Giáo án vnen bài Bài học đường đời đầu tiên

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Động từ và cụm động từ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án vnen bài Bài học đường đời đầu tiên
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Bài 17: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN TIẾT 69+70: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: • Nắm chắc nội dung văn bản là bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được sau những trò đùa dại dột và tính cách ngông nghênh kiêu ngạo của Dế Mèn. • Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện trong văn bản tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố miêu tả để làm nổi bật nội dung văn bản và khắc họa chân dung, tính cách của Dế Mèn. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản 3.Thái độ, phẩm chất: Biết sống khiêm tốn, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn hoạn nạn 4. Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, chia sẻ hợp tác. II. CHUẨN BỊ • Giáo viên: kế hoạch dạy học, đồ dùng • Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Dự kiến tình huống A. Hoạt động khởi động - Cho Hs xem tranh, gọi tên các con vật và mô tả Dế Mèn: Râu dài, đầu tròn to láng bóng, cánh phủ chấm đuôi, càng to nhẵn bóng… Dế trũi: cánh ngắn hủn hoẳn đến chấm lưng Cào cào: Đầu nhọn, thân dài, có cánh màu xanh, đỏ Châu Chấu: Đầu bằng, mắt to, cánh dài chấm đuôi , càng to khỏe - HĐ chung cả lớp - PP đặt câu hỏi - KT động não B. Hoạt động hình thành kiến thức - Hoạt động 1: câu hỏi (a)Tóm tắt nội dung văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu cách đọc, đọc cho cả lớp nghe một đoạn, các bạn khác nhận xét và đọc tiếp đến hết. - HT: hoạt động cá nhân -PP đặt câu hỏi -KT công đoạn ? Tóm tắt các sự việc chính trong vb? - Hoạt động cặp đôi - KT chia sẻ hợp tác ?Cho HS nghiên cứu chú thích và hỏi có từ ngữ nào em không hiểu hoặc khó hiểu khi đọc và tìm hiểu chú thích? ? Dựa vào chú thích (*) nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HĐ cá nhân - PP đặt câu hỏi -KT trình bày 1 phút - Hoạt động 2: câu hỏi (b) ? Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? - PP dạy học nêu vẩn đề - KT trình bày 1 phút - Hoạt đông 3: câu hỏi(c) ? Ghi lại những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, tính cách của Dế Mèn. Nhận xét trình tự tả của và cách dùng từ trong đoạn văn? Trình tự tả và cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung? - PP dạy học theo nhóm - Kt khăn trải bàn - Hoạt động 4: câu hỏi (d) ?Dế Mèn đã làm gì để phải ân hận suốt đời? ?Bài học Dế Mèn phải ghi nhớ suốt đời là gì? - HĐ cặp đôi - KT hợp tác - Hoạt động 5: câu hỏi(e) ? Nhận xét năng lực quan sát của nhà văn khi miêu tả các con vật? ? Nhận xét năng lực sử dùng từ của nhà văn? ? Nghệ thuật miêu tả xen lẫn kể chuyện thể hiện ntn? - HĐ cặp đôi - PP đặt câu hỏi - KT trình bày 1 phút C. Hoạt động luyện tập: Bài 1: Đóng vai nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc diiẽn lại một đoạn trong truyện? - PP đóng vai - KT hợp tác D. Hoạt động vận dụng Bài 1 : Theo em Dế Mèn nên làm gì cho Dế Choắt trước khi tai họa xảy ra để bản thân khỏi ân hận? Bài 2: Rút ra bài học ứng xử cho bản thân qua chuyện Dế Mèn? (trang 12) - HĐ cá nhân - KT trình bày E. Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ cho học sinh => Dế Mèn trở thành nhân vật chính trong tác phẩm truyện của nhà văn Tô Hoài. Chỉ vì kiêu căng, tự phụ, Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt. Đó là bài học đầu tiên trong cuộc đời Dế Mèn và cũng là nội dung của bài học hôm nay. a. Đọc, tóm tắt, chú thích - Đọc - Tóm tắt( dùng máy chiếu hỗ trợ hoặc bảng phụ): 6 sự việc + Dế Mèn ăn uống điều độ làm việc có chừng mực nên rất chóng lớn + Dế Mèn hay chê bai và coi thường Dế Choắt. + Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào hộ ngách thông sang nhà Dế Mèn để phòng tai họa, Dế Mèn không đào còn mắng Dế Choắt. + Dế Mèn trêu chị Cốc sau đó trốn trong hang. + Chị Cốc tưởng Dế Choắt trêu mình mổ Dế Choắt đến chết. +Mèn vô cùng ân hận đã gây ra cái chết cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Chú thích: SGK *Tác giả: Tô Hoài: Nguyễn Sen. Quê Hà Nội b. Bố cục: 3 phần P1:Từ đầu đến “thiên hạ rồi”: Chân dung và tính cách của DM P2: ... “vừa gây ra”: Dế Mèn trêu chị Cốc P3: còn lại: Dế Mèn hối hận c. Nhân vật Dế Mèn - Ngoại hình: thanh niên cường tráng,càng mẫm bóng, vuốt cứng dài, người màu nâu mỡ bóng mỡ, đầu to, nổi từng mảng rất bướng, râu dài vẻ hùng dũng - Hành động: đạp phanh phách vào ngọn cỏ y như bị nhát dao lia qua, trịnh trọng, khoan thai vuốt râu, nhai ngoàm ngoạp, đi đứng oai vệ làm điệu nhún nhảy... - Tính cách: Cà khịa với mọi người, quát Cào Cào, đá Gọng Vó... =>Tả theo trình tự hợp lí: từ chân dung đến hành động và tính cách, từ ngữ gợi hình ảnh, phép so sánh nhân hóa tự nhiên ó Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, ưa nhìn, yêu đời, tính cách hống hách kiêu ngạo. - Chê bai Dế Choắt, gọi: Chú mày - Không giúp Dế Choắt đào hang mà còn mắng - Trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết oan ức của Dế Choắt. - Bài học DM phải ghi nhớ là: Ở đời có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào thân. c. Tổng kết - Quan sát tinh tế, tưởng tượng phong phú - Sử dụng nhiều động từ, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa tự nhiên - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất kết hợp với miêu tả, câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc ( Qua nhân vật DM người đọc như thấy được bóng dáng của những chàng thanh niên mới lớn, xốc nổi, ngạo mạn ngày nay). - HS diễn lại đoạn Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - HS tự bộc lộ: đào hang giúp Dế Choắt, Hoặc cho Dế Choắt sang ở chung....hoặc khi thấy chị Cốc mổ Dế Choắt thì Dế Mèn phải chạy ra nhận tội mình thì mới xứng danh là kẻ mạnh... - Sống khiêm tốn,biết giúp đỡ bạn bè biết chia sẻ với những khó khăn của người khác, không coi thường bạn... - Tìm đọc cả tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí”- Tô Hoài - Xem trước bài: Sông nước Cà Mau”- Đoàn Giỏi - HS có thể đưa ra nhiều tên gọi các convật khác nhau, có thể không gọi tên được đâu là nhân vật chính. GV định hướng và nêu vấn đề để vào bài. - GV sẽ hướng dẫn HS cách ghi và hiểu thông tin ngắn gọn - HS có thể đọc chưa thông thạo, phát âm sai hoặc ngọng, đọc chưa đúng với thái độ tự tin kiêu ngạo của Dế Mèn GV uốn nắn sửa chữa và hướng dẫn tiếp - Phần tóm tắt dự kiến đa số HS làm dược. Có thể còn HS kể dài chưa biết tóm tắt VB TS, GV sẽ hướng dẫn.( tích hợp với phân môn TLV: Sự việc trong văn tự sự) - HS hiểu đúng như chú thích SGK Nếu có HS hỏi thêm những từ ngoài chú thích, GV hướng dẫn giải nghĩa từ bằng cách tra từ điển hoặc giải thích giúp HS để HS ghi nhớ ( tích hợp với phân môn TV bài: Nghĩa của từ) - Học sinh có thể chia 2 phần + P1 từ đầu ...trêu chị Cốc => Chân dung tính cách của Dế Mèn + P2: còn lại=> Bài học đầu tiên của Dế Mèn. - HS có thể chia 4 phần với 4 sự việc: Chân dung của Dế Mèn Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào hang Dế Mèn trêu chị Cốc Bài học của Dế Mèn - Các nhóm có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau hoặc dùng những từ ngữ chưa sát với định hướng của giáo viên. Nhưng nếu đảm bảo hiểu nội dung như vậy vẫn chấp nhận. Hoặc gợi ý cho HS chọn từ cho sát ý VD: Dế đẹp trai, khỏe mạnh, kiêu căng, không có tinh thần tập thể... - Tình huống này HS có thể sẽ trả lời đúng nhưng dài. GV sẽ uốn nắn, sửa chữa và làm ngắn gọn lại. - Hs có thể chỉ phát hiện được NT nhân hóa - HS có thể chỉ nói được là KC ở ngôi thứ nhất GV sẽ bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS - GV có thể cho HS liên hệ: Dế Mèn có điểm gì đáng khen, điểm gì đáng chê để HS tự bộc lộ. - HS có thể diễn được nhưng vào vai cho đúng tính cách thì sẽ không tốt. - HS giải quyết tốt tình huống này. - HS có thể đưa ra nhiều ý kiến Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Bài 17: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN Tiết 71: TÌM HIỂU VỀ PHÓ TỪ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhận biết được phó từ, công dụng, ý nghĩa của phó từ 2. Kĩ năng: Biết sử dụng phó từ khi đặt câu hay viết đoạn văn 3.Thái độ, phẩm chất: Có ý thức tự chủ tự lập khi giải quyết nhiệm vụ học tập, tự hào về sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt 4. Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, hợp tác. II. Chuẩn bị: • Giáo viên: Kế hoach dạy học, đồ dùng tự làm • Học sinh: xem trước bài trong sgk III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Dự kiến tình huống A. Hoạt động khởi động ? Đọc thuộc lòng đoạn văn thứ nhất trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ? Các từ: lắm, đã, cứ, rất, cũng có vai trò gì trong những câu văn chứa nó? B. Hoạt động hình thành kiến thức Cho học sinh nghiên cứu các ví dụ trong SGK và thực hiện những yêu cầu sau: - Hoạt động 1: câu hỏi (a) (1) ? Tìm các từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ, TT( cả đứng trước hoặc sau DT khi DT được dùng như TT, ĐT) và viết vào vở theo gợi ý bên dưới? (2)? Nêu tác dụng của những từ in đậm? - HT: hoạt động cá nhân - PP đặt câu hỏi - KT động não (3)? Gọi các từ in đậm là phó từ, em hãy tìm những từ ngữ cần điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phó từ? - Hđ cặp đôi - KT động não - Hoạt động 2: (b) Nối các phó từ ở cột phải cho phù hợp với ý nghĩa chức năng ở cột trái? - Hoạt động cá nhân - KT động não C. Hoạt động luyện tập Bài 2. Tìm phó từ đứng trước và sau ĐT, TT và điền vào bảng? - HT: hoạt động cá nhân - PP đặt câu hỏi - KT động não Bài 3. Tìm phó từ trong đoạn văn trang 11 và cho biết ý nghĩa của chúng? - Hđ cặp đôi - KT động não D. Hoạt động vận dụng - Kể tóm tắt văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”-Tô Hoài, trong đoạn có sử dụng phó từ. - KT động não - HĐ cá nhân E. Tìm tòi mở rộng và hướng dẫn về nhà - HS đọc thuộc đoạn văn - Trả lời câu hỏi thứ 2 và GV tạo tình huống vào bài. => Đó là các phó từ. Phó từ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét - Các từ đứng trước ĐT,TT: đã, cũng, không, - Các từ đứng sau ĐT,TT: rồi - Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, ý phủ định... 3. Kết luận: - Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT về thời gian, nơi chốn, mức độ, ý khẳng định hoặc phủ định, ý cầu khiến... - Phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT,TT + GV hướng dẫn HS nối - Chỉ quan hệ tg: đã, sẽ, đang... - Chỉ mức độ: rất, khá, lắm... - Chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng vẫn, cứ... - Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ... - Chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng… - Chỉ khả năng: cần, phải, nên… - Chỉ kết quả và hướng:rồi(làm rồi), ra(sáng ra), lên, xuống, đi… đã học xong - không học bài - đang tốt lắm - sẽ tốt lắm - rất tốt - không tốt Đã: Chỉ thời gian Không: Chỉ sự phủ định Cũng: Chỉ sự tiếp diễn tương tự Đều: sự tiếp diễn Ra: kết quả và hướng Đương:chỉ thời gian - HS làm bài, Gv định hướng sữa chữa - Tìm PT có trong văn bản BH ĐĐ, ĐT - Thuộc lòng phần kết luận - Xem trước bài: Sông nước Cà Mau. - HS trả lời đúng ý 1 - Ý 2 có thể sẽ nhiều ý kiến không đúng. GV sẽ hướng dẫn gợi ý. Từ đã ý chỉ SV đã diễn ra chưa? Để HS hiếu vai trò và ý nghĩa của phó từ. - Đa số HS làm đúng - HS sẽ không điền được đủ từ như khái niệm. GV sẽ gợi ý các từ khóa ở phần in đậm. - HS sẽ nối đúng - HS làm được - HS làm được - Sẽ có nhiều HS lúng túng khi vận dụng phó từ vào việc tạo lập văn bản. Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Bài 17: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN Tiết 72: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: học sinh biết được đâu là văn bản miêu tả, mục đích, yêu cầu khi làm văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả, kĩ năng dùng từ và đặt câu, kĩ năng tạo lập văn bản. 3.Thái độ, phẩm chất: Có ý thức tự chủ tự lập khi giải quyết nhiệm vụ học tập 4. Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, chia sẻ hợp tác. II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS • Giáo viên: Kế hoach dạy học, đồ dùng tự làm • Học sinh: xem trước bài trong SGK III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Dự kiến tình huống A. Hoạt động khởi động ? Đọc thuộc lòng đoạn văn thứ nhất trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”? ? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở đoạn này? - HĐ chung cả lớp - KT trình bày B. Hoạt động hình thành kiến thức - Hoạt động 1: (a) ? Có thể lược bớt những đoạn tả DM, DC, chị Cốc được không? Vì sao? ? Hãy nêu mục đích của văn miêu tả? - Hoạt động 2: câu hỏi(b) - HT: hoạt động cá nhân - PP đặt câu hỏi - KT động não - Hoạt động 3: câu hỏi(c) để đi đến kết luận - Hđ cặp đôi - KT động não C. Hoạt động luyện tập Bài 4 trang 11(HĐLT) Viết đoạn văn tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo tưởng tượng của em? - HT: hoạt động cá nhân - KT động não, KT trình bày Bài 5 trang 11 - Tả gương mặt một bạn trong lớp khi bạn đang say sưa đọc bài? - HT: hoạt động cá nhân - KT động não D. Hoạt động vận dụng - Bài 1 tr 15: GVHD h/s - Bài 2 Tr15 : GVHD h/s ghi chép : Bài 3 tr 15: hs tự làm. - Hình thức: hoạt động cặp đôi - PP thảo - KT: hợp tác E. Tìm tòi mở rộng và hướng dẫn về nhà - Mục tiêu là HS trả lời được: từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, NT so sánh, nhân hóa.... Đó chính là đặc điểm của văn bản miêu tả nhằm làm nổi bật chân dung tính cách của nhân vật. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu Văn MT là gì? Đặc điểm của văn bản MT. 1.Ví dụ: Học sinh nhớ lại văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” 2. Nhận xét - Không thể lược bớt các đoạn miêu tả bởi nếu lược bớt ta không hình dung được đặc điểm nổi bật của các nhân vật - Mục đích của miêu tả: Giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tích chất nổi bật của SV, sự việc, con người. -Năng lực quan sát được bộc lộ rõ nhất ( đáp án A, B, C) 3. Kết luận: GV hướng dẫn HS hoàn thành kết luận với 2 cụm từ: - như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. - phải quan sát và lựa chon các chi tiết nổi bật rồi sắp xếp theo định hướng của bài viết - Nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống là một vùng đất bãi rộng… Có nhiều hồ ao rộng lớn, quanh năm có nước, cá tôm nhiều, mỗi khi có trận mưa lớn thì …… Có những triền cỏ xanh non suốt bốn mùa …..Cư dân sinh sống ở đây cũng rất đông đúc …… - Bạn có tên …. là một trong 44 thành viên lớp em. Mỗi khi bạn được cô giáo gọi đọc bài thì ánh mắt bạn ánh lên sự thích thú. Bạn ấy say sưa, giọng đọc lúc trầm lúc bổng rất lôi cuốn. Đặc biệt khi thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện bạn thể hiện rất chính xác làm cho người nghe có cảm giác như nhân vật đó đang nói, đang hiện lên trước mắt mình vật. Khi bạn đọc bài, dường như bạn quên hết mọi vật quanh mình. Những lúc đó, như chỉ có bạn và trang sách vậy. - Giúp Dế Choắt đào hang …… Đào giúp Dế Choắt một cái ngách thông sang nhà mình ….. - Con kiến, con thạch sùng, con nhện + Hình dáng:……… + Đức tính, phẩm chất:……. GV hướng dẫn hs đọc thêm và tìm truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” để đọc. Xem trước bài: Sông nước Cà Mau - HS trả lời đúng ý 1 - Ý 2 có thể không giải thích được. GV sẽ gợi ý định hướng và vào bài - HS có thể chỉ lựa chọn 1 đáp án B hoặc 2 đáp án. GV bổ sung - HS có thể lựa chọn từ khóa không sát ý. GV bổ sung. - có nhiều HS lúng túng, chỉ thiên về kể chuyện. GV uốn nắn cách dùng từ cho đúng đặc trưng của văn MT - HS đưa ra nhiều ý kiến. - Nhật kí bài dạy: ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 6, giáo án bài học đường đời đầu tiên, giáo án bài học đường đời đầu tiên vnen 6, giáo án vnen bài học đường đời đẩu tiên

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều