Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Em bé thông minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
-Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Yêu thích nhân vật và thể loại truyện cổ tích.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
. Học sinh: Sgk,vở ghi,Soạn bài theo câu hỏi trong sgk
. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại gởi mở, động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái,sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích.
- Thảo luận nhóm về giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
GV dẫn dắt: Không chỉ ngoài đời thường mà trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là ở thể loại truyện cổ tích VN, có rất nhiều tác phẩm đề cập đến các nhân vật tài trí, thông minh và dùng chính sự thông minh đó để trừng trị kẻ xấu, kẻ ác. "Em bé thông minh" là một trong những truyện có nhân vật như thế.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV gọi học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà: Tìm hiểu về đặc điểm truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh
-Giáo viên định hướng, chốt kiến thức:
Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều mẫu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách (ở đây là những lần thách đố), từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hằng ngày. I/ Tìm hiểu chung
- Em bé thông minh là truyện cổ tích sinh hoạt, thuộc loại truyện “Trạng”, ....
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 3 HS lần lượt đọc (đọc phân vai).
- Bước 2: GV yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS kể tóm tắt, HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV tóm tắt các sự việc chinh:
+ Viên quan vâng lệnh vua đi tìm người hiền tài, gặp hai cha con đang cày ruộng, quan ra câu đối oái oăm “trâu cày 1 ngày được mấy đường”, em bé giải đố bằng cách ...
+ Nhà vua ban cho cả làng 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực, lệnh: nuôi 3 trâu đực đẻ thành 9 con, em bé ....
+ Vua yêu cầu xẻ thịt 1 con chim sẻ làm 3 mâm cỗ, em bé đố lại nhà vua...
+ Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài (xỏ sợi chỉ xuyên qua con ốc vặn) bằng một câu hát đồng dao.
+ Em bé được phong trạng nguyên.
- GV yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu chú thích. II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích
- Bước 3: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
2. Bố cục: 4 phần
+ P1: Từ đầu => Về tâu vua: Giới thiệu nhân vật em bé thông minh.
+ P2: Tiếp => Ăn mừng với nhau rồi: Trí thông minh của chú bé giúp làng thoát nạn.
+ P3: Tiếp => ban thưởng rất hậu: Nhờ thông minh, chú bé được vua ban thưởng.
+ P4: Còn lại: Giúp triều đình thoát khỏi cơn nguy biến với nước láng giềng. Chú bé được phong là Trạng Nguyên.
=> Có thể chia 2, 3 phần
- Bước 4: GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thiện phiếu học tập sau: (5p)
+ Nhóm 1: tìm hiểu lần thứ thách 1
+ Nhóm 2: tìm hiểu lần thứ thách 2
+ Nhóm 3: tìm hiểu lần thứ thách 3
+ Nhóm 4: tìm hiểu lần thứ thách 4
Những thử thách Kết quả Ý nghĩa
Lần 1:………… ……….. …………..
Lần 2: ……….. ……….. ……………
Lần 3:………… ……….. …………..
Lân 4: ……….. ……….. ……………
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Phân tích
a. Em bé và những lần thử thách
* Lần 1:
- Viên quan hỏi: Trâu cày một ngày ...?
-> câu hỏi oái oăm hóc búa.
- Em bé hỏi vặn lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?”
-> Em bé thông minh đã dùng chính câu đố để giải đố, đẩy viên quan vào thế bị động ... không thể trả lời …
* Lần 2: Người thử thách là nhà vua.
- Câu đố dưới hình thức lệnh vua ban: nuôi 3 con trâu đực ... đẻ thành 9 con.
-> mức độ và tính chất thử của lần thách này khó khăn hơn.
- Em bé bảo cả làng xẻ thịt trâu để ăn, rồi diễn một vở kịch khiến nhà vua phải tự nói ra sự vô lý trong câu đố của chính mình.
* Lần 3:
- Vua ban một con chim sẻ, yêu cầu làm thành 3 mâm cỗ.
- Em bé giải đố bằng cách đố lại nhà vua: Yêu cầu rèn chiếc kim may thành con dao để xẻ thịt chim.
* Lần 4: Giải câu đố của sứ thần nước ngoài. Đây là thử thách khó khăn, phức tạp nhất.
- Câu đố: Xỏ sợi chỉ qua ruột ốc.
- Quần thần đều bó tay.
- Em bé giải đố bằng cách vận dụng kinh nghiệm dân gian qua một câu hát đồng dao ...
- Bước 5: GV đặt câu hỏi tiếp: Theo em các cách giải đố của em bé qua 4 lần thử thách thú vị và độc đáo ở chỗ nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
+ Để người đố tự nói ra sự vô lý.
+ Giải đố: dùng kinh nghiệm đời sống.
- GV đặt câu hỏi tiếp: Đọc truyện, em có nhận xét gì về nhân vật em bé?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
- GV đặt tiếp câu hỏi: Việc dùng câu đố để thử tài của nhân vật có những tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Làm bộc lộ tài trí của nhân dân.
+ Tạo tình huống cho truyện phát triển.
+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe. b. Phẩm chất của em bé
- Em bé thông minh, mưu trí hơn người.
- Hồn nhiên ngây thơ ...
- Bước 6: GV cho HS thảo luận theo bàn để rút ra ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.
+ Tại sao nói truyện Em bé thông minh có ý nghĩa hài hước, mua vui ? Sự thông minh của em bé được đúc kết từ đâu?)
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Đề cao sự thông minh và trí khôn của dân gian, đề cao kinh nghiệm sống. Ý nghĩa hài hước, mua vui tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. Em bé nông thôn, thông minh làm trạng nguyên.
- Bước 7: GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản này là gì? Tác dụng của nó?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Truyện có các tình huống bất ngờ, thú vị (câu đố, lời giải đáp). Người đọc, người nghe cảm thấy hứng thú, yêu thích trước tài năng; sự hồn nhiên, ngây thơ của em bé (Sự đối đáp). 4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
- Nội dung: Truyện kể về những thử thách mà em bé thông minh đã trải qua.
- Ý nghĩa: Đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm dân gian, tạo tiếng cười hài hước.
b. Nghệ thuật
Hình thức giải đố oái oăm tạo sức hấp dẫn cho truyện.
- Bước 8: GV gọi HS đọc ghi nhớ Sgk/74
HS đọc c. Ghi nhớ: SGK- Tr74
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?
A. Em bé
B. Viên quan
C. Vua
D. Người cha
Câu 2: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm?
A. Sự giúp đỡ của thần linh
B. Sự giúp đỡ của dân làng
C. Bằng trí thông minh và vận dụng những kinh nghiệm dân gian
D. Bằng phép thuật cậu bé có được
Câu 3: Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?
A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”
B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”
C. Em bé nói rằng một trăm đường.
D. Em bé không tìm được câu trả lời.
Câu 4: Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?
A. Bắt em bé nhốt trên một tháp cao, không cho ăn uống, chỉ để một tượng Phật và một bát nước.
B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua hai đầu vỏ ốc.
C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ chín con trâu con.
D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng một cây kim nhỏ.
Câu 5: Em bé đã nghĩ ra cách gì để đối phó lại phép thử của nhà vua trong lần đầu tiên?
A. Xin nhà vua bãi bỏ lệnh đã đưa ra.
B. Khóc với vua, bảo vua phải ra lệnh để cha sinh em bé chơi với mình.
C. Giết thịt trâu để thết đãi cả làng một bữa no nê.
D. Lén tìm đủ chín con trâu khác và giao cho vua khi đến kì hạn.
Câu 6: Trong truyện, em bé được thử thách qua mấy lần?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
Hoạt động 2: GV yêu cầu HS kể diễn cảm truyện “Em bé thông minh”
- HS thực hiện, nhận xét cho nhau
- GV đánh giá, cho điểm
- GV hướng dẫn HS đọc phần đọc thêm SGK/75
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Hóa thân thành nhân vật em bé trong truyện EBTM và kể lại những lần giải đố
- HS chuản bị và trinh bày. Các HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và chấm điểm
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và tìm trong cuộc sống những tình huống, hiện tượng gây cười thể hiện trí khôn của nhân dân?
4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Kể được bốn thử thách mà em bé đã vượt qua; Làm bài tập 2 (Sgk - Trang 74); Tìm hiểu một số câu chuyện dân gian về nhân vật thông minh: Trạng Quỳnh, Trạng Hiền, Lương Thế Vinh ....
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo