Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài Tập làm văn số 7. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn miêu tả: Phương pháp làm bài văn miêu tả, các thao tác cơ bản trong văn miêu tả, các bước làm một bài văn miêu tả, cách lựa chọn trình tự miêu tả, vị trí quan sát... Đặc trưng cơ bản của một bài văn miêu tả sáng tạo. Vai trò của yếu tố quan sát, liên tưởng, so sánh trong một bài văn miêu tả sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn
- Nhận ra được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình về các mặt: nội dung và hình thức trình bày.
3. Thái độ:
- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập, nhận ra lỗi sai trong bài làm của mình, của bạn để rút kinh nghiệm trong các bài viết tiếp theo.
4. Định hướng phát triển năng lực:.
- Năng lực tự nhận thức: Biết nhìn nhận đánh giá đúng về khả năng của mình thông qua một bài viết văn cụ thể.
- Năng lực giao tiếp: bày tỏ ý kiến của bản thân, đồng thời biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác; k/ năng tư duy phê phán ...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, p2 thuyết trình...: GV gợi mở hướng dẫn để hs xây dựng dàn ý của bài văn ...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài văn của mình.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Bài soạn, tài liệu, đồ dùng DH. Máy chiếu, máy tính.
2. HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nhắc lại khai niệm miêu tả? Nêu phương pháp làm bài văn miêu tả ?
Yêu cầu:
* Miêu tả: Làm nổi bật các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người, giúp người đọc (nghe) hình dung ra sự vật, con người được miêu tả.
* Khi miêu tả cần:
+ Xác định đối tượng miêu tả.
+ Chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc.
+ Trình bày theo một thứ tự.
- Bố cục của bài văn miêu tả:
+ MB: giới thiệu đối tượng cần tả.
+ TB: Tả chi tiết đối tượng theo thứ tự hợp lí.
+ KB: Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tái hiện đề
- Bước 1: GV đưa đề bài lên bảng phụ.
Hãy tưởng tượng và tả lại quang cảnh khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.
- HS đọc đề bài – GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi 1, thực hiện xây dựng dàn ý...
- HS trả lời. GV bổ sung:
+ Bài văn phải có bố cục rõ ràng, câu văn mạch lạc.
+ Nội dung miêu tả ....
- Bước 2: GV đưa hướng dẫn chấm điểm từng câu lên máy chiếu/bảng phụ.
Hoạt động 2: Nhận xét chung
- GV nhận xét chung ưu nhược điểm của bài văn làm, khi nhận xét – GV có thể chiếu một vài đoạn bài làm để hs quan sát.
1. Ưu điểm:
- Biết xác định yêu cầu của đề, nắm được các đặc điểm nổi bật của đối tượng, bước đầu xây dựng được bố cục bài văn 3 phần...
- Một số chữ viết sạch, đẹp; nội dung đầy đủ chi tiết; Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả linh hoạt hấp dẫn; Câu văn lưu loát.
2. Nhược điểm:
- Một số hs chưa vận dụng linh hoạt lí thuyết vào làm bài. Chưa nắm chắc bố cục bài viết: Các phần MB - KB chưa tốt, chưa đạt yêu cầu.
- Một số bài miêu tả còn lộn xộn, chưa đảm bảo trình tự hợp lí, chưa biết tái hiện đối tượng thông qua những đặc điểm nổi bật nhất, lời văn dài dòng ... Một số còn sao chép văn mẫu.
- Một số hs còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày cẩu thả, chữ xấu.
Hoạt động 3: trả bài
- GV trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ bài làm của mình, so sánh với dàn ý đã nêu.
- Yêu cầu hs quan sát, xem bài của mình đã đạt yêu cầu chưa sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trong bài làm của mình.
Hoạt động 4: chữa lỗi
- GV chữa lỗi cụ thể, yêu cầu hs xác định lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi, cách chữa và chữa lỗi.
1. Phương pháp làm bài.
- Chưa quan sát miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng. Tả chi tiết thiếu chọn lọc. Hoặc nhầm sang bài kể về khu vườn.
- Xác định chưa đúng yêu cầu của đề về đối tượng, nên còn nhầm tả khu vườn vào các thời điểm trưa, tối, hay mùa hè mà không chú ý thời điểm buổi sáng đẹp trời.
- Mở bài chưa giới thiệu khái quát về đặc điểm của đối tượng. Trình tự miêu tả phần thân bài còn lộn xộn. Kết bài sơ sài, chưa khẳng định đối tượng mà chỉ nêu tình cảm của mình quá ngắn: em rất yêu khu vườn; chưa hợp lí: em sẽ chăm sóc cho khu vườn này nhiều hơn.
2. Trình bày:
- Lỗi chính tả:
+ Nhầm lẫn các phụ âm:
+ Viết sai chính tả do chưa hiểu từ:
- Hình thức bài làm: Chữ viết cẩu thả, gạch xóa nhiều
3. Diễn đạt.
- Lỗi diễn đạt:
+ Diễn đạt lủng củng, không rõ ý; lặp từ
+ Dùng từ chưa phù hợp, từ không đúng nghĩa, từ không đúng về sắc thái biểu cảm.
+ Câu sai ngữ pháp: Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, hoặc: câu mới chỉ có trạng ngữ mà thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Câu không rõ nội dung; có câu chủ ngữ nêu sự vật, hiện tượng nhưng vị ngữ lại nêu thông tin không lô gic với chủ ngữ.
Hoạt động 5: đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu
- GV công bố điểm, đọc bài văn hay
- GV đọc những đoạn, những bài viết tốt:
- Tuyên dương bài làm sáng tạo:
I/ ĐỀ BÀI.
II/ NHẬN XÉT CHUNG:
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
III/ TRẢ BÀI.
IV/ CHỮA LỖI:
1. Phương pháp làm bài.
2. Trình bày:
- Chính tả.
- Hình thức bài làm.
3. Diễn đạt.
- Dùng từ.
- Viết câu.
V/ ĐỌC BÀI, ĐOẠN, PHẦN TIÊU BIỂU:
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Về nhà tiếp tục sửa bài, chép lại vào vở Tập làm văn.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Ôn tập tổng hợp”.
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị đề cương ôn tập.