Giáo án vnen bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tìm hiểu chung về văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án vnen bài Tìm hiểu chung về văn tự sự
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm văn tự sự. Nắm được từ và tiếng. Xác định được từ mượn trong văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp. Phân biệt được từ và tiếng. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt. Biết cách sử dụng từ mượn hợp lí. 3. Thái độ: Yêu tiếng Việt. 4. Phẩm chất, năng lực: Năng lực hợp tác, giao tiếp, , tự chủ, tự học • Năng lực ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, • Phẩm chất: Trách nhiệm trung thực, chăm chỉ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập 2. Học sinh: Xem trước bài III.PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: - Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm cặp đôi, dậy học trực quan, vấn đáp, thuyết trình. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG A. Hoạt động khởi động - Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới - PP, KT: giao và giải quyết vấn đề - PTHĐ: cả lớp Mục tiêu – Nội dung, phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống -GV: cho học sinh hoạt động chung cả lớp. ? Hằng ngày em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì? Theo em kể chuyện để làm gì ? - GV: yêu cầu h/s đọc mục A. - GV: Gặp những câu hỏi như thế ,theo em người nghe muốn biêt điều gì và người kể phải làm gì? - GV:Hãy nhận xét về vai trò của tự sự ? - GV chuẩn kiến thức. GV : Mỗi câu chuyện được kể phải đảm bảo tiêu chí gì? Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt ,người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao em phải nêu ra rất nhiều việc làm của Lan người nghe mới thấy thuyết phục ? B. Hoạt động hình thành kiến thức: - MT: Hiểu được thế nào là văn tự sự - PP,KT: HĐ nhóm, đặt câu hỏi - PTHĐ: nhóm Giáo viên sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ đưa ví dụ. - GV Cho HS thực hiện nhóm lớn dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Sau khi làm việc cá nhân, nhóm trưởng cho các bạn trả lời trong nhóm. - GV đến các nhóm tư vấn, gợi ý. - GV mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức - HD về nhà: HS về học bài và tìm hiểu trước về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Tuần 2 - Tiết 6 - MT: Phân biệt rõ hơn về từ đơn từ phức từ ghép - PP, KT: nêu và giải quyết vấn đề - PTHĐ: cặp đôi - Cho HS đọc VD - GV yêu cầu HS hđ cặp đôi theo yêu cầu trong sgk-12 - HS thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát hỗ trợ - Gọi HS lên trình bày - HS khác nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. - GV: HS làm câu hỏi b hình thức hoạt động cá nhân( GV chiếu bảng chưa điền nội dung lên màn hình, hoặc đưa bảng phụ). - GV hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa ? Hãy lấy ví dụ về 5 từ ghép ,5 từ láy. - HD về nhà: HS về học bài và tìm hiểu trước về từ mượn Tuần 2 - Tiết 7 - MT: HS nắm chắc về từ mượn - PPKT: nêu và giải quyết vấn đề - PTHĐ: cặp đôi Giáo viên trình chiếu thông tin ở mục 3.a hoặc đưa lên bảng phụ. - GV cho học sinh họat động cặp đôi điền vào phiếu học tập. Từ thuần Việt là gì ? Từ mượn là gì? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là ? Tìm 5 từ mượn khác trong truyện Thánh Gióng ? Nối cột A và B Tài liệu B.3a /12 - GV đến các nhóm tư vấn, gợi ý. - Gv yêu cầu các em trao đổi và kiểm tra đáp án của nhau. - GV chốt ,đưa đáp án trên màn chiếu hoặc bảng phụ. - GV chuyển mục b,c. Cho HS thực hiện nhóm lớn. - GV đến các nhóm tư vấn, gợi ý. Đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác bổ sung. - GV chốt: trên máy chiếu hoặc bảng phụ: - GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục C.2.a/14. Sau đó trình bày ,h/s khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - Gv cho học sinh làm việc theo nhóm lớn theo yêu cầu mục C.2.b,c/14. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - HD về nhà: HS về học bài và chuẩn bị bài tập 1/13 Tuần 2 - Tiết 8 - Mục đích: Ôn tập, củng cố, thực hành các kiến thức đã học trong bài - PPKT ; dạy học hợp tác, trình bày một phút,… - PTHĐ : cá nhân, cặp đôi - GV cho học sinh họat động theo cặp đôi các em trao đổi và thay nhau kể lại chuyện. - GV đến các nhóm tư vấn, gợi ý. - Mục đích: Ôn lại các KT đã học - Phương thức hoạt động: cá nhân - Người nghe: muốn biết thông tin từ những câu chuyện. - Người kể: kể lại ,thông báo,giải thích ,cho biết. =>Tự sự đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người. - Mỗi câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. - Lan là bạn tốt : + Ở trường :Thường xuyên giúp đỡ bạn bè : Giảng bài cho bạn ,đưa bạn về ,chép bài hộ khi bạn bị ốm ....luôn đoàn kết hòa nhã trong lớp,học giỏi nhưng không kiêu ngạo + Trên đường : luôn chào hỏi lễ phép + Về nhà : Chăm chỉ ngoan ngoãn giúp ông bà bố mẹ làm việc nhà -> Lan là tấm gương để noi theo =>Các sự việc giúp hiểu hơn về Lan là người như thế nào , người nghe sẽ có thái độ cụ thể : Khen ngợi biểu dương... B. Hoạt động hình thành kiến thức: 1. Tìm hiểu chung về văn tự sự . a. Thánh gióng, con rồng cháu tiên... b. VD: Truyện Thánh Gióng - Truyện kể về : Thánh Gióng - Sự việc trong : Thánh Gióng + Mở đầu: Sự ra đời kì lạ của Gióng: cha mẹ già chưa có con ,mẹ giẫm vào vết chân thụ thai ,sinh ra đứa bé lên ba ,không nói cười ,đặt đâu nằm đấy +Diễn biến: nghe lời kêu gọi cứu nước ,gióng xin vũ khí ra trận .từ đó gióng lớn như thổi ,bà con góp gạo nuôi chú bé . Có vũ khí ,Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa đi diệt giặc,roi gãy ,Gióng nhổ tre quật vào giặc,giặc tan ,Gióng bay về trời . + Kết thúc: vua nhớ ơn ,phong Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ,hiện nay còn dấu tích để lại - Ý nghĩa : Ca ngợi công đức người anh hùng làng gióng đánh giặc bảo vệ quê hương, thể hiện ước mơ về người anh hùng diệt ngoại xâm 2.Tìm hiểu về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt a.VD Thần /dạy/ dân/ cách /trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở -> phân cách từ. Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng /trọt/ chăn/ nuôi/ và /cách /ăn/ ở -> phân cách tiếng. - Câu 1 đặt dấu phân cách từu - Câu 2 đặt dấu phân cách tiếng - Các từ chỉ gồm 1 tiếng: thần, dạy, dân, cách, và từ đơn - Các từ gồm 2 tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở từ phức (trồng trọt: từ láy; chăn nuôi, ăn ở: từ ghép) b. Sơ đồ hóa 3. Tìm hiểu về từ mượn a.Định nghĩa -Từ thuần việt : từ do nhân dân sáng tạo ra. - Từ mượn: là từ mượn của nước ngoài để biểu thị sự vật hiện tượng đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. 1-d ;2-e ;3-b; 4-a; 5-c b. Cách viết - Từ mượn tiếng Hán và tiếng Ấn – Âu đã được việt hóa viết như từ thuần Việt - Một số từ mượn ngôn ngữ Ấn –Âu chua được việt hóa hoàn toàn, từ hai tiếng trở lên thì có dấu gạch nối giữa các tiếng c. tiếng Hán...... thuần Việt............. tiếng Ấn – Âu....... dấu gạch nối 2. a.- vô cùng,ngạc nhiên, tự nhiên,sính lễ ,gia nhân, tổ chức , thực hiện ,chiến dịch , tiêm phòng,võ sĩ,chủ nhà.....-> tiếng hán - Vắc -xin, fan,nốc ao... b. Thính giả : thính : nghe ;giả : người -> người nghe Độc giả : Độc : đọc ; giả : người -> người đọc. Tác giả : Tác : sáng tác; giả: người-> người sáng tác Yếu điểm : yếu : quan trọng; điểm: điểm -> điểm quan trọng. Yếu nhân : yếu : quan trọng; nhân: người -> người quan trọng. c ,Phiếu học tập sau đây các từ mượn tiếng Hán hoặc từ mượn tiếng Ấn – Âu theo những chủ đề cho sẵn. Tên các đơn vị đo lường Tên một số bộ phận của chiếc xe đạp Tên một số đồ vật M: mét M: Ghi đông M: Ra -đi -ô Ki-lô-met Gác-ba –ga Cát-set Ki- lô –gam Gác-dơ –bu Cà vạt Đê-ca –gam Pê-đan Sơ mi Gam Líp Măng séc C n Xích vi-ô –lông C. Hoạt động luyện tập 1. a. Sự việc : Bé Mây và mèo làm bẫy bắt chuột bằng cá nướng thơm ngon,chuột không bắt được chỉ có mèo bị sa bẫy. -Ý nghĩa : Chế nhạo tính tham ăn của mèo ,qua đó thể hiện tâm hồn trẻ em ngây thơ trong sáng b.Tác dụng của phương thức tự sự : - Tái hiện chân thực sinh động diễn biến của sự kiện lịch sử người Âu Lạc đánh tan quân Tần D. Hoạt động vận dụng. 1. Tìm các từ láy rồi viết vào vở. a. Tả tiếng cười : Khanh khách. b. Tả tiếng nói : Ồm ồm. c. Tả dáng điệu : Lom khom. 2. Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà em cho là không phù hợp. 3. Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô/bác bảo vệ /bác lao công /bạn bè của em mà em nhớ mãi. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Đọc thêm mục 1,2 trong SGK/15 - Học sinh học kĩ bài nắm được : Đặc điểm chung của văn tự sự , từ và cấu tạo từ Tiếng Việt , Từ mượn - Xem trước bài 3 : Sơn Tinh ,Thủy Tinh HS có thể chưa định hướng chính xác các văn bản tự sự. GV gợi ý. HS có thể chưa nêu chi tiết về diễn biến chuyện Thánh Gióng Có thể hs chưa nắm rõ từ đơn, từ phức là như thế nào? GV định hướng Có thể có HS còn nối sai. GV gợi ý tư vấn thêm. HS có thể dùng từ chưa thích hợp GV tư vấn thêm. *Nhật kí giờ học trên lớp ……………………………………………………………………………………....... ……………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………….......

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 6, tìm hiểu chung về văn tự sự, giáo án tìm hiểu chung về văn tự sự vnen 6, giáo án vnen bài tìm hiểu chung về văn tự sự

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều