Giáo án ngữ văn 6: Bài Chương trình địa phương tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chương trình địa phương tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương. 2. Kỹ năng: - Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 3. Thái độ: - Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả đó. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng cụm ĐT trong khi nói, viết. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm/ cặp đôi III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. Chuẩn bị bài theo hướng dẫn về nhà IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) * Câu hỏi: Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ * Yêu cầu: - Hai kiểu (so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng) - HS tự lấy ví dụ . 3. Bài mới. (33 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: đàm thoại gợi mở - Thời gian: 3 phút - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trong văn bản “Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt” và trả lời câu hỏi: Tác giả muốn nhắn gửi điều gì? “Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.Trải qua thời gian, người dân Việt Nam không ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. …” - HS đọc và phát biểu suy nghĩ. - GV dẫn dắt: Điều tác giả muốn nhắn gửi tình yêu và thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. Không chỉ riêng tác giả Phạm Văn Đồng mà toàn thể dân tộc VN chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tiết học hôm nay sẽ phần nào giúp các em thực hiện điều này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Thời gian: (10 phút ) Hoạt động 1: Một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi - GV nêu tên một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi của: + Các tỉnh miền Bắc? + Miền Trung, Nam? - HS lắng nghe và thảo luận, tìm các ví dụ thực tế về cách phát âm lỗi. - GV nhận xét và bổ sung. I. Một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi . + Các tỉnh miền Bắc: tr/ch; s/x; r/d/gi;l/n + Miền Trung, miền Nam: c/t; n/ng. Các thanh: hỏi/ngã Các nguyên âm: i/iê; o/ô. các phụ âm đầu: v/d. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 20 phút Luyện tập - Bước 1: GV yêu cầu HS viết vào vở các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi - Giáo viên đọc cho học sinh viết: - Phụ âm đầu tr/ch: trò chơi, trằn trọc, trớ trêu, chê trách, chỉ trích, chậm chạp, trăn trở, trân trọng. - Phụ âm đầu s/x: sầm sập, xoay sở, san sát, xum xuê, sững sờ, xa xôi, suôn sẻ, say sưa, xông xênh - Phụ âm đầu r/d/gi: quả doi, danh giá, răng rắc, giỏi giang, dịu dàng, giáo dục, dở dang, rong ruổi, giật mình, giận dữ, giản dị, rôm rả. - Phụ âm đầu n/l: lúa nếp, nếp nhà, nỗi niềm, long đong, lửng lơ, nao nao, lầm lũi, lấp loá, nón nà, lóng lánh, nết na, lịch lãm. - Bước 2: GV gọi 1 số học sinh đọc lại các từ có các cặp phụ âm đã viết ở trên. - Giáo viên nhận xét. II. Luyện tập: Bài 1: Đối với các tỉnh miền Bắc: Nghe viết, nhớ viết những bài chứa cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi: ch/tr;l/n, gi/d/gi,... Đối với các tình miền Trung, Nam: + Bài chứa cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi + Bài chứa thanh dễ mắc lỗi + Nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô Bài 2: Nghe, viết (trong các vb đã học) - GV đọc cho h/s chép đoạn văn - Giáo viên hướng dẫn hs sửa các lỗi chính tả trong các bài trên. Bài 2: Sửa chính tả. Bài 3: - GV yêu cầu HS điền vào chỗ trống trong các đoạn văn. a. ...ưới ...ăng khuyên đã gọi hè Đầu tường...ửa ...ựa ...ập ...òe đơm bông b. ...ân nhà em ...áng quá Nhờ ánh ...ăng áng ngời ...ăng ...òn như cái đĩa ..ơ ...ửng mà không ...ơi Những đêm ...ào ...ăng khuyết ..ông ...ống con thuyền ...ôi Em đi ...ăng theo bước Như muốn cùng đi ...ơi. Bài 3: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p GV sử dụng bảng phụ viết sẵn 1 số câu còn khuyết các phụ âm n/l, s/x và gọi ngẫu nhiên 2 HS lên bảng hoàn thành. - Cả lớp nhận xét. GV chuẩn kiến thức: 1. Chị lặt rau rồi luộc em luộc rau lặt rồi 2. Con lươn nó luồn qua luờn 3. Lúa nếp là lúa nếp non Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. - GV tổ chức trò chơi “Đọc nhanh, đọc đúng” với các câu trên vừa hoàn thành. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian:10 phút - GV yêu cầu HS về nhà: Tìm và phát hiện những lỗi mà mọi người xung quanh minh hay mắc phải. Ghi chép vào sổ tay chinh tả của minh để rèn luyện và sửa lỗi. 4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút) Về nhà chép đoạn văn bản từ đầu đến có vẻ vui lắm (Trích: Bức tranh của em gái tôi) - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài Nhân hóa

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Chương trình địa phương tiếng Việt, giáo án chi tiết bài Chương trình địa phương tiếng Việt, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chương trình địa phương tiếng Việt, giáo án 5 bước Chương trình địa phương tiếng Việt

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều