Giáo án ngữ văn 6: Bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu rõ tưởng tượng vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện . 2. Kỹ năng - Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng. - Kể được một câu chuyện tưởng tượng. 3. Thái độ - GD HS tình yêu cuộc sống, biết tưởng tượng những câu chuyện hợp lôgic, đem lại một ý nghĩa nhất định. - HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp. - Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể một câu chuyện tưởng tượng theo yêu cầu phù hợp với mục đích giao tiếp... III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình...: GV gợi mở, nêu vấn đề -> nhóm thảo luận, cá nhân đại diện nhóm trình bày miệng trước tập thể... - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Khi kể chuyện tưởng tượng cần đảm bảo những yêu cầu nào? - Kể chuyện tưởng tượng: Là người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó. - Yêu cầu: Kể chuyện tưởng tượng một phần dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật. - VD: Chi tiết: bọc trăm trứng trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”: là yếu tố tưởng tượng do nhân dân sáng tạo ra. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 2 phút - GV trình chiếu cho học sinh xem bức ảnh về phi hành gia. Yêu cầu các em hãy tưởng tượng về cuộc sống của Phi hành gia và cuộc sống ở trên Sao Hỏa? - HS có thể tưởng tượng và phát biểu suy nghĩ tự do. - GV dẫn dắt: ở mỗi người chúng ta có trí tưởng tượng vô cùng phong phú thông qua não bộ. Tuy nhiên, giữa việc tưởng tượng phong phú và việc diễn đạt nó để người khác hiểu và thấy hấp dẫn không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng để khắc phục được những hạn chế của bản thân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: GIúp HS hiểu rõ tưởng tượng vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 15p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết - GV đặt câu hỏi: Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi: Cách làm bài văn tự sự? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV đặt câu hỏi: Yêu cầu của bài văn kể chuyện tưởng tượng. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Kể chuyện tưởng tượng ... phải dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật. I. Củng cố lí thuyết 1. Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự + Sự việc. + Nhân vật. + Chủ đề. 2. Cách làm bài văn tự sự Bước 1: Tìm hiểu đề. Bước 2: Lập ý – Tìm ý chính cho bài viết. Bước 3: Lập dàn ý - Sắp xếp các ý vừa tìm được theo bố cục ba phần. Bước 4: Viết bài bằng ngôn ngữ của mình. Bước 5: Đọc, kiểm tra và sửa lỗi (nếu có). 3. Yêu cầu của bài văn kể chuyện tưởng tượng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 20 phút Tìm hiểu đề luyện tập. - GV: Đọc và chép đề lên bảng. - GV yêu cầu HS tìm hiểu đề: thể loại, yêu cầu. - HS tìm hiểu và GV hướng dẫn: + Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng. + Đối tượng: Kể buổi thăm trường ... + Nội dung: tưởng tượng sự thay đổi của mái trường sau 10 năm trở lại. - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý SGK/139,140 - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Theo em các gợi ý 1, 2, 3 là những cơ sở cho em thực hiện bước nào? => Đáp án: Tìm ý + Vậy những ý lớn mà ta cần thể hiện trong đề bài này là gì? HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV đặt câu hỏi: Các gợi ý 4,5,6,7,8 giúp ta thực hiện bước nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Lập dàn ý - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm ( 7 phút): Lập dàn ý cho đề bài? - HS làm ra bảng phụ - gọi đại diện trình bày . - GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng. II. Luyện tập Đề bài luyện tập: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. 1. Tìm hiểu đề 2. Tìm ý - Kể về cuộc thăm lại trường xưa khi mình: + đã đi làm (nếu học trung cấp) + đã ra quân (nếu đi nghĩa vụ quân sự). + vừa ra trường, hoặc đang học đại học. - Kể về những thay đổi của mái trường hiện tại: số lớp, các dãy nhà, các công trình mới, trang thiết bị, bạn bè, thầy cô... 3. Lập dàn ý * Mở bài: - Thời điểm về thăm trường (10 năm sau: 2016) về thăm trường khi mình đã là ai? (công nhân, kỹ sư, bộ đội phục viên...) vào dịp nào (20/11, 22/12, 26/3 hay ngày thành lập trường). * Thân bài: - Thái độ, cảm xúc của bản thân khi đứng trước ngôi trường cũ ... - Mái trường sau 10 năm có gì thay đổi: + Trường đã được xây dựng mới và độc lập chưa? + Khuôn viên trường: cây cối, vườn hoa, biển hiệu cổng trường có gì thay đổi. + Cảm xúc, thái độ ... khi thăm ... nhớ lại kỉ niệm gì về bạn bè, thầy cô ... - Kể cuộc gặp gỡ: Các thầy (cô) giáo có gì thay đổi, + Còn thầy cô nào bây giờ vẫn dạy. + Thầy cô nào đã nghỉ hưu. + Thầy cô nào mới + Em đã nói chuyện với thầy cô giáo cũ những chuyện gì... - Cùng về thăm trường em đã gặp những bạn cũ nào? giờ họ đã trưởng thành ra sao? (người là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, thậm chí có người đã về trường công tác). Em và các bạn đã nói những chuyện gì? * Kết bài: - Suy nghĩ, cảm xúc về mái trường, thầy cô, bạn bè. - Cảm xúc khi chia tay. - GV cho HS dựa vào dàn ý, lần lượt nói theo từng mục, uốn nắn những biểu hiện không đúng của hs. (Hs dựa vào cả dàn bài chi tiết mà gv đã cho chuẩn bị trước ở nhà để nói). 4. Viết bài - Tập viết từng phần. - GV cho HS nghiên cứu các bài tập bổ sung SGK. 1) Cần chú ý đến yêu cầu của đề có mức độ tưởng tượng phù hợp. 2) Có 3 cách để kể chuyện tưởng tượng. - Thay đổi ngôi kể (đề b) - Tưởng tượng một đoạn kết mới cho 1 truyện cổ tích (đề c) * Các đề bài bổ sung HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3p Lập dàn ý cho đề bài: Tưởng tượng sau này e sẽ là một người lính bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và kể lại câu chuyện đấy? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 đề sau và hoàn thành 1. Hãy tưởng tượng mình là cuốn sách giáo khoa Ngữ văn. Em hãy viết thư cho các bạn học sinh để nói rằng cần phải trân trọng sách vở 2. Tưởng tượng mình là Thủy Tinh khi đến cầu hôn Mị Nương bị vua cha đưa ra lễ vật toàn là những thứ có lợi thế cho Sơn Tinh? 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học bài cũ: + Dựa vào dàn ý đã thống nhất => Viết thành bài văn hoàn chỉnh. + Đọc thêm bài tham khảo: Con cò với truyện ngụ ngôn. Lập dàn bài và tập kể lại chuyện theo dàn bài (đề c) ở phần các đề bài bổ sung. - Chuẩn bị bài mới: Soạn“Con hổ có nghĩa”.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng, giáo án chi tiết bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo