Giáo án ngữ văn 6: Bài Hoán dụ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hoán dụ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : HOÁN DỤ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Hiểu được tác dụng của hoán dụ. 2. Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như td của phép tu từ hoán dụ trong thực tế sd tiếng Việt. 3.Thái độ: - Có ý thức vËn dụng sử dụng phÐp hoán dụ trong giao tiếp hàng ngày. 4. Thái độ: Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: thuyết trình, thảo luận, phân tích, thực hành có hướng dẫn... - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ... IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 2 phút - GV nêu lại câu thơ trong bài thơ “Lượm” – Tố Hữu. Hãy cho biết câu thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. - HS trả lời. GV bổ sung: Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, thể hiện nỗi mất mát “đổ máu”, sự hi sinh của nhân dân ta trong trận chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp. Ngoài ra trong câu thơ còn có một biện pháp tu từ nữa? Đó là biện pháp tu từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của phép hoán dụ. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 15 p Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm hoán dụ - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các VD. Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - GV chú ý HS các từ in đậm: áo nâu, áo xanh - GV đặt câu hỏi: Nếu tách các từ áo nâu, áo xanh ra khỏi câu thơ thì chúng có ý nghĩa như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức áo nâu: áo màu nâu chỉ màu sắc áo áo xanh: áo màu xanh - GV đặt tiếp câu hỏi: Trong câu thơ trên, những từ ngữ đó chỉ đối tượng nào?Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - GV giải thích thêm: Người nông dân và công nhân ( sự vật được chỉ) + Người ND mặc áo nâu Dấu hiệu SV + Người CN mặc áo xanh - Bước 2: GV đặt câu hỏi: Như vậy giữa áo nâu và áo xanh với người nông dân và công nhân có mối quan hệ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - GV đặt câu hỏi gợi mở: Nông thôn, thị thành chỉ nơi sinh sống của những ai? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức + Chỉ người nông dân sống ở nông thôn và chỉ người công nhân sống ở thị thành. - GV đặt câu hỏi: Giữa nông thôn và người nông dân, thị thành và người công nhân thì vật nào là vật chứa đựng, vật nào bị chứa đựng? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: - Bước 3: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Em nhận xét gì về cách gọi tên của các sự vật đó? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - GV bổ sung: Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành có mối quan hệ gần gũi + Nông dân gọi áo nâu; CN gọi áo xanh + Nơi ở người nông dân- nông thôn + Nơi ở người CN - thị thành - Bước 4: GV mở rộng vấn đề: Hãy so sánh cách diễn đạt của các câu thơ trên với câu văn xuôi: tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thị thành đều đứng lên? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức + Cách diễn đạt bằng văn xuôi: thuật lại sự việc, khô khan. + Cách dùng hoán dụ: gợi hình ảnh, sinh động- - Bước 5: GV yêu cầu HS qua ví dụ: Hãy nêu khái niệm hoán dụ là gì? có tác dụng ra sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức - HS ®äc ghi nhí SGK tr 82 - Bước 6: GV lưu ý HS : Phần các kiểu hoán dụ thuộc nội dung giảm tải các em tự nghiên cứu ở nhà. I/ Hoán dụ là gì? 1/ Phân tích ngữ liệu: - Áo nâu, áo xanh (dấu hiệu sự vật) Người nông dân, người CN(Sự vật) - Lấy dấu hiệu SV để gọi SV - Nông thôn, thị thành => vật chứa đựng Người sống ở nt Người sống ở tt => (vật bị chứa đựng) - Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác. - Quan hệ gần gũi (tương cận).  Hoán dụ -Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 2/. Ghi nhớ: SGK/82 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 15 phút Bài tập 1: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT - Làm BT chung cả lớp. - GV gợi ý cụ thể với từng ý a,b,c a. Đối tượng nào cần được chỉ ra ở đây? Tác giả đã gọi người nông dân bằng gì? b. 10 năm và trăm năm chỉ gì? Điều mà Bác Hồ muốn nói đến là gì? c. Dùng hình ảnh áo chàm, tác giả muốn chỉ đối tượng nào? Mối quan hệ giữa các đối tượng? Câu thơ muốn diễn đạt ý gì? II/ Luyện tập: BT1: Nhận biết phép hoán dụ, tác dụng: a Làng xóm - Người nông dân => vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng. Tác dụng: Dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, người dân ta vất vả quanh năm mà vẫn đói rách. Ngày nay đất nước đọc lập tự do, người dân làm chủ cuộc sống lao động nhộn nhịp, ấm no b.mười năm(thời gian ngắn)–trăm năm (thời gian dài) => cụ thể gọi trừu tượng Tác dụng: Bác Hồ lấy cái cụ thể là 10 năm, trăm năm để nói về cái trừu tượng là sự nghiệp trồng người. Sự nghiệp giáo dục là lâu dài. c. áo chàm - các dân tộc Việt Bắc dấu hiệu của sự vật gọi sự vật Tác dụng: Nhân dân Việt Bắc lưu luyến tiễn đưa Đảng, Bác, Chính phủ và đoàn quân Cách mạng trở về xuôi sau ngày giải phóng điện biên Bài tập 2: Thảo luận theo cặp đôi (3 phút) - HS ®äc x¸c ®Þnh yªu cÇu BT 2 - HS thảo luận và trình bày ra bảng phụ. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Bài tập 3: - GV đọc. HS chép chinh tả. - HS kiểm tra chéo tìm ra lỗi chính tả của bạn. BT2: So sánh hoán dụ, ẩn dụ: * Giống: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. * Khác: Ẩn dụ Hoán dụ Dựa vào quan hệ tương đồng về: + Hình thức + Cách thức + Phẩm chất + Cảm giác Dựa vào quan hệ gần gũi giữa: + Bộ phận - toàn thể + Vật chứa - vật bị chứa + Dấu hiệu - sự vật + Cụ thể - trừu tượng VD ẩn dụ: + Hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng => màu đỏ: màu sắc + Cách thức: thắp = nở hoa: hoạt động. + Phẩm chất: Người cha mái tóc bạc => Bác Hồ: yêu thương, quan tâm.. + Cảm giác: Mùi hồi chín chảy tràn qua mặt. Nét tương đồng:Khứu giác-> thị giác,xúc giác . BT 3 : Viết chính tả( nhớ - viết) : Đêm nay Bác không ngủ (Lần thứ ba thức dậy...Anh thức luôn cùng Bác. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV yêu cầu HS: Yêu cầu mỗi HS đặt 3 câu có sử dụng phép hoan dụ - GV đưa ra gợi ý. HS thực hiện - HS lên bảng trinh bày. HS khác nhận xét, bổ sung. Gv chữa và chấm điểm. - GV đưa ra ví dụ: • Chương trình tình nguyện đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái. • Đội bóng đang sở hữu những chân sút tài ba HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - GV yêu cầu HS sưu tầm các câu thơ có sử dụng biện pháp hoán dụ. 4. Hướng dẫn HS về nhà( 2’)- Chiếu S27 * Hướng dẫn học bài: - Học ghi nhớ: Khái niệm, tác dụng về hoán dụ; các kiểu hoán dụ - Tìm hiểu tác dụng của phép hoán dụ qua một số câu văn, câu thơ , đoạn văn đã học. - Tập viết đoạn văn miêu tả ( 4-6 câu) có nội dung tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng một số phép tu từ đã học. * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị: chuẩn bị cho tiết kiểm tra Văn.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài hoán dụ, giáo án chi tiết bài Hoán dụ giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài hoán dụ, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài hoán dụ

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều