Giáo án ngữ văn 6: Bài Ngôi kể trong văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ngôi kể trong văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm ngôi kể trong văn tự sự. - Nắm được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của từng loại ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba); Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. 2. Kĩ năng - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, phiếu học tập… 2. Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV tổ chức HS chơi trò chơi, lớp chia thanh 4 đội. Nhóm nào hoan thanh nhanh nhất sẽ chiến thắng Nội dung: HS đọc đoạn văn tự sự sau và trả lời các câu hỏi: Trên đường đi học về, em nhặt được một chiếc ví tiền bị rơi cạnh cổng trường. Ngay lập tức, em mang chiếc ví đó đến đồn công an để tìm và trả lại cho chủ nhân chiếc ví. Biết chuyện, bố mẹ đã khen em rất nhiều và thưởng cho em một chuyến đi chơi vui vẻ. 1. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? 2. Nếu thay em bằng Lan thì đoạn văn sẽ ntn? 3. Vị trí kể chuyện trong 2 đoạn văn trên khác nhau ntn? - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra bảng phụ. Nhóm nhanh nhất và đung nhất sẽ gianh phần thưởng - GV nhận xét và bổ sung kiến thức 1. Người kể chuyện: Nhân vật em 2. Nếu thay bằng từ Lan: Trên đường đi học về, Lan nhặt được một chiếc ví tiền bị rơi cạnh cổng trường. Ngay lập tức, Lan mang chiếc ví đó đến đồn công an để tìm và trả lại cho chủ nhân chiếc ví. Biết chuyện, bố mẹ đã khen Lan rất nhiều và thưởng cho Lan một chuyến đi chơi vui vẻ. 3. Đoạn văn ban đầu: Khi người trong cuộc kể, trực tiếp kể những gì mình trải qua. Đoạn văn thứ 2: Người kể giấu mình đi, kể những gì quan sát, chứng kiến - GV dẫn dắt vào bài: Khi kể chuyện bắt buộc phải xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể, chỗ đứng để quan sát và gọi tên sự vật, nhân vật và miêu tả chúng. Tiết học này giúp các em tìm hiểu một yếu tố hình thức trong Tập làm văn là ngôi kể. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: GIúp HS hiểu được khái niệm ngôi kể trong văn tự sự. Nắm được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của từng loại ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba); Hiểu được sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm… - Thời gian: 15 p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Bước 1: GV gọi HS đọc nội dung phần I. SGK/87 - HS đọc bài. - GV đặt câu hỏi: Ngôi kể là gì ? Có mấy ngôi kể? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Bước 2: GV gọi HS đọc đoạn văn 1, 2 SGK/88 - HS đọc - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (2p) và trả lời câu hỏi: + Tổ 1, 3: Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? +Tổ 2, 4: Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy? Người xưng "tôi" trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay tác giả (Tô Hoài)? - HS thảo luận và trả lời, GV chuẩn kiến thức. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 1. Phân tích ngữ liệu * Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Ngôi kể 1 - Ngôi kể 3 * Đoạn văn 1: Kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng. * Đoạn văn 2: Kể theo ngôi thứ nhất, người kể hiện diện, xưng “tôi” (nhân vật Dế mèn) - Bước 3: GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở + Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, không bị hạn chế. Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: + Ngôi kể thứ ba: người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật => Câu chuyện mang tính khách quan. + Ngôi kể thứ nhất: người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình => Câu chuyện chân thực giàu cảm xúc, mang tính chủ quan. - GV đặt tiếp câu hỏi: Nếu đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay "tôi" bằng Dế Mèn. Lúc đó, em sẽ có một đoạn văn như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: Đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay "tôi" bằng Dế Mèn, đoạn văn trở thành đoạn văn kể chuyện, không mang ý tự kể về mình của nhân vật (Dế Mèn), đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình. - GV đặt tiếp câu hỏi: Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể cần phải làm gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức: Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. - GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Từ đây hãy khái quát lại đặc điểm, vai trò của mỗi loại ngôi kể? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Bước 4: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/89- - HS đọc và GV nhấn mạnh kiến thức. 2. Ghi nhớ (SGK/89) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 15 phút - Bước 1: GV yêu cầu hoạt động thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi: (1) Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? (2) Truyện Thánh Gióng được kể theo ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu để xác định? (3) Đóng vai vua Hùng kể lại P1 văn bản – Vua Hùng kén rể? - Bước 2: GV hướng dẫn HS làm các BT trong SGK Bài tập 1 (SGK/89) - GV gọi HS đọc yêu cầu BT1 - GV yêu cầu HS trình bày phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà. - HS thực hiện, nhận xét cho nhau. - GV chuẩn kiến thức: Bài tập 2 (SGK/89) Tương tự cách làm BT1, GV giao HS về nhà hoàn thành Bài tập 3 (SGK/90) GV yêu cầu HS làm BT3 ở nhà Bài tập 4 (SGK/90) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (2p) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn BT4 SGK/90 - HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày, nhận xét cho nhau - GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Bài tập 5 (SGK/90) ? Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào? HS suy nghĩ, trả lời GV chuẩn kiến thức: Bài tập 6 (SGK/90) - GV hướng dẫn HS cách làm và yêu cầu hoàn thành ở nhà. + Với đề bài này, khi kể chúng ta phải xưng hô : Tôi hoặc em + Dự kiến các sự việc sẽ trinh bày: - Hoàn cảnh nhận quà - Lí do được nhận quà - Cảm xúc của em khi nhận được quà - Ý nghĩa của món quà đó - GV yêu cầu HS hoàn thành đoạn văn ngắn 8-10 câu. Bài tập 1 Đổi ngôi kể: Thứ nhất -> Thứ ba (Thay tôi -> Dế mèn, nó, chú, cậu ta…) Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, chú đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.  Nhận xét: Khi thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, nội dung kể không phải là chuyện tự thuật của nhân vật nữa mà như có một người vô hình nào đó lặng lẽ quan sát và kể lại hoạt động của Dế Mèn rồi kể lại. Bởi thế đoạn văn mang sắc thái khách quan mà không bộc lộ rõ cuộc sống nội tâm của nhân vật. Bài tập 4: Kể theo ngôi thứ ba, người kể có điều kiện giấu mặt, không thể hiện cái nhìn chủ quan của một cá nhân mà là cái nhìn chung của cộng đồng. Vì truyền thuyết, truyện cổ tích là sản phẩm tư duy của cộng đồng -> phù hợp với đặc trưng của truyện dân gian (sáng tác tập thể, truyền miệng). Bài tập 5: Ngôi thứ nhất vì phải thể hiện trực tiếp tình cảm cá nhân, bộc lộ những tình cảm riêng tư với người nhận. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 2p - GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã bao giờ viết thư cho ai? Viết cho ai? Nội dung gì? Trong lá thư đó em xưng hô như thế nào? - HS trả lời, HS nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV gọi HS tìm hiểu phần Đọc thêm SGK/90 - HS đọc - GV đặt câu hỏi: Qua nội dung Đọc thêm, em rút ra nhận xét về phương diện ngôi kể thì có mấy cách kể chuyện? -HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: + Ngôi thứ nhất + Ngôi thứ ba + Ngôi thứ ba là chủ yếu nhưng xen vào đó là những đoạn kể ở ngôi thứ nhất (Tự thuật nội tâm). - GV tổng kết lại nội dung bài học. Nhắc nhở HS về việc lựa chọn ngôi kể cho phù hợp, nhất là trong các bài viết tập làm văn sắp tới. 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút ) - Học bài cũ: + Học thuộc ghi nhớ SGK/89 + Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập. + Đóng vai Lang Liêu kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy - Chuẩn bị bài mới: Soạn văn bản Thạch Sanh theo các câu hỏi trong SGK + Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích + Tìm hiểu bố cục + Tóm tắt các sự việc chính của truyện + Sự ra đời của TS có gì kì lạ? Ý nghĩa của chi tiết này?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Ngôi kể trong văn tự sự, giáo án chi tiết bài Ngôi kể trong văn tự sự, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ngôi kể trong văn tự sự

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều