Giáo án ngữ văn 6: Bài Lòng yêu nước

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lòng yêu nước. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : Đọc thêm: LÒNG YÊU NƯỚC - I - LI - Ê - REN – BUA. – I. TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thiết của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách; lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. - Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút chính luận. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc. - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm. - Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ: - Từ lòng yêu nước của người dân Xô Viết thấy được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, tự hào và vun đắp truyền thống đó. - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ) 3. Bài mới: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong văn bản "Cây tre VN" của Thép Mới? * Yêu cầu: - Hình ảnh cây tre mang những phẩm chất quý báu giống như con người VN. - Cây tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN: + Gắn bó trong cuộc sống, lao động của con người. + Sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. => Là biểu tượng cao đẹp của dân tộc VN, con người VN, cây tre là hình ảnh đáng trân trọng, đáng ca ngợi, tự hào. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV yêu cầu cả lớp đọc “5 điều bác Hồ dạy” với thái độ trang nghiệm, giọng đọc rõng rạc. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Vì sao điều đầu tiên lại là " Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào"? - HS cho ý kiến. GV dẫn dắt: Tình yêu với quê hương, với đất nước là tình cảm cao quý và đáng trân trọng, đó là sức mạnh cội nguồn của mỗi dân tộc. Tác giả Ê-ren-bua đã thể hiện tinh cảm sâu sắc ấy qua tác phẩm “Lòng yêu nước”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Giới thiệu chung. - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả I-lia E-ren-bua? - HS đọc chú thích và trình bày . - GV cho HS quan sát chân dung nhà văn. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức - GV bổ sung: I-lia E-ren-bua còn là một nhà hoạt động xã hội, phóng viên chiến đấu. Ông có mặt hầu hết trong các chiến trường nóng bỏng nhất của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức (1941-1945). Giải thưởng: Văn học quốc gia Liên Xô, hoà bình thế giới Lê-nin. - Cả thế giới biết đến I-lia E-ren-bua qua một số tác phẩm nổi tiếng như: Bão táp, chiến tranh, một số bài báo trong đó có bài báo "Thử lửa" mà "Lòng yêu nước" là đoạn trích hay nhất. I – Giới thiệu chung. 1. Tác giả - Năm sinh-năm mất: 1891-1962 - Là nhà văn, nhà báo lỗi lạc của Liên Xô. - Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ... - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - Nêu như chú thích /107 - GV: Năm 1941 phát xít Đức tấn công Liên Xô, đất nước LX gặp rất nhiều khó khăn trong tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc". Đây là thời kì khó khăn nhất của quân đội và nhân dân Xô Viết. Bài báo "Thử lửa" ra đời trong hoàn cảnh ấy. Nó được in thành triệu tờ truyền đơn gửi đến các chiến sĩ Hồng quân trong chiến hào đầy tuyết trắng và bão lửa. 2. Tác phẩm - Văn bản trích trong bài báo "Thử lửa" (cuối năm 1942) Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng đọc trữ tình khi tha thiết, khi sôi nổi. Nhấn mạnh những từ ngữ, hình ảnh đẹp. Ngắt nghỉ đúng những câu văn dài. Đọc đúng những từ phiên âm địa danh. - GV đọc mẫu một đoạn - 2 HS đọc tiếp đến hết - 1 hs đọc toàn bộ văn bản. - Gv: nhận xét, sửa chữa cách đọc cho hs. - Bước 2: Tìm hiểu từ khó + Giải thích từ "công dân Xô Viết" - chú thích (107) + Văn bản còn giới thiệu với chúng ta rất nhiều địa danh của LX (107-108). - Bước 3: GV đặt tiếp câu hỏi: Văn bản "Lòng yêu nước" được viết theo thể loại nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Đây là một văn bản ký chính luận mang đậm chất trữ tình với nhiều hình ảnh đẹp, giàu cảm xúc. - Bước 4: GV yêu cầu HS: Nêu đại ý và bố cục của bài văn. - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. II – Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc - chú thích 2. Kết cấu - Bố cục - Thể loại ký. - Bố cục : 2 phần. + Từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc" + còn lại - Bước 5: GV yêu cầu HS đọc phần văn bản thứ nhất, thảo luận nhóm bàn, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK (5’). - HS đọc và trả lời câu hỏi: Cho biết câu mở đầu và câu kết ... - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + câu mở đầu: lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. +câu kết: Lòng yêu nhà...lòng yêu tổ quốc. - Bước 6: GV đặt câu hỏi: Em hiểu “vật tầm thường” là như thế nào? - HS tự do phát biểu. GV bổ sung: Đó là những vật bình thường, giản dị, thân quen.... Cụ thể: yêu cái cây trồng..., phố nhỏ..., vị thơm mát của trái lê...mùa thảo nguyên – lòng yêu nước đã được cụ thể hoá một cách rõ ràng. - GV mở rộng: Tiếp đó tác giả đã mở rộng, chứng minh nhận định trên bằng cách nêu những biểu hiện về lòng yêu nước của mỗi người dân Xô Viết trong hoàn cảnh chiến tranh. Biểu hiện về lòng yêu nước ấy được gợi tả thông qua nỗi nhớ quê hương, nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. - Bước 7: GV đặt vấn đề: Nhớ quê hương, mỗi người dân Xô Viết nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp ấy. - HS tìm, gạch chân trong SGK và phát biểu. GV nhận xét, chuẩn kiến thức: + Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng.. + Người xứ U-crai-na: ca tụng.. + Người xứ Grudia: nhớ... + Người ở Leningrat: ám ảnh, nhớ... + Người ở Mát- xcơ-va: nhớ... - Bước 8: GV đặt câu hỏi: Đoạn văn giúp em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của mỗi vùng quê nước Nga? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Vẻ đẹp bình dị, gần gũi, độc đáo, riêng biệt. - GV đặt tiếp câu hỏi: Một loạt từ ngữ nhớ, nghĩ, ca tụng, ám ảnh... diễn tả tình cảm như thế nào của những người dân Xô Viết đối với quê hương đất nước? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Bước 9: GV yêu cầu HS chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong 2 câu văn. - HS sắp xếp và nêu nhận xét: Quy luật tự nhiên Chân lý Dòng suối - sông - dải Trường giang - bể - Yêu nhà - làng xóm - miền quê- yêu tổ quốc  Nhận xét: + Hình ảnh so sánh độc đáo + Sắp xếp các hình ảnh từ nhỏ đến lớn; từ cụ thể đến khái quát; từ gần gũi đến thiêng liêng. - GV bổ sung: câu văn lập luận chặt chẽ, trữ tình, lôgic: chất chính luận trữ tình. - Bước 10: GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy em hiểu thế nào là lòng yêu quê hương đất nước? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Yêu những thứ giản dị thuộc về quê hương đất nước. + Tự hào trân trọng ngợi ca ... + Đi xa luôn nhớ về .... - GV đặt tiếp câu hỏi: Chân lí về lòng yêu nước của tác giả I. E-ren-bua có đúng ở VN không ? Yêu nước là yêu những vật tầm thường bình thường, giản dị, thân quen nhất, vậy là người Việt Nam, em sẽ nghĩ đến những gì... - HS tự do phát biểu. GV bổ sung: - Tình yêu đất nước với mỗi người lại có những suy nghĩ khác nhau: Cánh đồng lúa quê hương, tà áo dài, tiếng nói dân tộc, món ăn….Các nhà thơ cũng thể hiện tình yêu với đất nước của mình qua những vẫn thơ, câu văn. - Bước 11: GV đặt câu hỏi mở, HS thảo luận theo cặp đôi: Là một người dân ........., khi đi xa em sẽ nhớ về điều gì? - HS tự do phát biểu. GV tổng kết, nhận xét. 3. Hướng dẫn phân tích 3.1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước. - Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất. - Thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó, tự hào. - Khẳng định : lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. - GV đặt câu hỏi: Nếu như phần 1 tác giả nêu ngọn nguồn của lòng yêu nước thì ở phần 2 tác giả đã khẳng định điều gì. - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. + Yêu nước là hành động cụ thể để bảo vệ đất nước. - Bước 12: GV đặt tiếp câu hỏi: Có một câu văn rất hay, rất thấm thía khẳng định tình yêu tổ quốc lớn lao, mãnh liệt của người dân Xô Viết. Đó là câu văn nào? Theo em câu văn đó có đúng không? Vì sao? - Hs tìm trong văn bản. GV chuản kiế thức: Câu văn "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa": khẳng định hoàn toàn đúng... - GV liên hệ đến 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc VN. + Chế Lan Viên: "Ôi tổ quốc, ta yêu như máu thịt ...ngọn núi, dòng sông + Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác viết: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi ... nhưng cũng có khi ... Dạng tiềm ẩn, nhưng khi tổ quốc lâm nguy thì thinh thần ấy trỗi dậy, nó kết thành làn sóng ... lướt qua ... nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước ... - Bước 13: GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy trong thời bình như hiện nay, lòng yêu nước sẽ được biểu hiện ntn, đặc biệt là thế hệ trẻ.? - Hs tự do bộc lộ: + Nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng tổ quốc giàu mạnh, lập những thành tích làm vẻ vang cho đất nước. + Lưu giữ bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương đất nước... + Tuyên truyền cho bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam... Giữ gìn, bảo vệ môi trường.... + Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền đất nước - Tích hợp ANQP: GV khắc sâu kiến thức, nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền trên đất liền và trên biển của nước ta. 3.2. Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc: - Bước 14: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản "Lòng yêu nước". - HS thảo luận và trình bày. GV chuẩn kiến thức. - GV bổ sung ý nghĩa: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới. - Bước 15: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/109. - HS đọc. GV khắc sâu kiến thức 4 - Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Bút kí chính luận: lập luận chặt chẽ, kết hợp yếu tố trữ tình ... 4.2. Nội dung – ý nghĩa. - Nội dung: Lòng yêu nước thiết tha của tác giả và người dân Xô Viết ... - Ý nghĩa: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất ... * Tích hợp GD tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Chủ đề yêu nước, độc lập dân tộc - Sinh thời Bác đã nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Hay: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Bác đã hi sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. - Với Bác tinh thần yêu nước không phải là khái niệm chung chung trừu tượng, mà là những hành động việc làm cụ thể “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” (Trích văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Ngữ văn 7, tập II) - Mỗi học sinh...cần học tập và phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự hào dân tộc của Bác. Cần thể hiện ... bằng những hành động việc làm cụ thể: học tập tốt, trau dồi đạo đức, để xây dựng đất nước “Sánh vai các cường quốc năm châu” như lời Bác đã dạy. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV yêu cầu HS tập đọc diễn cảm bài đọc thêm/109? Nêu nội dung của đoạn thơ. - HS đọc và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Nội dung: vẻ đẹp quê hương, con người VN trong chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước. 4.3. Ghi nhớ (SGK/109) III/ Luyện tập. Phần trắc nghiệm Câu 1: Văn bản "Lòng yêu nước" ra đời trong bối cảnh nào? A. Cách mạng tháng Mười Nga. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức. D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tư tưởng của văn bản? A. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. B. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. C. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc. Lòng yêu nước là sẵn sằng hi sinh cho tổ quốc. Câu 3: Câu nào trong bài viết khẳng định lòng yêu nước của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Xô viết? A. Người ta giờ đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết. B. Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa. C. Chiến tranh khiến cho những công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. D. Nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Câu 4: Thế nào là thể tuỳ bút - chính luận? A. Thể văn ghi chép tôn trọng sự thật khách quan của đời sống không hư cấu. B. Thể văn phân tích, nhận định các vấn đề chính trị, xã hội đương thời. C. Thể văn chú trọng những bộc lộ cảm xúc suy tư, nhận định đánh giá của mình về các vấn đề chính trị, xã hội đương thời. D. Thể văn bình luận về những sự kiện chính trị, xã hội. Câu 5: Ý nghĩa của chân lý về lòng yêu nước được trình bày trong văn bản là gì? A. Lòng yêu nước không phải là những tình cảm chung chung, trìu tượng. B. Nó nảy sinh từ những tình cảm cụ thể . C. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng cao cả được nâng lên từ những tình cảm gần gũi của con người: Yêu nhà, yêu nước, yêu làng xóm.. Lòng yêu nước là những cống hiến của cá nhân cho dân tộc. Câu 6: Nhận xét nào chính xác về nhà văn I - Eren bua? A. Là người có vốn sống lịch lãm và phong phú. B. Là người có tình yêu sâu lắng với đất nước quê hương. C. Là người có những trang viết có sức mạnh tựa những loạt đại bác dội xuống đầu thù.n. D. Tất cả đều đúng Câu 7: Trong bài viết, tác giả cho rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ: A. Lòng yêu nước chân chính của mỗi người. B. Lòng yêu những vật tầm thường nhất. C. Lòng yêu quê hương, gia đình và những người đồng chí. D. Lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV tổ chức thảo luận cho HS: Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Vậy theo em, mỗi người dân và bản thân em có những việc làm cụ thể nào để thể hiện tình yêu đất nước ấy? - GV gợi ý: những việc có thể thực hiện ở trường học, tổ dân phố nơi minh sinh sống… - HS thảo luận và đưa ý kiến. GV bổ sung. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV giao bài tập về nhà: Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các cuộc kháng chiến và kể lại cho bạn, thầy cô một số sự kiện thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta 4. Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ: - Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản. Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước. - Liên hệ với lịch sử của đất nước ta sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Lao xao – Duy Khán.  

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Lòng yêu nước, giáo án chi tiết bài Lòng yêu nước, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Lòng yêu nước, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài Lòng yêu nước

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều