Giáo án ngữ văn 6: Bài Ôn tập tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt: Cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ. - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp. 2. Kỹ năng - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn. 3. Thái độ - GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của TV 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ tiếng Việt trong khi nói, viết. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực ... II. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: thuyết trình, thảo luận ... - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ... Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn Định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Cho từ “chăm chỉ” a. Phát triển từ trên thành cụm từ. Chỉ rõ là cụm từ loại nào? b. Đặt câu với cụm từ em vừa tạo lập? Đáp án: a. VD: đang (rất/ không/ đã) chăm chỉ học bài (CTT) b. HS tự đặt câu 3. Bài mới  Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 1 phút GV dẫn dắt: Ở học kì I, ta đã được học về Cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ...Tiết học hôm nay ta sẽ khái quát lại kiến thức Giúp học sinh nhận biết, nắm được các đặc điểm về chỉ từ; Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết - Bước 1: GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm: 5 nhóm với 5 nội dung (sơ đồ) trong SGK/169 -171 - Thời gian: 5 phút - Lần lượt các nhóm trả lời theo nội dung sơ đồ. - Các nhóm bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại những kiến thức cơ bản. - Bước 2: HS hoạt động nhóm bàn - BT1: GV cho sẵn một số từ trên bảng (Máy chiếu) – HS lên bảng kẻ bảng phân loại từ đơn, từ phức – ghép, láy. - BT2: GV cho sẵn một số từ đơn trên bảng (Máy chiếu) – HS phát triển thành từ ghép, láy -> đặt câu. I. Hệ thống kiến thức 1. Từ và cấu tạo từ - Từ là đơn vị nhỏ dùng để đặt câu. - Phân loại từ theo cấu tạo gồm: + Từ đơn: là từ có 1 tiếng + Từ phức: là từ có 2 hay nhiều tiếng * Từ ghép: các tiếng có quan hệ về tiếng * Từ láy: các tiếng có quan hệ về ngữ âm - Bước 3: GV yêu cầu HS nhắc lại khai niệm về nghĩa của từ - HS trả lời. GV nhận xét + Nghĩa của từ: là nội dung mà từ biểu thị. + Từ gồm nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) và nghĩa chuyển (nghĩa được tạo ra trên cơ sở nghĩa gốc). - Có 2 cách giải thích nghĩa của từ : + đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa + trình bày khái niệm... - Bước 4: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn, làm bài tập thực hà-nh - BT1: GV cho sẵn một số từ trên bảng (Máy chiếu): mặt, mũi, đầu, xuân, lạnh – HS tìm các nghĩa khác nhau của từ. - BT2: Cho biết các từ trên được giải thích theo cách nào. - HS làm bài tập. GV nhận xét, chấm điểm 2. Nghĩa của từ * Sơ đồ (SGK170) * Nội dung: - Khái niệm nghĩa của từ. - Các nghĩa của từ: + Nghĩa gốc + Nghĩa chuyển. - Cách giải thích nghĩa từ - Bước 5: GV yêu cầu HS nhắc lại khai niệm từ thuần việt, từ mượn và cho ví dụ. - HS trả lời. GV nhận xét + Từ thuần Việt : do nhân dân ta sáng tạo ra. + Từ mượn: do vay mượn của tiếng nước ngoài. + Ví dụ về từ mượn... - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn. - GV cho sẵn một số hình ảnh... hs tìm từ phù hợp, ứng với hình ảnh -> cho biết đó là từ mượn hay từ thuần việt. - Cho hs lựa chọn và lí giải cách lựa chọn của mình trong việc sử dụng từ mượn hay từ thuần Việt. 3. Phân loại từ (theo nguồn gốc) * Sơ đồ (SGK/170) * Nội dung: - Từ thuần Việt - Từ mượn: - Bước 6: Lặp từ: gây cho đoạn văn nặng nề. - Lẫn lộn các từ gần âm gây khó hiểu cho người đọc - Dùng sai nghĩa của từ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn: GV cho sẵn một số ví dụ mắc lỗi dùng từ - hs phát hiện lỗi và sửa lỗi. a. Thạch Sanh và công chúa kết hôn với nhau. Đám cưới của Thạch Sanh và công chúa to nhất kinh kì. -> Lặp từ -> ... Đám cưới của họ... b. Lan rất bàng quang với việc của lớp. -> Lẫn lộn từ gần âm -> ... bàng quan... c. Hùng rất kiên cố với lập trường của mình -> Dùng từ sai nghĩa -> ... kiên định/ kiên trì... 4. Lỗi dùng từ * Sơ đồ (SGK/171) * Nội dung: - Lặp từ - Lẫn lộn các từ gần âm. - Dùng từ không đúng nghĩa - Bước 7: GV yêu cầu HS hoàn thanh sơ đồ các khái niệm về: DT, ĐT, TT, ST, LT, chỉ từ (Kẻ bảng) - GV đưa các khái niệm “DT, TT, LT, chỉ từ” để ở các ô không phù hợp khái niệm, hs nhận xét, sắp xếp lại. + HS nêu các k/n còn lại: ĐT, ST, Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT/ Cấu tạo ... - GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân Tìm cụm tính từ trong đoạn trích sau và phân tích cấu tạo: ... Có một con ếch sống lâu ngày... vị chúa tể. Phần trước Phần trung tâm Phần sau rất hoảng sợ chỉ bé bằng chiếc vung oai như một vị chúa tể - GV cho ví dụ về một DT, ĐT, TT – hs phát triển thành cụm từ.... * Chú ý: Phân biệt từ - cụm từ/ cụm từ - câu/ tổ hợp từ không có phụ trước, phụ sau – cụm từ/ 5. Từ loại và cụm từ * Sơ đồ (SGK/171) * Nội dung: - Từ loại: DT, ĐT, TT,ST, LT, chỉ từ. - Cụm từ: CDT, CĐT, CTT HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút Bài tập 1: - HS làm việc theo nhóm bàn. - Gọi 3 hs lên bảng làm - GV + lớp chữa: + Đất nước: từ phức (ghép) từ thuần Việt, danh từ. + lấp lánh: từ phức (láy) + vài: từ đơn, từ thuần Việt, lượng từ. Bài tập 4: - HS làm việc cá nhân - 3 hs lên bảng làm - GV + lớp sửa chữa. II. Luyện tập Bài tập 1: Cho 3 từ: đất nước, lấp lánh, vài. Phân loại các từ trên theo các sơ đồ 1, 3, 5 Bài tập 4: a/ yếu điểm b/truyền tụng c/ sáng lạng d/ khẩn thiết e/ chứng thực HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - Bước 1: GV dùng sơ đồ hệ thống toàn bộ kiến thức TV đã học. - Bước 2: Có một bạn HS phân loại các cụm DT, ĐT, TT ... Cách phân loại đã đúng chưa? Nếu sai hãy giúp bạn sửa lại? Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Những bàn chân đổi tiền nhanh Buồn nẫu ruột Cười như nắc nẻ Xanh biếc màu xanh Trận mưa rào đồng không mông quạnh Tay làm hàm nhai Xanh vỏ đỏ lòng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV yêu càu HS: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) về chủ đề học vẹt, trong đó sử dụng danh từ, động từ, tính từ? Gạch chân các từ loại đó? - HS thực hiện. GV chấm và chữa bài. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ: + Ôn tập toàn bộ kiến thức về tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. + Vận dụng kiến thức TV đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài TLV số 2: lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kì I

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập tiếng Việt, giáo án chi tiết bài Ôn tập tiếng Việt, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập tiếng Việt

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều