Giáo án ngữ văn 6: Bài Ôn tập truyện dân gian

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập truyện dân gian. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Thời lượng: 2 tiết) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. 2. Kỹ năng - So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian. - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại. - Kể lại một vài truyện dân gian đã học. 3. Thái độ: GD HS thái độ yêu mến, quý trọng, tự hào về bộ phận truyện dân gian trong nền văn học dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp, ứng xử, lắng nghe tích cực .... - Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin ... II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thuyết trình...: GV gợi mở, nêu vấn đề  Các nhóm thảo luận, cá nhân đại diện nhóm trình bày miệng trước tập thể... III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ... 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - Giáo viên tổ chức trò chơi ghép tên các tác phẩm đúng với thể loại, gắn tên tác phẩm đúng vị trí với thể loại: Thầy bói xem voi, đeo lục lạc cho mèo, Thỏ và Rùa, Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh, Lợn cưới áo mới, Treo biển, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trầu cau... - GV tổng kết trò chơi và cho điểm các đội nếu làm tốt. - GV dẫn dắt: Từ đầu năm học đến nay, cô cùng các con đã cùng nhau tìm hiểu một số tác phẩm của phần truyện dân gian Việt Nam, hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết lại quá trình này để chuyển sang phần khác của VHDG. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Giúp HS nắm được các vấn đề cơ bản về từ như: đặc điểm ngữ nghĩa/ ý nghĩa khái quát; đặc điểm ngữ pháp (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp), phân loại,... - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 25p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức (Câu hỏi 1,2,3,4 – Sgk) - Bước 1: GV yêu cầu HS Nhắc lại các thể loại truyện dân gian đã học. - HS nêu tên các thể loại. - GV yêu cầu HS lập bảng thống kê - Bước 2: GV đặt câu hỏi: Thế nào là truyền thuyết? - HS nêu – HS nhận xét - GV nhận xét và chuẩn kiến thức * Truyền thuyết: - Kể về các n/v và sv có liên quan đến l/s thời quá khứ - Có chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của n/d đối với sự kiện và n/v lịch sử. - Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện cổ tích có đặc điểm gì giống và khác với truyện truyền thuyết.? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. * Giống: Cùng có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. * Khác: Cổ tích kể về cuộc đời và số phận một số kiểu n/v quen thuộc (mồ côi, xấu xí, dũng sĩ, có tài lạ, thông minh, ngốc nghếch..). Thể hiện ước mơ về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.... - Bước 4: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức: Nêu đặc điểm của truyện cười? Kể tê các truyện cười đã học? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. + Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội... I/ Hệ thống kiến thức 1. Các thể loại truyện dân gian - Truyền thuyết. - Cổ tích. - Ngụ ngôn. - Truyện cười. Hoạt động 2: Liệt kê các truyện theo thể loại đã học. - GV chia nhóm hs (6 nhóm) ghi tên các truyện dân gian đã học vào bảng phụ (2’) (4 thể loại) - 3 nhóm nhanh nhất gắn bài tập lên bảng. - HS thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS thảo luận nhóm (3 phút) khái quát nội dung ý nghĩa của các truyện đã học theo thể loại. (Các nhóm trình bày). - GV+ lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh bảng thống kê. 2. Các truyện dân gian đã học Hoạt động 3: Luyện tập - Bước 1: GV tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ GV đưa ra các hình ảnh gợi ý, HS nêu tên truyện tương ứng (Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giày; Sơn Tinh – Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm/ Em bé thông Minh; Thạch Sanh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng/ Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo + Treo biển; Lợn cưới áo mới) Luyện tập Bài 1: Nhìn tranh đoán truyện - Bước 2: Kể diễn cảm truyện Thánh Gióng? Tìm những chi tiết trong truyện để chứng minh cho đặc điểm của truyện truyền thuyết (....) Bài 2: Kể chuyện - chứng minh đặc điểm của truyện dân gian – phát biểu cảm nghĩ về một chi tiết trong truyện. - Bước 3: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: + Nhóm 1: Lấy ví dụ về một truyện cổ tích mà em thích để chứng minh cho đặc điểm: Truyện cổ tích thể hiện ước mơ công lí xã hội, về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, lẽ công bằng đối với sự bất công? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao. + Nhóm 2: Chỉ ra tình huống gây cười trong truyện: Treo biển; Lợn cưới, áo mới ? Vì sao chi tiết này lại gây cười. + Nhóm 3: Hình ảnh đáng nhớ trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”? Ý nghĩa tên truyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy, truyện được kể theo thứ tự kể nào? Thử thay đổi ngôi kể và kể lại câu chuyện? - HS thực hiện nhiệm vụ và trinh bày. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Bài 3: Kể chuyện sáng tạo. - Bước 4: Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo - Lớp chia thanh 4 nhóm: HS tự chọn một tác phẩm và chuyển thể thành kịch bản - Thời gian thể hiện không quá 5p - HS thực hiện và nhận xét cho nhau, bầu ra nhóm và diễn viên xuất sắc nhất. Bài 4: Chuyển thể văn học Hoạt động 4: So sánh các thể loại truyện dân gian - Bước 1: GV chia HS thảo luận nhóm (5phút) với các nội dung sau: + Nhóm 1, 3, 5: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? + Nhóm 2,4, 6: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? - HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét, bổ sung 3. So sánh các thể loại truyện dân gian a. Truyền thuyết và cổ tích * Giống nhau: + Đều thuộc thể loại truyện dân gian, có yếu tố tưởng tượng kì ảo. + Chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kỳ, n/v chính có tài năng phi thường. * Khác nhau: Truyền thuyết - Kể về những nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của n/d đối với n/v và s/k lịch sử. - Có cốt lõi lịch sử nên người kể (người nghe) tin là có thật. - Yếu tố tưởng tượng mang màu sắc kì ảo, đẹp đẽ, thần kì (Thường liên quan đến các vị thần). Cổ tích - Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu n/v. - Thể hiện ước mơ niềm tin chiến thắng của Thiện đối với ác. - Không có thật. - Yếu tố tưởng tượng có khi là những chi tiết hoang đường, rùng rợn... b. Ngụ ngôn và truyện cười * Giống: + Thuộc loại truyện dân gian. + Tình huống bất ngờ. Yếu tố gây cười. + Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ. Nhắn gửi bài học giáo dục cuộc sống. * Khác: Ngụ ngôn - Mục đích khuyên nhủ, răn dạy một bài học cụ thể trong cuộc sống. Truyện cười - Mục đích mua vui, phê phán hay chế giễu thói hư tật xấu trong cuộc sống. * GV yêu cầu lấy ví dụ minh họa đặc điểm giống và khác nhau giữa các thể loại: - Yếu tố gây cười; tình huống bất ngờ trong truyện: “Thầy bói xem voi” “Ếch ngồi đáy giếng” “Treo biển”... - Bài học giáo dục .... => Truyện ngụ ngôn và truyện cười có nhiều đặc điểm tương đồng.... - Truyền thuyết: Cốt lõi lịch sử “Con ... cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.” - Cổ tích: ..... - Bước 2: GV khái quát một số đặc điểm tiêu biểu từng thể loại truyện đã học. - Truyền thuyết: yếu tố sự thật lịch sử. - Cổ tích: y/t tưởng tượng thần kỳ. - Ngụ ngôn: Bài học về đạo đức, lẽ sống. - Truyện cười: yếu tố gây cười. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút - GV đưa yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một truyện, nhân vật, chi tiết mà em thích(Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thạch Sanh...) - HS hoan thành và trinh bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. - GV chấm điểm. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3p _ GV đặt câu hỏi, cả lớp suy nghĩ và trả lời: Trong truyện dân gian có rất nhiều chi tiết, yếu tố tưởng tượng kì ảo. Chi tiếu kì ảo trong truyện nào khiến em thích nhất? Vì sao? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV đưa ra hai nội dung thảo luận: 1. Trong giấc mơ em gặp Thánh Gióng trong ngày ra trận. Hãy tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ và kể lại câu truyện đó. 2. Viết một kết thúc mới cho truyện dân gian mà em yêu thích (ví dụ như Ếch ngồi đáy giếng, Sơn Tinh - Thủy Tinh) 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học bài cũ: Nắm chắc đặc điểm các thể loại truyện dân gian đã học, kể lại các truyện, nắm nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện. - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Chỉ từ”. + Trả lời các câu hỏi trong SGK + Đặt câu, viết đoạm văn có chỉ từ. V. PHỤ LỤC Bảng thống kê đặc điểm các truyện dân gian T. loại Đặc điểm Văn bản đã học Nội dung, ý nghĩa Truyền thuyết - Kể về các n/v và sv có liên quan đến l/s thời quá khứ. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của n/d đối với sự kiện và n/v lịch sử. - Con ... cháu Tiên - Bánh chưng, bánh giày. - Thánh Gióng - S. Tinh, T. Tinh - Sự tích Hồ Gươm - Giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tượng tự nhiên. - Ước mơ chinh phục thiên nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm. Cổ tích - Kể về cuộc đời và số phận một số kiểu n/v quen thuộc (mồ côi, xấu xí, dũng sĩ, có tài..., thông minh, ngốc ...) - Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo. - Ước mơ về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. - Thạch Sanh - Em bé thông minh - Cây bút thần - Ông lão đánh cá... - Ca ngợi những người hiền lành, tốt bụng, thông minh, chăm chỉ, tài trí. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác. - Thể hiện quan điểm “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo”. Ngụ ngôn - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay con người để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ (ngụ ý) - Nêu bài học cho con người một cách kín đáo, nhẹ nhàng. - Ếch ngồi đáy giếng. - Thầy bói xem voi - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Bài học ... đối với mỗi người: không chủ quan, kiêu ngạo; không đánh giá sự vật phiến diện; không tách rời tập thể, cộng đồng. Truyện cười - Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp. - Treo biển. - Lợn cưới áo mới - Phê phán thói hư tật xấu trong XH: làm việc không có chủ kiến, chủ định; khoe khoang.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ôn tập truyện dân gian, giáo án chi tiết bài Ôn tập truyện dân gian, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập truyện dân gian

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều