Giáo án ngữ văn 6: Bài Phương pháp tả người

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phương pháp tả người. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2. Kỹ năng: - Quan sát và lựa chon các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bày những điều quan sat, lựa chon theo một trình tự hợp lí. - Viết đoạn văn, bài văn tả người. - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp. 3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, năng lực thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. - Lồng ghép trong khi học bài mới. 3. Bài mới. (33 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: nêu vấn đề - Thời gian: 1 phút - GV dẫn dắt: Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta được mọi người hỏi về hình dáng, tinh cách người thân hay bạn bè xung quanh mình. Những việc tưởng như đơn giản đó nhưng nhiều bạn chưa biết cách làm nên dẫn đến những miêu tả rất hài hước như: em bé to bằng cái phích, mắt đen như hột nhãn, mẹ em cao 1 mét…. Vì vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm các kĩ năng làm về văn tả người. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp - Thời gian: 20 phút Hoạt động 1: Phương pháp viết một bài văn, đoạn văn tả người. - Bước 1: GV yêu cầu cả lớp đọc bài tập nêu yêu cầu - GV chia lớp thành 3 nhóm và HS thảo luậ theo nhóm bàn (theo tổ) + Tổ 1: Đoạn văn 1: • Đoạn văn 1 tả ai? Người đó có những điểm gì nổi bật? • Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện những đặc điểm đó? + Tổ 2: Đoạn văn 2: • Đoạn văn 2 tả ai? Ông cai đó có những điểm gì nổi bật ? • Những tìm những chi tiết thể hiện những đặc điểm trên ? + Tổ 3: Đoạn văn 3: • Đoạn văn 3 tả cảnh ai? đang làm gì? • Hai người đó có những đặc điểm gì? • Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện điều đó ? - HS thảo luận và lần lượt các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: I. Phương pháp viết một bài văn, đoạn văn tả người. 1. Phân tích ngữ liệu: - GV bổ sung: Các từ ngữ hình ảnh thể hiện + Các bắp thịt cuồn cuộn + Hai hàm răng cắn chặt + Quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa a. đoạn 1 - Tả người chèo thuyền đang vượt thác - Dáng to khoẻ dũng mãnh - GV bổ sung: Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện + Thấp, gầy, mặt vuông, má hóp. + đôi mắt gian hùng + Mũi gồ sống mương. + Mồm toe toét, tối om…mấy chiếc răng vàng … b. Đoạn văn 2 - Tả chân dung Cai Tứ - Đặc điểm: Gầy gò, xấu xí, gian dảo. - GV bổ sung: Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện + Sức đương trai, chân tựa bằng cây cột sắt …nhấc bổng. + Hành động: Lăn xả, đánh ráo riết…lắt léo, hóc hiểm…vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá…đứng như trời trồng c. đoạn văn 3: - Tả 2 đô vật ( trong keo vật.) - Đặc điểm: to khoẻ, nhanh nhẹn - Bước 2: GV đặt câu hỏi, HS làm việc cá nhân: Trong 3 đoạn văn trên, đoạn nào tả chân dung nhân vật? đoạn văn nào tả người gắn với công việc? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Đoạn 2: tả chân dung nv - Đoạn 1,3: Tả người gắn với công việc. - Bước 3: GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh ở mỗi đoạn văn có khác nhau không? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Đoạn 1: tập trung tả các bắp thịt, các nét trên khuôn mặt của người vượt thác, + Đoạn 2: dùng nhiều danh từ, tính từ tả chân dung, + Đoạn 3: không tập trung tả cụ thể hình dáng nhân vật mà tả hoạt động, nét mặt vạm vỡ, nhanh nhẹn của nhân vật… - Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy đoạn văn 3 gồm mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung chính của mỗi phần? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + P1: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật + P2: Miêu tả chi tiết keo vật + P3: Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật - Bước 5: GV đặt câu hỏi: + Qua 3 bài tập em hãy cho biết muốn tả người ta cần phải làm gì? + Bố cục bài văn tả người gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần? - HS suy nghi trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Bước 6: Học sinh học ghi nhớ. - HS đọc. GV khắc sâu những nội dung chinh của bài. 2. Ghi nhớ: (SGK – 61) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 15 phút Luyện tập Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và trả lời: Theo em, đối với những đối tượng trên ta cần chọn những chi tiết tiêu biểu nào để tả? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: (Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… Cụ già, em bé: Tả chân dung, ngoại hình. Cô giáo: Tả người trong tư thế làm việc.) II. Luyện tập : 1. Bài tập 1 Chọn những nét đặc sắc nhất tiêu biểu khi miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài: + Ngoại hình: Tầm vóc, dáng điệu, nét mặt, đôi mắt… + Cử chỉ, hành động: Cử chỉ, động tác, lời giảng… Bài tập 2: - GV yêu cầu Học sinh đọc bài tập 2 - GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý dựa vào bài tập 1. 2. Bài tập 2 Lập dàn ý cho đề bài trên: * Mở bài: Giới thiệu thầy (cô) giáo (Dạy môn gì, vào tiết mấy, ngày nào?). * Thân bài: - Tả ngoại hình: Trạc tuổi, tầm vóc, dáng điệu, nét mặt, đôi mắt… - Cử chỉ, hành động: Cử chỉ, động tác,lời giảng, việc làm cụ thể… * Kết bài: Cảm nghĩ của em về cô giáo. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 7p GV nêu ra yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả về mẹ của em. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian:5 phút GV yêu cầu HS hãy tìm trong sách Ngữ văn 6 một văn bản (thơ hoặc văn xuôi) miêu tả về một nhân vật văn học (ví dụ Bài học đường đời đầu tiên có miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt…) - HS thực hiện và trinh bày. 4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút) - Học sinh học ghi nhớ - Làm bài tập 2 - Soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ  

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Phương pháp tả người, giáo án chi tiết bài Phương pháp tả người, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Phương pháp tả người, giáo án 5 hoạt động bài Phương pháp tả người

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều