Giáo án vnen bài Vượt thác

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Vượt thác. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án vnen bài Vượt thác
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… TIẾT 81 -> 84 BÀI 20: VƯỢT THÁC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: • Phân tích được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động miêu tả trong văn bản, phát hiện nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. • Biết các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh. 2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn bài văn tả cảnh, trình bày các ý theo thứ tự nhất định. 3. Thái độ: yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị lao động. 4. Định hướng phẩm chất, năng lực : • Phẩm chất: Yêu nước nhân ái, chăm chỉ • Năng lực:Ngôn ngữ, tự chủ tự học, giao tiếp, hợp tác II. CHUẨN BỊ, 1. Giáo viên: • Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh tác giả ,tác phẩm , phiếu học tập • Bảng phụ ,máy chiếu 2. Học sinh: Xem trước bài, đọc kĩ truyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Mục tiêu- Nội dung- Phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống A. Hoạt động khởi động: ? Quan sát ảnh: hình ảnh thể hiện gì? Phát biểu cảm nghĩ nếu mình trải qua cảnh đó. Để vượt qua thử thách trong cuộc sống, con người cần có phẩm chất gì? Gv cho h/s hoạt động cá nhân H/s đọc mục A và thực hiện yêu cầu *Phương pháp , kĩ thuật dạy học :Thuyết trình , hoạt động cá nhân. Gv chốt , chuyển B. Hoạt động hình thành kiến thức: *Mục tiêu: hs phân tích được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên, và vẻ đẹp của người lao động, thấy được biện pháp nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và con người. GV gọi h/s chia sẻ về cách đọc ? Nêu cách đọc văn bản ? - GV đọc mẫu, gọi hs đọc,hs khác nhận xét , gv nhận xét . *Phương pháp , kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ? Nhắc lại những nét chính về tác giả? ?Thể loại văn bản ? ?PTBĐ? *Phương pháp , kĩ thuật dạy học :PP thảo luận cặp ,vấn đáp Gv hỏi học sinh về một số chú thích và giải đáp khi có thắc mắc của trò Gv cho h/s hoạt động cặp đôi H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ? Hoàn thành sơ đồ để xác định bố cục văn bản? Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.b H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận Gv quan sát trợ giúp khi cần PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả qua những chi tiết nào? (đoạn sông phẳng lặng, sông có nhiều thác dữ, sông qua thác dữ) ? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.c H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận G v quan sát trợ giúp khi cần PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... ? Cảnh được miêu tả theo trình tự nào? Vị trí quan sát của ngừi miêu tả trong văn bản? Vị trí ấy có thích hợp không vì sao? ? Hình ảnh miêu cây cổ thụ hai bên bờ sông? Nghệ thuật? Ý nghĩa của mỗi hình ảnh? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.c H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận Gv quan sát trợ giúp khi cần PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... ? Hình ảnh DHT: ngoại hình, hành động? ? các hình ảnh so sánh giúp em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tư thế của DHT trong cuộc vượt thác? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động cá nhân ý 2.d Hs nhận nhiệm vụ Gv quan sát trợ giúp cần *Phương pháp , kĩ thuật dạy học :PP vấn đáp ? Nêu cảm nhận về thiên nhiên và con người trong cuộc vượt thác , mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, nghệ thuật nổi bật trong bài. Gv có thể yêu cầu h/s báo cáo kết quả *Mục tiêu: hs nhận diện được các kiểu so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh. Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu về các kiểu so sánh: H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ? Tìm từ ngữ so sánh trong các câu thơ ở cột A. Nối câu thơ có phép so sánh ở cột A với cột B để xác định các kiểu so sánh của câu thơ đó? *Phương pháp , kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp ,vấn đáp Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.b- tìm hiểu tác dụng của phép so sánh. H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận Gv quan sát trợ giúp khi cần PP,KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... ? Đọc lại các câu có phép so sánh trong bài Vượt thác đã liệt kê. Hãy chọn phân tích tác dụng gợi hình gợi cảm của một trong số những phép so sánh đó? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục a. H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ? VB1: Văn bản tả cảnh gì? Vị trí quan sát? Cảnh miêu tả theo trật tự nào? ? VB 2: Miêu tả theo trật tự nào? Để miêu tả lũy làng, tác giả sd chi tiết nt nào? Liệt kê chi tiết nt đó? Gv chuẩn kiến thức. Gv gọi hs chia sẻ: ? Để làm bài văn tả cảnh em cần thực hiện những công việc gì? Bố cụ của bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần? *Phương pháp , kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân C. Hoạt động luyện tập: Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 1. H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ?Tìm, xác định kiểu so sánh và chỉ ra tác dụng của chúng? *Phương pháp , kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. Gv chuẩn kiến thức. Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 2. H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện GV quan sát trợ giúp khi cần ?Lập dàn ý cho đề văn đẫ chọn? Chọn một ý trong dàn ý để viết thành đoạn văn miêu tả? ?Trao đổi bài với bạn để tham khảo và rút kinh nghiệm? *Phương pháp , kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. Gv chuẩn kiến thức. D. Hoạt động vận dụng Gv giao nhiệm vụ cho hs hđ cá nhân làm bài tại lớp. 1. Chọn một trong các đề viết bài văn tả cảnh -Đề 1: Tả cây đào ,hoặc cây mai dịp tết đến xuân về - Đề 2: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào 1 ngày hè - Đề 3: Tả lại quang cảnh một hồ nước đẹp trong công viên - Đề 4: Viết thư cho bạn ở xa tả lại khu phố, thôn xóm hay bản làng nơi em ở vào một ngày đông giá lạnh 2. Đọc cho người thân nghe bài văn tả cảnh em viết và lắng nghe nhận xét của họ để hoàn thiện bài viết E. Hoạt động tìm tòi mở rộng Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà Đọc thêm “Nước non ngàn dặm ” của Tố Hữu “Biển đẹp ” của Vũ Tú Nam. 1. Đọc văn bản: - Cách đọc: + P1. dọc với giọng nhẹ nhàng... + P2. Đọc với giọng mạnh mẽ. + P3. Đọc với giọng trầm, tình cảm... * Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Võ Quảng ( 1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam . + Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi . - Tác phẩm : + “Vượt thác” trích chương XI của truyện “ Quê nội” (1974) - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả - Ngôi kể : 1 - Chú thích : 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần + Từ đầu đến vượt nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác. + Đoạn 2: tiếp đến thác cổ cò: Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư. + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác. - Đoạn trích là sự phối hợp giữa tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. b. Bức tranh thiên nhiên: (1) Chi tiết miêu tả cảnh dòng sông và hai bên bờ - Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác + Cảnh hai bên bờ : - Bãi dâu trải bạt ngàn,vườn tược um tùm - Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. + Cảnh dòng sông - Dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng lướt bon bon....chở đầy sản vật. - Đoạn sông có nhiều thác dữ : Dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng. - Đoạn sông qua thác dữ: + Dòng sông: Quanh co dọc núi cao + Bờ sông: Những dãy núi cao sừng sững. Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước (2) Nghệ thuật miêu tả -Trình tự miêu tả : Không gian - Ví trí quan sát: trên con thuyền di động và vượt thác. Vị trí ấy thích hợp vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, cần điểm nhìn trựctiếp và di động. - Hình ảnh cây cổ thụ : +Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. -> nhân hóa những cây cổ thụ gần gũi mang hơi thở sức sống ,tâm trạng con người + Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước -> So sánh tô đậm hình ảnh cây cổ thụ vừa nói lên nét hoang sơ, trù phú đồng thời tượng trưng cho bản lĩnh vững vàng của những người lao động vùng sông nước. c. Vẻ đẹp con người. (1) Chi tiết miêu tả và so sánh Dượng Hương Thư Ngoại hình Hành động đánh trần,các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.. Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng soạc. Ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại...động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt Hình ảnh so sánh : như pho tượng đồng,giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ ,khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà nhỏ nhẻ nhu mì... (2) Ngoại hình gân guốc, chắc khỏe thể hiện một người đã từng xông pha đối mặt nhiều lần với thử thách Phẩm chất :bền bỉ, quả cảm, có tinh thần vượt lên gian khó. d.- Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính có chỗ dữ dội, và mãnh liệt hơn. - Người lao động khỏe mạnh gân guốc ,bền bỉ quả cảm chinh phục thử thách - Nghệ thuật : Miêu tả kết hợp so sánh nhân hóa. 3.Tìm hiểu về các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh: a. Nhận diện các kiểu so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Vế A Vế B -> So sánh ngang bằng Con đi trăm núi ngàn khe -Vế A Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. Vế B Con đi đánh giặc mười năm-Vế A Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Vế B -> So sánh không ngang bằng Anh đội viên mơ màng- Vế A Như nằm trong giấc mộng- Vế B -> So sánh ngang bằng Bóng Bác cao lồng lộng – Vế A Ấm hơn ngọn lửa hồng – Vế B -> So sánh không ngang bằng Những ngôi sao thức ngoài kia Vế A Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Từ so sánh Vế B  So sánh không ngang bằng( hơn kém) Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời A TSS B  So sánh ngang bằng. b. Tác dụng của phép so sánh - Gợi hình ảnh giúp cho việc miêu tả sự vật sự việc được cụ thể sinh động, biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc * Phân tích tác dụng gợi hình của phép so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. - Tâm hồn: Sự vật trừu tượng phi vật thể, không tri giác được, không định lượng được, khó định tính. - Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, có thể hình dung bằng kinh nghiệm sống có cảm xúc, gắn với những kỉ niệm. Đó là một thời gian cụ thể, một không gian đày nắng, đầy gió, đầy tiếng ve và rực rỡ hoa phượng đỏ... Tất cả cho ta hiểu rằng tâm hồn tôi là một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai tre hồn nhiên, vô tư đến thánh thiện. -Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh... Gợi : Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng. - Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. - Tình yêu niềm tin vào con người lao động 4. Tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh: a. Đọc văn bản Văn bản 1 : - Cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ . -Vị trí : Trên thuyền – - Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ. + Từ gần đến xa Đầu tiên là miêu tả con sông Năm Căn mênh mông rộng lớn, tiếp đến là tả hai bên bờ sông có rừng đước dựng lên cao ngất rồi tiếp tục tả cụ thể cây đước. Ấn tượng nổi bật là cảm giác về màu xanh. Văn bản 2: - Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về phẩm chất, hình dáng, mầu sắc của luỹ tre làng. - Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre. - Kết đoạn: Tả măng tre và phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loại tre. -> Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, (trình tự không gian). - Chi tiết nghệ thuật : liệt kê ,so sánh, nhân hóa b. - Khi tả cảnh cần: + Xác định đối tượng miêu tả + Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu + Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự nhất định. - Bố cục: + MB: Giới thiệu cảnh định tả + TB: Tập trung tả cảnh vật theo một trình tự đã được lựa chọn(không gian thời gian đặc điểm của cảnh). + KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh được tả 1.Tìm phép so sánh, kiểu so sánh,tác dụng - Các câu văn có dùng phép so sánh: + Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...(so sánh ngang bằng) + Có chiếc lá như con chim...(so sánh ngang bằng) + Có chiếc lá như thầm bảo rằng...( so sánh ngang bằng) + Có chiếc lá như sợ hãi...( so sánh ngang bằng) + Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn...( so sánh không ngang bằng) - Sự vật được so sánh trong hoàn cảnh: + Sự vật được đem ra so sánh là những chiếc lá. + Chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng. * Tác dụng của phép so sánh Gợi ra những hình ảnh cụ thể, sinh động về khoảnh khắc và cách mỗi chiếc lái lìa cành - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Tâm hồn nhạy cảm,tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên 2. a Chọn 1 trong 2 đề văn và viết theo gợi ý -Đề 1: Tả lại quang cảnh dòng sông mà em có dịp quan sát - Đề 2: Sân trường giờ ra chơi là một bức tranh sinh động, hãy tả lại. b. Lập dàn ý. Chọn 1 ý viết thành đoạn Tả cảnh sân trường lúc ra chơi: - Mở bài : Giờ ra chơi sân trường thật sôi động - Thân bài : + Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến + HS từ các lớp ùa ra sân trường + Cảnh HS chơi đùa + Các trò chơi quen thuộcr + Trống vào lớp, HS về lớp - Kết bài :Cảm xúc của người viết c. Trao đổi kinh nghiệm cùng bạn về bài viết Hs có thể trả lời được ý thứ nhất. Ý thứ hai có thể trả lời chưa đủ. Gv gợi ý, dẫn vào bài mới. Hs có thể đưa ra bố cục khác, gv có thể chấp nhận nếu phù hợp. Gv chốt. HS có thể nêu được trình tự miêu tả, vị trí quan sát của ng miêu tả trong văn bản. Một số em có thể k trả lời được câu: Vị trí ấy có thích hợp k? Vì sao? Gv sẽ gợi ý. Hs có thể xác định được hình ảnh miêu tả cây cổ thụ. Một số em có thể không xác định được BPNT và nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh. Gv sẽ gợi ý. Một số em có thể k cảm nhận hết vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tư thế của DHT. GV định hướng. Hs có thể nhận diện được phép so sánh. Một số em có thể k xác định được tác dụng. Gv định hướng. Một số em có thể k xác định được trật tự miêu tả và đầy đủ các chi tiết nghệ thuật. Gv định hướng. Hs có thể k xác định được đầy đủ công việc cần làm trong văn tả cảnh. Gv định hướng. Hs có thể không tìm đầy đủ và xác định kiểu so sánh. Gv định hướng. Hs có thể lập dàn ý còn thiếu ý. Gv định hướng. *Nhật kí bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 6, giáo án vượt thác, giáo án vượt thác vnen 6, giáo án vnen vượt thác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo