Giáo án ngữ văn 6: Bài Danh từ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Danh từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : DANH TỪ (Danh từ chung, danh từ riêng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - HS nắm được định nghĩa danh từ. - Nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng. Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2. Kỹ năng - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng danh từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực - Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đặc điểm danh từ và các loại danh từ. - Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng danh từ và các loại danh từ phù hợp đạt hiệu quả cao nhất trong từng câu văn, đoạn văn, bài văn cụ thể; - KN tư duy sáng tạo khi thực hành viết một đoạn văn, bài văn có sử dụng danh từ ...; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích... - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kết luận về danh từ và các tiểu loại danh từ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút… III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ ghi ví dụ. 2. Học sinh: SGK, học bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn lại kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Lồng ghép với bài mới 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút GV: Tổ chức cuộc thi Ai nhanh mắt? - Luật chơi: Trong thời gian 1phút, nhìn vào bức tranh (trình chiếu) và cho biết em nhìn thấy gì? Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người, hs ghi sản phẩm ra phiếu học tập, giáo viên cử đội làm nhanh nhất ghi lên bảng - Sản phẩm: Bác Hồ, bàn, ghế, bút, vở, quần áo, dép - GV công bố nhóm có kết quả nhanh và đúng nhất. - GV:đặt câu hỏi: Những từ chỉ người và vật được gọi chung là gì? - HS trả lời, GV nhận xét :Danh từ(cụ thể là danh từ chỉ sự vật, phân biệt với danh từ chỉ đơn vị GV dẫn dắt: Vậy tại sao đều là danh từ mà có từ viết hoa, từ không viết hoa. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về từ loại danh từ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa danh từ. Nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng. Quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu DT chung và DT riêng - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc VD SGK/108 và trả lời câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, XĐ các DT trong đoạn văn trên ? Vì sao em biết đó là DT? - GV xác định trên bảng phụ. Vì các từ này chỉ người, vật... - Bước 2: GV yêu cầu HS: Xếp các danh từ vừa tìm được vào cột danh từ chung và danh từ riêng? Nhận xét cách viết danh từ chung và danh từ riêng? - HS hoàn thành bài tập và trả lời. GV chuẩn kiến thức DT viết hoa là DT riêng chỉ tên người, tên địa danh. DT không viết hoa là DT chung chỉ sự vật... I. DT chung và DT riêng 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/108) - DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. - DT riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. - Bước 3: GV đặt câu hỏi: DT chung và DT riêng thuộc nhóm DT chỉ sự vật hay đơn vị? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức Chỉ sự vật - GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Hãy rút ra NX: Thế nào là DT ? Danh từ gồm mấy loại ? DT chỉ sự vật gồm những loại nào - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức - Bước 4: GV yêu cầu HS: Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa DT chung, DT riêng? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức - DT chung là tên gọi một loại sự vật => không viết hoa - DT riêng là tên riêng của người, vật, địa phương, ...=> cần phải viết hoa. * Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ... * Danh từ chia 2 loại lớn: DT chỉ sự vật, DT chỉ đơn vị. * DT chỉ sự vật: - DT chung: là tên gọi một loại sự vật (không viết hoa). - DT riêng: Tên riêng của người, vật, địa phương,... (viết hoa). Hoạt động 2: NX cách viết hoa DT riêng - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát cột DT riêng, nhận xét cách viết hoa DT riêng như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng - Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Nhắc lại qui tắc viết hoa đã học ở bậc tiểu học. Cho ví dụ minh họa? • Tên người, tên địa lí VN? • Nước ngoài được phiên âm trực tiếp? • Qui tắc viết hoa các cụm từ là tên riêng của các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải thưởng...? - HS suy nghĩ trả lời. Các nhóm khác bổ sung, - GV chuẩn kiến thức - Bước 3: GV đưa ra các VD lên bảng phụ. Yêu cầu HS quan sát các VD ở bảng DT riêng cùng với hai ví dụ cho ở trên và trả lời: Các DT riêng chỉ những đối tượng nào? 1, - Vich-to Huy-gô - Pa-ven Coóc-sa-ghin - A-lếch-xan- đrơ Xéc-ghê-ê- vích Pu-skin. 2, - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường trung học Văn hoá nghệ thuật và du lịch. - Huân chương chiến công hạng 3 - HS suy nghĩ trả lời. Các HS khác bổ sung - GV chốt kiến thức: • Các DT riêng ở bảng phân loại (mục 1) là những DT chỉ tên người, tên địa lí VN. • Các DT riêng ở VD 1 chỉ tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp. • Các DT riêng ở VD 2 chỉ tên riêng các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân chương. - Bước 4: GV gọi 4 học sinh lên viết danh từ riêng + Viết tên người, tên địa lí VN. + Viết tên người nước ngoài được phiên âm trực tiếp. + Viết tên riêng của một cơ quan, tổ chức. + Viết tên một danh hiệu, một giải thưởng... - HS suy nghĩ trả lời. Các HS khác bổ sung - GV nhận xét và chấm điểm. - Cách viết hoa danh từ riêng: + Tên người, tên địa lí VN: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng + Tên người, tên địa lí nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó (có gạch nối nếu 1 bộ phần gồm nhiều tiếng) +Tên các tổ chức, cơ quan: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phần tạo thành - Bước 5: GV gọi HS đọc ghi nhớ Tr109 HS đọc 2. Ghi nhớ: SGK – T109 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc, nêu yêu cầu bài 1 - Dựa vào đơn vị kiến thức đã học để XĐ DT chung, DT riêng. - HS lên bảng làm bài. GV gọi HS dưới lớp nhận xét. GV chấm điểm II. Luyện tập Bài tập 1 (SGK/109) Tìm DT chung và DT riêng * DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên. * DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2: Các DT in đậm có phải DT riêng không? Vì sao? - HS trả lời nhanh BT2 - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bài tập 2 (SGK/109) a, Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi b, Út c, Cháy => Đều là những DT riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất, mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật - HS đọc, XĐ y/c BT - Chỉ ra các DT riêng (tên riêng từng người, vật, địa phương) => Sau đó viết hoa lại cho đúng (2 HS viết hoa lại) Bài tập 3 (SGK/110) Hãy viết hoa lại các DT riêng cho đúng (Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) - GV đọc bài “Ếch ngồi đáy giếng” (cả bài) cho HS chép - Chú ý: viết đúng các chữ l / n, vần ênh - ếch GV y/c lớp trưởng thu vở để chấm Bài tập 4 (SGK/110) Chép chính tả (nghe viết) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p ? Hoàn thiện sơ đồ khuyết? HS thực hiện HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút Có một bạn chép đoạn ca daomà quên viết hoa các danh từ. Hãy sủa lại cho đúng Sâu nhất là sông bạch đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan Cao nhất là núi lam sơn Có ông lê lợi trong ngàn bước ra. 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút ) - Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng; Luyện cách viết danh từ riêng; Tập viết đoạn văn ngắn có dùng DT riêng, DT chung.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Danh từ, giáo án chi tiết bài Danh từ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Danh từ

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo