Giáo án ngữ văn 6: Bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí - Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói. - Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, rành mạch, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên. 3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, năng lực thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) Câu hỏi: Khi viết văn miêu tả, chúng ta phải chú ý đến những yếu tố nào ? Vai trò của từng yếu tố ra sao ? Đáp án: - Quan sát : giúp ta chọn được những đặc điểm nổi bật của đối tượng Mt - Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng Mt một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. 3. Bài mới. (33 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: nêu vấn đề - Thời gian: 1 phút - GV dẫn dắt: Giờ trước chúng ta đã học về quan sát, tưởng tượng, nhận xét trong văn miêu tả. Để biết được những nhược điểm của mình trong bài văn miêu tả, phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm, chúng ta phải nói trước tập thể lớp. Nói như thế nào cho đúng? Giờ hôm nay ta tiến hành… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp - Thời gian: 10 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói. - GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Giúp chúng ta tự tin, mạnh dạn trước đông người. + Biết được kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của bản thân: ưu, nhược trong cách nói của mình. + Trau dồi kĩ năng viết văn miêu tả I. Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói. - GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em, yêu cầu của việc luyện nói là gì? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Yêu cầu của việc luyện nói: + Dựa vào dàn ý, nói rõ ràng, rành mạch + Biết nói với âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm. + Tác phong mạnh dạn, tự tin, mắt nhìn người nghe. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 30 phút Hoạt động 2: Luyện tập: - GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm, chia lớp thanh 6 nhóm nhỏ: (thảo luận 10 phút) - Ghi lại kết quả của việc quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong việc miêu tả các đối tượng: + Nhóm 1,2: Một người thân (Mẹ) + Nhóm 3,4: Một nhân vật: Bé Kiều Phương trong vb “Bức tranh của em gái tôi” + Nhóm 5,6: Một cảnh vật: Quang cảnh buổi sáng bình minh trên biển. - Các nhóm thảo luận và viết kết quả ra bảng phụ. - Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức. II. Luyện tập: 1. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong việc miêu tả các đối tượng: + Một người thân + Một nhân vật: Bé Kiều Phương trong vb “Bức tranh của em gái tôi”. + Một cảnh vật: Quang cảnh buổi sáng bình minh trên biển. 1. Tả người thân (Mẹ): - Quan sát những đặc điểm nổi bật: Hình dáng, giọng nói, mái tóc, nước da, hành động cử chỉ. - Liên tưởng, tìm ra các hình ảnh so sánh: Có thể so sánh mái tóc đen như gỗ mun... Cử chỉ: Hiền dịu như bà Tiên trong truyện cổ tích... - Nhận xét: Không gì có thể thay thế được tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ là người phụ nữ đảm đang, yêu thương gia đình.. + Nhân vật bé Kiều Phương: Người anh trai quan sát: Khuôn mặt lọ lem, tinh nghịch, sở thích chế thuốc vẽ của bé, những bức tranh bé vẽ, thái độ, tình cảm của bé với người anh trai. - Nhận xét: Đó là một cô bé hồn nhiên, có tài năng hội hoạ, có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. + Cảnh buổi sớm: Tả quang cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người.. So sánh: Ông mặt trời như một hòn lửa khổng lồ của tự nhiên... - Biển lặng, đỏ đục như mâm bánh đúc. - Mặt trời đỏ rực, những vầng sáng như ánh hào quang chung quanh đẹp lộng lẫy và sang trọng… - Bầu trời trong veo, sáng sủa.. - Bãi cát mịn màng, mát rượi… - Những con thuyền như cựa mình sau một giấc ngủ ngon, chuẩn bị đón một ngày lao động mới… - Đàn hải âu rập rờn trên mặt biển. 4.Hướng dẫn học sinh ở nhà: (2 phút) - Học bài theo các ND chính. - Xém lại các chi tiết miêu tả về đối tượng trong bài. - Bài mới: Tiết 2 Lập dàn ý và luyện nói các đối tượng miêu tả trong giờ.  

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, giáo án chi tiết bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều