Giáo án PTNL bài Luyện tập
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập. Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 46 LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh được củng cố cách lập bảng tần số cách lập biểu đồ đoạn thẳng để biểu thị tần số và giá trị của dấu hiệu.
- Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đoạn thẳng, đọc thành thạo các nội dung biểu thị trên biểu đồ đoạn thẳng,biểu đồ hình chữ nhật.
3.Thái độ:
-Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào vẽ biểu đồ, vào thực tế cuộc sống.
- Năng lực cần Hình thành:
- Năng lực tính toán: sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tính huống đơn giản hàng ngày.
-Năng lực sử dụng hệ thống ngôn ngữ ,kí hiệu.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Luyện tập
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Đặt và giải quyết vấn đề
-Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
-Luyện tập và thực hành
IV- CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên: bảng phụ ghi nội dung bài 12, 13 - tr14, 15 - SGK, bài tập 8-SBT; thước thẳng, phấn màu.
2.Chuẩn bị của học sinh: thước thẳng, bảng nhóm.
V- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 1'
- 2. KIỂM TRA 15 PHÚT:
Đề bài
Bài 1.Bảng dưới đây cho ta biết số sách của một thư viện trường học mà 100 học sinh đã mượn.
Số cuốn sách |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
số học sinh |
15 |
x |
28 |
20 |
y |
15 |
N=100 |
Điền vào ô trống trong các mệnh đề dưới đây.
- Nếu số học sinh mượn nhiều hơn 3 cuốn sách là 43 em thì
x = ….. y = …..
- Số phần trăm những học sinh mượn ít hơn 3 cuốn sách là: …..
Bài 2. Dưới đây là bảng liệt kê số ngày vắng mặt của 30 học sinh trong một học kỳ:
1 |
0 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
2 |
5 |
0 |
0 |
1 |
2 |
1 |
0 |
1 |
2 |
3 |
2 |
4 |
2 |
1 |
0 |
2 |
1 |
2 |
2 |
3 |
1 |
2 |
- Hãy lập bảng tần số.
- Điền vào chỗ (….) ở phát biểu sau:
-Số học sinh chỉ vắng mặt một ngày là:….
-Số học sinh vắng mặt hai ngày là:…..
-Tần số cao nhất của những ngày vắng mặt là:….
Đáp án và biểu điểm:
Bài 1. a. x = 14 (0.5đ) y = 8 (0.5đ) b. 29%(0.5đ)
Bài 2. a,Bảng tần số(7đ)
Số ngày vắng mặt x |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Số học sinh |
5 |
8 |
11 |
3 |
2 |
1 |
N=30 |
- Số học sinh chỉ vắng mặt 1 ngàylà:8(0.5đ)
- Số học sinh vắng mặt hai ngày là: 11(0.5đ)
-Tần số cao nhất của những ngày vắng mặt là 2 (0.5đ)
3.BÀI MỚI:24'
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
NỘI DUNG CHÍNH |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới: Hoạt động 1:Chữa bài tập. Làm bài tập 11?
Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 12(SGK): Gv nêu đề bàI- Treo bảng 16 lên bảng. Yêu cầu Hs lập bảng tần số từ các số liệu trong bảng 16. Số các giá trị khác nhau là bao nhiờu?
Sau khi có bảng tần số, em hãy biểu diễn các số liệu trong bảng tần số trên biểu đồ đoạn thẳng?
Bài 13 (SGK): Gv nêu đề bàI- Treo bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ ở Hình 3. Yêu cầu Hs quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi?
Bài 9(SBT): Gv nêu đề bàI- Treo bảng thu thập số liệu có trong bài 9 lên bảng. Số các giá trị khác nhau là bao nhiờu? Yêu cầu Hs lập bảng tần số.
Gọi Hs lên bảng lập biểu đồ thể hiện các số liệu trên?
4/ Củng cố: Nhắc lại cách lập biểu đồ đoạn thẳng. |
Lập biểu :
đồ:
Hs lập bảng tần số. Số các giá trị khác nhau là 8.
Hs thể hiện trên biểu đồ. Cột ngang ghi các giá trị x, cột đứng ghi tần số n.
Hs trả lời câu hỏI- a/ Năm 1921, số dân của nước ta là 16 triệu ngườI- b/ 78 năm. c/ 25 triệu ngườI-
Số các giá trị khác nhau là 6.
Hs lập bảng tần số.
|
I/ Chữa bài tập: Bài 11: (SGK)
II/ Luyện tập: Bài 12(SGK): a/ Bảng tần số:
b/ Lập biểu đồ đoạn thẳng: n 3 2 1 0 17 18 20 25 28 30 31 x Bài 13 (SGK): a/ Năm 1921, số dân của nước ta là 16 triệu ngườI- b/ Từ năm 1921 đến năm 1999 dân số nước ta tăng từ 16 đến76 triệu người, nghĩa là trong 78 năm dân số nước ta tăng thêm 60 triệu ngườI- c/ Từ năm 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm 25 triệu ngườI- Bài 9(SBT): a/ Lập bảng tần số:
b/ Vẽ biểu đồ: n
2 1 0 40 50 80 100 120 150 x |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức vào giải bài toán cơ bản Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm… Thời gian: 8 phút |
- Xem lại các bàI-đã làm - Làm bài tập sau: Điểm thi HKI môn toán của lớp 7A như sau: 7,5 5 5 8 7 4,5 6,5 8 8 7 8,5 6 5 6,5 8 9 5,5 6 4,5 6 7 8 6 5 7,5 7 6 8 7 6,5 a) Dấu hiệu là gì ? Dấu hiệu có bao nhiêu giá trị ? b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó ? c) Lập bảng tần số dấu hiệu. d) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. - Đọc bài đọc thêm/15 sgk * CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS Câu 1: Bài 13 sgk (M1) Câu 2: Bài 12 sgk (M3) Câu 3: Lập bảng tần số từ biểu đồ (M4) |
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: thuyết trình Thời gian: 2 phút |
- Làm lại bài tập 12 (tr14-SGK) - Làm bài tập 9, 10 (tr5; 6-SGK)- Đọc Bài 4: Số trung bình cộng |
VI- RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 7