Giáo án ngữ văn 6: Bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ. Biết tránh các lỗi trên. - Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ; lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. 2. Kỹ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ. - Sửa được các lỗi trên, đảm bảo phù hợp với ý định diễn đạt của người nói. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực:. - Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về việc phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ; lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. Biết cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ; lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, thảo luận ... + Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. Biết cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. + Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng câu đúng, có đủ chủ ngữ và vị ngữ theo những tình huống cụ thể. - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách nhận ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. Biết cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ; lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GV: Bài soạn, tài liệu, đồ dùng DH. Máy chiếu, máy tính. 2. HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra và chấm điểm phần bài tập HS làm ở nhà. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu một số lỗi khi nói và viết nhiều người như mắc lỗi thiếu CN hoặc VN - những thành phần chính của câu. Vậy còn lỗi thường gặp nào trong quá trinh chúng ta họ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 25p Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học HĐ 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC. - GV yêu cầu HS: nêu các thành phần chính của câu.Trong câu, chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ với nhau như thế nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức + Quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa. + Chủ ngữ nêu sự vật sự việc, hiện tượng, khái niệm. + Vị ngữ nêu đặc điểm tính chất ... của sự vật, sự việc ... nói ở chủ ngữ. HĐ 2: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ. - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi: Chỉ ra chỗ sai trong 2 câu ở ví dụ Sgk. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Câu a, b: đều thiếu CN lẫn VN, chỉ có trạng ngữ. - Bước 2: GV yêu cầu HS nêu cách chữa. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: a. Mỗi khi đi qua Cầu Long Biên, tôi cứ muốn dừng chân để ngắm dòng sông Hồng. b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã bắc xong chiếc cầu qua sông thay cho chiếc cầu khỉ trước đây. - Bước 3: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi: Cho biết bộ phận in đậm trong câu ở ví dụ - Sgk nói về ai? - Gọi 1 HS trình bày. HS khác nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi: Câu trên sai như thế nào? Hãy chữa lại cho đúng. - Gọi 1 HS trình bày. HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức. - GV bổ sung: Cách sắp xếp như ví dụ đã cho làm người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy, miêu tả hành động của CN trong câu. Chữa lại như sau: Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. - GV đặt tiếp câu hỏi: Qua ví dụ, em hãy cho biết cách chữa lỗi? - Gọi 1 HS trình bày. HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức. I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 1, Phân tích ngữ liệu. - Câu a, b: đều thiếu CN lẫn VN. 2, Chữa lỗi. - Thêm CN, VN cho câu. II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 1, Phân tích ngữ liệu. - Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về dượng Hương Thư. - Cách sắp xếp từ ngữ trong câu văn không hợp lí, lô gic. 2, Chữa lỗi. - Điều chỉnh, sắp xếp lại các thành phần câu để diễn đạt các quan hệ ngữ nghĩa đúng với mục đích giao tiếp. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thực hanh - Thời gian: 20 phút Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài: Xác định CN, VN trong các câu a, b, c - HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. a. Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long Biên. b. ... lòng tôi/ lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng. c. ... Tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. Bài tập 2 (142): Viết thêm CN – VN ... câu hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. GV gọi 1-2 HS đọc phần bài làm. - GV nhận xét, chấm điểm III – Luyện tập. Bài tập 1 (141) - Câu a, b, c: câu có đủ C-V. Bài tập 2 (142) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Nêu một số cách chữa lỗi thiếu CN, VN, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với VN. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ: Hoàn thanh bài tạp 3,4 (SGK) - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”. + Sưu tầm một số lá đơn theo mẫu và không theo mẫu + Đọc 3 lá đơn ( SGK T 142,143) phát hiện những lỗi sai và sửa lỗi. + Tập viết một lá đơn xin được tham gia đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, giáo án chi tiết bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều