Giáo án ngữ văn 6: Bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. - Trình bày được những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả, cách thức miêu tả. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xđ đặc điểm nổi bật của đối tượng được MT trong đoạn văn hay bài văn MT. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Yêu quê hương, đất nước, con người. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Kiểm tra nội dung bài học 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV tổ chức trò chơi: Tiếp sức Nội dung: GV cho lớp thanh hai đội, ghi lại những hình ảnh em quan sát được thiên nhiên vào mùa xuân và mùa đông. - Các đội lần lượng liệt kê các hình ảnh trong thời gian 1 phút. Đội nào ghi lại được nhiều hình ảnh đung hơn sẽ gianh chiến thắng - GV dẫn dắt: Những câu văn các bạn vừa viết như mùa xuân trời se lạnh, mưa phun lất phất bay, cây đâm chồi non, mùa hạ trời nông bức… những câu văn đó các bạn đã sử dụng phương thức miêu tả. Vây miêu tả, hay nói cụ thể hơn văn miêu tả là gì? Trong tình huống nào người ta dùng văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác với văn tự sự? Chúng ta cùng tìm hiểu bài. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. Trình bày được những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả, cách thức miêu tả. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn miêu tả. - Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc Bài tập 1( SGK) và trả lời: Bài tập đưa ra mấy tình huống? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 3 tình huống + Trên đường đi học về, em gặp 1 người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách đó tìm đúng được nhà em? I. Thế nào là văn miêu tả: 1. Phân tích ngữ liệu: a. Bài tập 1 TH 1: - Tả đường về nhà, tả ngôi nhà ( đặc điểm nổi bật) để khách có thể nhận ra. + Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo, trước rất nhiều áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua? TH 2: - Miêu tả đặc điểm nổi bật cuả chiếc áo (ở vị trí nào? màu sắc? kiêu dáng?) + Một Học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để Học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của lực sĩ? - Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Hãy nêu 1 số tình huống tương tự ( những tình huống phải dùng văn miêu tả để trả lời) - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức - Bước 3: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua lời giới thiệu ở Bài tập 1, em hãy rút ra Nhận xét thê snào là văn miêu tả? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. TH 3: - Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình của người lực sĩ ( to, khỏ, cơ bắp cuồn cuộn..) - Bước 4: GV gọi 1 Học sinh đọc Bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và DC rất sinh động. Hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Đv miêu tả Dế Mèn: Từ đầu -> vuốt râu. + Đv miêu tả DC: Cái chàng...ngẩn ngẩn ngơ ngơ. - Gv đặt tiếp câu hỏi: Qua 2 đoạn văn trên giúp em hình dung ra đặc điểm gì nổi bật ở 2 chàng dế? Những chi tiết, hình ảnh nào giúp em hình dung được điều đó? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 5: GV đặt câu hỏi: Thế nào là văn miêu tả? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 6: Gọi Học sinh đọc ghi nhớ. • Dế Mèn: + Đôi càng mẫm bóng + vuốt: cứng dần, nhọn hoắt + cánh...dài... chấm đuôi... + cả người: rung rinh màu nâu... + đầu: to, nổi từng tảng... + hai răng: đen nhánh...như 2 liềm máy + sợi râu: dài, uốn cong, hùng dũng.. • Dế Choắt + gầy gò, dài lêu nghêu.. + cánh: ngắn ngủn, hở mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi - lê + càng: bè bè, nặng nề. + râu: cụt một mẩu + mặt: ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người..Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả. 2. Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận - Thời gian: 5 p Hoạt động 2: Luyện tập - GV gọi HS đọc và x/định y/cầu BT - Gv đặt câu hỏi: Đoạn 1 miêu tả, tái hiện điều gì? Sự vật được miêu tả có đặc điểm gì nổi bật? - HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. II. Luyện tập: Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi - Đoạn 1: miêu tả, tái hiện lại ngoại hình Dế Mèn ở độ tuổi thiếu niên => đặc điểm nổi bật: càng, vuốt, răng.. => to, khoẻ, mạnh mẽ. - GV đặt tiếp câu hỏi: Đoạn 2 miêu tả, tái hiện điều gì? Con người được miêu tả có đặc điểm nào nổi bật? - Đoạn 2: thơ - miêu tả tái hiện hình ảnh chú bé Lượm => đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, hồn nhiên. - GV đặt câu hỏi: Đoạn 3 miêu tả, tái hiện điều gì? Quang cảnh được miêu tả có đặc điểm gì nổi bật? - Đoạn 3: Miêu tả, tái hiện lại cảnh 1 vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa => đặc điểm nổi bật: thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập và tìm, nêu những đặc điểm nổi bật của cảnh mùa đông đến. - HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Bài tập 2: a. Đặc điểm nổi bật của mùa đông: - lạnh lẽo, ẩm ướt: gió bấc, mưa phùn, đêm dài, ngày ngắn. - bầu trời âm u như thấp xuống, nhiều mây và sương mù, ít trăng sao. - câu cối trơ trọi, khẳng khiu - mùa của hoa: hồng, đào, lay-ơn, mơ, mận chuẩn bị Tết đến, xuân về. - GV yêu cầu HS suy nghĩ: Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, Nếu tả khuôn mặt mẹ em sẽ chú ý đặc điểm nổi bật nào? - HS trình bày. HS khác bổ sung b. Nêu một vài đặc điểm khuôn mặt mẹ - Sáng, đẹp - Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ lo âu, trăn trở,... - GV yêu cầu Học sinh đọc thêm “lá rụng” để học tập cách miêu tả. Nêu tác dụng của các chi tiết miêu tả trong các đoạn văn đó? - HS trả lời. GV bổ sung: làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người. Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV yêu cầu HS : Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng tả mẹ/chị gái ( hoặc một người thân) đang nấu ăn. - HS thực hiện. GV chữa bài và chấm điểm. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp - Thời gian: 5p - Giả sử em có một người bạn ở nơi khác, muốn biết về những danh lam thắng cảnh ở địa phương em. Em hãy viết một đoạn văn để miêu tả một địa danh mà em thấy thú vị để gửi cho bạn 4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút) - Học bài: đọc lại các đoạn văn miêu tả ở Bài tập 1, làm tiếp bài tập 2b. - Tiết sau: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nx trong văn MT: + Đọc 3 đoạn văn Tr 27, tìm đối tượng MT và các đặc điểm nổi bật. + Tìm hiểu các BT Luyện tập.  

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả, giáo án chi tiết bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều