Giáo án ngữ văn 6: Bài Lời văn, đoạn văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lời văn, đoạn văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Thấy được tầm quan trọng của lời văn tự sự - Hiểu được đặc trưng cơ bản của lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng - Biết dùng lời giới thiệu, lời kể trong tự sự. - Biết viết đoạn tự sự thông thường (một đoạn tương ứng với một sự việc hoặc giới thiệu về một nhân vật). 3. Thái độ - Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, phiếu học tập… 2. Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) 3. Bài mới: 40 phút HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 2 phút - GV đặt vấn đề: Khi cô giao trả bài kiểm tra Tập làm văn,một số bạn có lời nhận xét của cô giao: Lời văn chưa trôi chảy, lời văn khô khan... Vậy, em hiểu thế nào là lời văn? - HS trả lời, GV nhận xét: Lời văn ở đây hiểu là cách thức diễn đạt, kiểu diễn ngôn. - GV hỏi tiếp: Theo em, một bài văn tự sự được tạo bởi một hay nhiều đoạn văn? - HS trả lời: Nhiều đoạn văn - GV dẫn dắt: Vậy, làm thế nào để tạo được những lời văn hay, đoạn văn đủ ý, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của lời văn tự sự. Hiểu được đặc trưng cơ bản của lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 15p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lời văn, đoạn văn tự sự - Bước 1: GV gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK/58 – HS đọc. - GV đặt câu hỏi: Đoạn văn 1 giới thiệu về nhân vật nào? Giới thiệu những thông tin gì? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi: Đoạn văn 2 giới thiệu về nhân vật nào? Giới thiệu những thông tin gì? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và trả lời: Những câu văn kể người trong 2 đoạn văn trên thường dùng những từ, cụm từ gì? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức: Các câu văn giới thiệu nhân vật thường có từ: “có”, “là” và câu văn kể ngôi thứ 3 “người ta gọi chàng là”… - GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua 2 đoạn văn vừa phân tích, em thấy khi kể về nhân vật (kể người) thường phải giới thiệu những mặt nào của nhân vật, và ta thường dùng những câu văn như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - Bước 2: GV gọi HS đọc ghi nhớ (1) SGK/59 - HS đọc và GV nhấn mạnh kiến thức. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật * Phân tích ngữ liệu (SGK/58, 59) - Đoạn 1 giới thiệu vua Hùng, Mị Nương: tên gọi, quan hệ, tính tình, hình thức, tình cảm nguyện vọng… - Đoạn 2 giới thiệu ST,TT: tên gọi, lai lịch, tài năng…  Khi kể người: giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ của nhân vật,… thường dùng các câu văn có từ “có”, “là”… - Bước 3: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn trên kể sự việc gì ? Sự việc được kể thông qua một loạt những những hành động việc làm của Thuỷ Tinh, tìm các từ kể hoạt động của TT? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV đặt câu hỏi: Những hành động ấy được kể theo thứ tự nào? Những hành động ấy của TT đem lại kết quả gì? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Nhận xét về lời kể trong đoạn văn? Lời kể trùng điệp đã gây ấn tượng như thế nào cho người đọc? Qua ví dụ em thấy, trong văn tự sự khi kể sự việc thì phải kể như thế nào? - HS thảo luận, trả lời. Các nhóm khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức: - Bước 4: GV gọi HS đọc ý 2 ghi nhớ SGK/59 HS đọc 2. Lời văn kể sự việc - Đoạn văn 3 kể sự việc: Thuỷ Tinh không lấy được vợ, nổi giận, đánh Sơn Tinh. - Dùng một loạt các động từ: giận, đuổi, theo, cướp, hô, gọi, dâng, đánh… - Hành động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước đến sau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc... - Khi kể sự việc: cần kể các hành động, việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. - Bước 5: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: + Đọc lại đoạn văn 1,2,3 và cho biết mỗi đoạn văn có mấy câu? Ý chính của mỗi đoạn là gì ? Chỉ rõ câu biểu đạt ý chính ấy? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Các câu biểu đạt ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề? Vậy các câu còn lại trong đoạn có quan hệ như thế nào với câu chủ đề? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. Giải thích, bổ sung, làm rõ ý chính của câu chủ đề. VD: Trong đoạn văn 1, để dẫn đến ý chính ... người kể đã phải dẫn dắt: Vua có con gái xinh đẹp – vua yêu con – muốn kén chồng cho con. 3. Đoạn văn - Đoạn 1: Vua Hùng muốn kén rể (Câu 2). - Đoạn 2: Giới thiệu STTT (Câu 1, 6). - Đoạn 3: Cuộc giao tranh giữa hai nhân vật (Câu 1)  Câu nêu ý chính gọi là câu chủ đề. Các câu khác giải thích, bổ sung, làm rõ ý chính của câu chủ đề. - Bước 7: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/59 HS đọc * Ghi nhớ SGK/59 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 15 phút Bài tập 1: Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Tìm câu chủ đề của từng đoạn văn. Các câu triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào? - GV chia lớp thành 6 nhóm: + Nhóm 1,2: ý a + Nhóm 3,4: ý b + Nhóm 5,6: ý c - Các nhóm thảo luận và hoàn thanh bài tập vào bảng phụ. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bài tập 2 (SGK/60) Câu nào đúng? Câu nào sai? Tại sao? - HS làm việc cá nhân, hoan thanh bài tập vào vở. - Gọi HS báo cáo kết quả, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bài tập 3 (SGK/60) ? Viết câu giải thích các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh? - GV lưu ý HS vận dụng các kiểu câu giới thiệu (ghi nhớ 1) để viết, mỗi HS viết ít nhất một câu ra nháp - GV gọi HS đọc - lớp nhận xét - sửa (nếu sai) Bài tập 1 (SGK/60) a) Ý chính: Sọ Dừa chăn bò giỏi (câu 2) b) Ý chính: Hai cô chị ác nghiệt, cô út hiền đối xử tốt với Sọ Dừa (câu 2) c) Ý chính: Tính cô Dần còn trẻ con lắm (câu 2). - Cách triển khai ý chủ đề: + Đoạn a: những câu sau giải thích nói rõ cho câu chủ đề. + Đoạn b: câu trước là câu dẫn dắt giải thích -> câu chủ đề. + Đoạn c: những câu sau giải thích rõ ý câu chủ đề. Bài tập 2 (SGK/60) XĐ đúng, sai. a) Sai: vì thứ tự sự việc không lô gích, không hợp lý... b) Đúng: vì trình tự hợp lý. Bài tập 3 (SGK/60) VD: + Thánh Gióng là vị anh hùng đánh giặc cứu nước nổi tiếng trong truyền thuyết VN. + Thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có một chú bé kỳ lạ lên 3 mà vẫn ... đó là Thánh Gióng. + Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ, thần mình rồng có sức khoẻ và nhiều phép lạ, ... + Tuệ Tĩnh là một danh y nổi tiếng ở thời Trần. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3p - GV đặt ra tình huống thực tiễn: Em kể về một người bạn học cùng lớp cho bố mẹ. Em sẽ giới thiệu theo trình tự như thế nào? - HS thảo luận và trả lời. - GV nhận xét và hướng dẫn HS cách trinh bày: Cần trinh bày theo trình tự tên tuổi, lai lịch, hình dáng, tinh cách, những kỉ niệm thân thiết của hai bạn… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian:7 phút - GV yêu cầu HS :Viết đoạn văn ngắn kể về một sự việc trong một câu chuyện mà em sưu tầm được trên sách, báo, mạng. Gạch chân câu chủ đề - HS trình bày, nhận xét cho nhau - GV đánh giá, cho điểm 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ SGK/59; hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập để tiết sau viết bài tập làm văn số 1 + Lập dàn ý cho đề bài: Kể lại một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. + Đọc lại truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Lời văn, đoạn văn tự sự, giáo án chi tiết bài Lời văn, đoạn văn tự sự, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Lời văn, đoạn văn tự sự

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều