 24 sgk trên phiếu học tập bằng cách hoạt động nhóm |
Hs: Nhắc lại tính chất
Hs: Nghiên cứu bài tập rồi trả lờI- HS: Hoạt động nhóm làm bài tập và nêu kết quả. a) MG = MR; GR =MR;GR =MG b) NS = NG ; NS = 3GS ; NG = 2GS |
|
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. - Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại - Thời gian: 3 phút |
|||||||||||||||
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thêm + Đặt miếng bìa hình tam giác lên giá nhọn, điểm đặt cho miếng bìa đó nằm thăng bằng chính là trọng tâm của tam giác. (H.a) + Người ta ứng dụng điều này vào việc làm chiếc diều hình tam giác. Để diều có thể cân thăng bằng và bay lên được người ta phải buộc dây nối vào chính trọng tâm tam giác. (H.b) |
HS về nhà làm thử và giải thích ứng dụng này |
|
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu:HS được hướng dẫn cụ thể nội dung chuẩn bị bài - Phương pháp dạy học: thuyết trình - Thời gian: 2 phút |
|||||||||||||||
- Học thuộc định lý ba đường trung tuyến của tam giác. - Làm bài tập: 25; 26; 27 Sgk/67. Tiết sau luyện tập. * NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1: Hãy nhắc lại tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác? (MĐ1). Câu 2: Bài 23 và bài 24 Sgk/66 (MĐ2, 3). |
|
|
|||||||||||||
VI- RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 7