Giáo án vnen bài Thạch Sanh

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Thạch Sanh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án vnen bài Thạch Sanh
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 6: THẠCH SANH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : • Kể lại được nội dung truyện Thạch Sanh; xác định những chi tiết về sự ra đời, đặc điểm về tính cách, hành động của nhân vật Thạch Sanh; phát hiện và nhận xét những chi tiết hoang đường, kỳ ảo; trình bày được ước mơ của nhân dân qua câu chuyện; nêu được một số đặc điểm của truyện cổ tích • Biết cách sửa lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm; có ý thức sử dụng từ chính xác khi nói, khi viết • Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo yêu cầu 2. Kỹ năng : đọc, kể, tìm hiểuvăn abnr Thạch Sanh, khả năng dùng từ, nhận xét đánh giá bài văn tự sự. 3. Thái độ : yêu thích môn học, Trân trọng bảo vệ lẽ phải,có thái độ chủ động, tích cực học tập. 4. ĐHNLPC: • NL tự chủ, giao tiếp và hợp tác,… • NL đọc hiểu văn bản, NL sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản,… • PC: Yêu đất nước, chăm chỉ, trung thực II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập • Tranh ảnh về Thạch Sanh , Truyện tranh Thạch Sanh 2. Học sinh: Xem trước bài III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: • Nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp... MT, ND hoạt động CTTC Sản phẩm DK tình huống - Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới - PP, KT: giao và giải quyết vấn đề - PTHĐ: nhóm - GV sử dụng máy chiếu cho HS quan sát các bức tranh sau, lựa chọn nhận xét phù hợp với từng bức tranh và giới thiệu vài nét về một nhân vật trong tranh mà em biết. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV kết luận. Sau đó dẫn dắt vào phần hoạt động hình thành kiến thức. - Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể TTVB - PPDH: PP dạy học nêu và GQVĐ, PP Dạy học hợp tác. - KTDH: KT giao nhiệm vụ - HTTCDH: cả lớp, cá nhân - Gv cho học sinh hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.1 - GV: Hỏi học sinh với bản bản Thạch Sanh cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe. - Giáo viên cho học sinh nhận xét về cách đọc của bạn. - GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản: giọng chậm rãi, sâu lắng ở đoạn đầu, đoạn sau say mê khi tả các trận đánh. ? - GV: Trong câu chuyện Thạch Sanh có những nhân vật nào?Nhân vật nào là nhân vật chính? Nêu các sự việc chính của chuyện - GV chốt: Nắm vững các sự việc chính để kể lại câu chuyện Thạch Sanh. - Mục Tiêu: Nắm được cốt truyện , hiểu được ý nghĩa của truyện -PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, KT động não, - HTTCDH: CĐ,N, CN * Giáo viên chuyển phần chú thích: Hướng dẫn HS đọc thầm phần chú thích. GV có thể đặt vấn đề đối với HS ngoài các từ được giải thích trong văn bản có thể tìm hiểu thêm một số từ khác - GV cho học sinh tìm hiểu các chi tiết kì lạ, chi tiết hiện thực giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh theo hình thức: Làm việc cá nhân( Đọc thầm từ đầu đến”… mọi phép thần thông”, sau đó các em thảo luận nhóm. GV có thể cử đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác có thể bổ sung cho bạn. - GV hỏi thêm: Dụng ý của nhân dân về cách kể sự ra đời đó? - GV: HS làm câu hỏi b qua phiếu học tập, cách làm theo cặp trong nhóm, nhóm trưởng chỉ đạo hỏi ý kiến các bạn trong nhóm. Đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác bổ sung. ( GV chiếu bảng chưa điền nội dung lên màn hình) - GV chốt và trình chiếu bảng đã hoàn chỉnh: - GV: Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đánh đuổi 18 nước chư hầu nhờ những phương tiện thần kỳ nào? - GV cho học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của cây đàn và chiếc niêu thần. - GV cho học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu mục B.2c,d - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chốt. GV cho HS rút ra ý nghĩa của truyện Thạch Sanh Gv cho hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.e,g/49 GV bổ sung: Tác phẩm thuộc kiểu truyện về nhân vật dũng sĩ, trong đó nổi bật lên hình tượng ng¬ười dũng sĩ tài năng, dũng cảm trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Cốt truyện của dạng này th¬ường li kì, hấp dẫn, nhiều chặng gắn với những chiến công của chàng dũng sĩ. Nhiều truyện dũng sĩ kế thừa thể loại thần thoại, mô tả chiến công kì vĩ của con ngư¬ời. GV chốt - HD về nhà: học bài và chuẩn bị các dụng cụ để tiết sau chúng ta đóng vai nhân vật tái hiện chiến công của Thạch Sanh. GV phân chia nhiệm vụ các nhóm. Tuần 6 - Tiết 23 - Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhập vai diễn xuất cho HS - PP, KT: nhóm, trò chơi - HTTC: nhóm - GV cho h/s hoạt động nhóm lớn qua việc bốc thăm các chiến công của Thạch Sanh và đóng vai nhân vật Thạch Sanh tái hiện chiến công đó ,không dùng ngôn ngữ chỉ dùng hành động cử chỉ - Yêu cầu cả lớp bình chọn người đóng vai tốt nhất - MT: rèn cách dùng từ đúng nghĩa - PP, KT: giải quyết vấn đề, băng chuyền - HTTC: cặp đôi - GV cho h/s hoạt động cặp đôi theo yêu cầu mục C.2a Đổi Vị trí VD để HS dễ theo dõi. - GV giao nhiệm vụ cho các cặp : - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp , tiếp cận những cặp cần giúp đỡ. -Yêu cầu h/s trình bày - Các bạn nhận xét bổ sung - GV: HS làm câu hỏi b qua phiếu học tập, cách làm theo cặp trong nhóm, nhóm trưởng chỉ đạo hỏi ý kiến các bạn trong nhóm. Đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác bổ sung. ( GV chiếu bảng chưa điền nội dung lên màn hình) Tuần 6 – Tiết 24 - GV chốt và trình chiếu bảng đã hoàn chỉnh: - HDVN: Làm bài và đọc trước nội dung phần rút kinh nghiệm bài văn tự sự - MT: Vận dụng các kiến thức GV cho h/s làm việc cá nhân theo yêu cầu mục C.3 Yêu cầu h/s căn cứ vào bài làm thực tế để rút ra kinh nghiệm khi viết bài tự sự. khích HS thực hiện yêu cầu mục D-39 1. Vẽ hoặc sưu tầm một bức tranh thể hiện chi tiết trong truyện mà em thích nhất. Đặt tên cho bức tranh đó. 2. Nhận xét về cách dùng từ trong những câu sau: “Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên in-tơ-nét của thanh niên Việt Nam. Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” – nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người khác đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun – mình không mún làm người khác bùn đâu.” - GV khuyến khích HS về nhà thực hiện yêu cầu mục E-39 1. Tìm thêm một số truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại. Kết thúc các truyện đó có điểm chung gì ? Đọc thêm mục 2 *HD về nhà: - Học kĩ bài nắm được: Khái niệm truyện cổ tích ,nhân vật sự việc trong Thạch Sanh, chiến công của chàng ,ý nghĩa một số vật dụng thần kì ,ý nghĩa truyện - Xem trước Bài 7: Em bé thông minh A. Hoạt động khởi động 1. Sọ Dừa , Cây tre trăm đốt ,Tấm Cám , Cây khế ,Cô bé lọ lem…. 2. Gửi gắm niềm tin ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác 3. (1)- (b)Người anh hùng chiến trận (2)-(c) Người hùng chiến thắng thiên nhiên (3)- (a)Người tráng sĩ trong đời thường B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản. a. Đọc Nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, chằn tinh, đại bàng, Công chúa, nhà vua, Ngọc Hoàng, mẹ Thạch Sanh, con vua Thủy Tề.. Sự việc chính: - Lai lịch và nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh. - Thạch Sanh kết nghĩa anh em vơí Lí Thông. - Thạch Sanh diệt Chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. - Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa và lại bị Lí Thông cướp công. - Thạch Sanh cứu con vua Thuỷ Tề, bị vu oan phải vào tù. - Thạch Sanh được giải oan, cưới công chúa. - Thạch Sanh chiến thắng quân mười tám nước chư hầu. - Thạch Sanh lên nối ngôi vua. b. Chú thích 2. Tìm hiểu văn bản (a) Tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh. - Chi tiết kì lạ: + Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con + Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh + Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông - Chi tiết hiện thực: + Con gia đình nông dân + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi  Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. Tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi) (b) Tìm hiểu về hành động, phẩm chất, tính cách của nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông: c. Tiếng đàn: Cứu công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông Cây đàn giãi bầy tình yêu, đòi công lý, tiếng đàn nhân đạo, hoà bình. Đánh lui quân 18 nước chư hầu, cảm hoá được kẻ thù -> đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hoà bình d. Niêu cơm: Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục. ( e) Ý nghĩa của truyện 1. Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ. 2. Truyện thể hiện: Ước mơ công lí xã hội: Thiện thắng ác. 3. Nhưng chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có giá trị: Tạo nên thế giới kỳ ảo của truyện cổ tích, chứa đựng những hình ảnh bay bổng, mơ mộng nâng đỡ và an ủi cho những con người lương thiện. g. Đặc điểm của truyện cổ tích 1. Nhân vật thường là người bất hạnh,dũng sĩ , thông minh ,ngốc nghếch ,đội lốt xấu xí … 2. Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về công lí xã hội: ở hiền gặp lành ,Thiện thắng ác tốt thắng xấu ,chính nghĩa thắng gian tà … 3. Thường có chi tiết kì ảo hoang đường C. Hoạt động luyện tập 1. Trò chơi: Đóng vai Thạch Sanh thể hiện chiến công 2.Chữa lỗi dùng từ a. Lỗi lặp từ 2. Lặp từ Thạch Sanh thay bằng người dũng sĩ , chàng 3. Lặp ý : Trưởng thành là lớn lên 1. Không mắc lỗi b. 3. Rút kinh nghiệm bài văn kể chuyện (Trả bài) D. Hoạt động vận dụng E. Hoạt động tìm tòi mở rộng. Bài 1: VD truyện Sư Không Lộ, Cẩu Khây (người Tày),.. Bài Đọc thêm: Sọ Dừa HS có thể lựa chọn các đáp án khác nhau giáo viên lấy đó làm cơ sở Có thể có HS đọc chưa tốt GV hướng dẫn HS lại cách đọc HS có thể sử dụng ngôn ngữ chưa chuẩn GV định hướng lại HS có thể đóng tốt hoặc chưa tốt. GV nhận xét khích lệ động viên các em để các em có thêm đam mê. HS có thể tìm sai lỗi trong câu. GV định hướng lại GV ngợi khen những bài viết tốt động viên những bài viết còn mắc lỗi Duyệt ngày…tháng…năm 20… III. Nhật kí giờ lên lớp ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 6, giáo án thạch sanh, giáo án thạch sanh vnen 6, giáo án vnen bài thạch sanh

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều