Giáo án ngữ văn 6: Bài Phó từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phó từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : PHÓ TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1.Kiến thức. - Khái niệm phó từ. + ý nghĩa khái quát của phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ) - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng : - Nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng từ loại trong khi nói và viết cho thích hợp. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp Tiếng Việt II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ... IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 1 phút - GV yêu cầu HS diền thêm 3 từ vào câu văn với các từ sau: đã, đang, sắp. Chỉ ra sự khác biệt ở ba câu? - HS trả lời. GV phân tích, nhận xét: • Tôi đã ăn cơm ( sự việc đã diễn ra) • Tôi đang ăn cơm ( sự việc đang diễn ra) • Tôi sắp ăn cơm (sư việc sắp sảy ra)  Sự khác biệt nằm ở từ đã, đang, sẽ. Vậy những từ này thuộc về từ loại nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khai niệm và phân loại phó từ. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu Phó từ là gì? - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu và nêu vấn đề HS thảo luận trả lời theo nhóm bàn: + Quan sát vào các ví dụ, hãy cho biết những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ ngữ nào? + Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV bổ sung: Các từ in đậm chuyên đi kèm ĐT, TT và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT gọi là phó từ. - GV đặt tiếp câu hỏi: Quan sát ví dụ, cho biết phó từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Nó có khả năng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất không? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Bước 2: GV đặt câu hỏi: Phó từ là gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ 1 - HS đọc Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Các loại phó từ: - Bước 1: GV giao việc nhóm 4 ( 2ph): GV đưa phiếu học tập điền các phó từ vào bảng phân loại - HS thảo luận và hoàn thành phiếu HT. - GV nhận xét, chốt kiến thức - Bước 2: GV yêu cầu HS tìm thêm những phó từ mà em biết? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát các ví dụ và trả lời: + Phó từ đứng trước bổ sung ý nghĩa gì ĐT, TT? + Phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ? + Qua bảng trên ta thấy có mấy loại phó từ? Thường bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT, TT? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 4: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - HS đọc - GV yêu cầu HS tổng kết kiến thức bài thông qua hoạt động vẽ sơ đồ tư duy. I Phó từ là gì? 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a. đã đi, cũng ra, vẫn chưa thấy, thật lỗi lạc b. soi (gương) được, rất ưa (nhìn), to ra, rất bướng + Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ => Phó từ + Phó từ thường đứng ở vị trí phụ trước hoặc phụ sau trong cụm động từ, hoặc cụm tính từ không thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu. + Phó từ không có chức năng gọi tên mà chỉ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho các ĐT, TT ấy. * Ghi nhớ 1 II. Các loại phó từ: 1. Ví dụ. Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau đã, đang, từng, sắp rất, hơi lắm, quá cũng, vẫn, cứ, đều không, chưa, chẳng đừng, hãy, chớ vào, được, ra, lên, xuống…. 2. Nhận xét: - 2 loại lớn: • Phó từ đứng trước ĐT, TT bổ sung ý nghĩa: - Quan hệ thời gian. - Mức độ. - phủ định. - cầu khiến • Phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa: - Mức độ - Khả năng - Kết quả, hướng * Ghi nhớ: SGK/ 12 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập: Tìm phó từ trong các câu văn và cho biết các phó từ bổ sung ý nghĩa động từ, tính từ? - HS thực hiện. GV nhận xét và chữa bài. Bài 3:- GV đọc chính tả - Cho hs soát lỗi trong bàn, báo cáo kết quả - GV đánh giá, nhận xét III. Luyện tập. Bài 1 a. Câu 1: Đã (Chỉ quan hệ thời gian). Câu 2: Không (Sự phủ định) còn (Sự tiếp diễn) Câu 4: đã (chỉ thời gian) Câu 6: Đương, sắp : chỉ thời gian lại (chỉ sự tiếp diễn) ra (chỉ kết quả và hướng) Câu 7: cũng : tiếp diễn sắp : (thời gian) Câu 8: đã (chỉ thời gian) Câu 9: Cũng (chỉ sự tiếp diễn) sắp : chỉ thời gian. b. Phó từ: đó ( chỉ thời gian) Bài 3: Viết chính tả HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV cho đoạn văn. Yêu cầu HS đọc và xác định các phó từ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này .. - HS thực hiện. GV chữa bài: Các phó từ: cũng, không, không còn, lắm, cũng, quá, đã, cũng không HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn tả một mùa mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất 4 phó từ 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Phó từ, giáo án chi tiết bài Phó từ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Phó từ

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều