Giáo án ngữ văn 6: Bài Các thành phần chính của câu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các thành phần chính của câu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1.Kiến thức. - Nắm vững khái niệm thành phần chính của câu. Đặc điểm của CN, VN. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kỹ năng: - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kiến thức câu đã học ở bậc tiểu học. - Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các thành phần câu cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ... IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 1 phút - GV dẫn dắt: Khi nói và viết để biểu thị một nội dung thông báo tương đối trọn vẹn thì người nói (viết) phải tạo lập câu. Câu là đơn vị nhỏ nhất có nội dung thông báo. Vậy câu có những thành phần nào? Đâu là thành phần chính và vai trò của thành phần đó ra sao? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 : Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. - Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở tiểu học. - HS trả lời: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ... - GV Lưu ý: Bổ ngữ, định ngữ là phụ ngữ trong cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ. - Bước 2: GV yêu cầu cả lớp đọc câu văn trong mục I.2/92 và trả lời câu hỏi: Tìm các thành phần câu trong câu văn trên. - HS lên bảng xác định. GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Chẳng bao lâu, tôi// đã trở thành một chàng dế thanh niên TN CN VN cường tráng. - Bước 3: GV yêu cầu HS hãy thử lần lượt lược bỏ từng thành phần trong câu văn trên rồi rút ra nhận xét. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Nếu bỏ trạng ngữ “Chẳng bao lâu” đi => Câu văn tuy không cụ thể như ban đầu nhưng vẫn đảm bảo trọn vẹn một nội dung thông báo. + Bỏ thành phần chủ ngữ của câu đi có được không ? Vì sao?  Không. Câu văn không rõ nghĩa. Không biết nói về ai... +Có thể bỏ vị ngữ của câu đi được không ? Vì sao.  Không. Câu văn không rõ nghĩa. Không biết tôi như thế nào - Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận: Vậy, những thành phần nào bắt buộc phải có mặt để câu biểu đạt nội dung hoàn chỉnh? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu mà người đọc vẫn hiểu nội dung thông báo. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV bổ sung: + CN, VN - thành phần chính, câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. + Trạng ngữ: thành phần phụ, không bắt buộc phải có mặt, vắng mặt không làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu (tuy nhiên, sự có mặt của thành phần phụ làm cho nội dung được cụ thể hơn). I - Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/92) - CN, VN bắt buộc phải có mặt trong câu để biểu đạt một nội dung thông báo hoàn chỉnh (thành phần chính). - Trạng ngữ: không bắt buộc có mặt trong câu (thành phần phụ). - Bước 5: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Vậy thế nào là thành phần chính, thành phần phụ trong câu? Vai trò của từng thành phần. - HS trả lời và dọc ghi nhớ 1/Tr92. - GV chuẩn kiến thực + Các thành phần chính trong câu gồm: CN -VN. + TP phụ trong câu: TR.N, đề ngữ, phụ chú, tình thái... + Cần phân biệt thành phần phụ của câu: TN ... với thành phần phụ của cụm từ: BN, ĐN. - VD: Chẳng bao lâu, (TN của câu) một chàng dế thanh niên cường tráng. (BN cho động từ “trở thành”) - Bước 6: GV yêu cầu HS quan sát VD và nhận xét cấu tạo của câu trả lời trong cuộc đối thoại trên. - Anh về hôm nào? - Hôm qua - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Không có CN – VN, chỉ có trạng ngữ. - GV đặt tiếp câu hỏi: Nếu nói đầy đủ sẽ phải là như thế nào. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Hôm qua, tôi về. Hoặc: Tôi về, hôm qua. - Bước 7: GV bổ sung: Hiện tượng lược bỏ CN – VN "Tôi về" để làm câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ. Nhưng, ta vẫn hiểu được nội dung cần thông báo, vẫn ngầm hiểu chủ ngữ ở đây là “tôi” và hành động được nhắc đến là “về”. Đây là câu rút gọn, sẽ học ở lớp 7. Cách nói như trên được sử dụng trong những trường hợp giao tiếp thân mật bạn bè, hoặc bề trên nói với người dưới... - Trong thực tế cuộc sống, một số bạn học sinh, có khi ngay cả người lớn, lạm dụng kiểu câu rút gọn, sử dụng không đúng hoàn cảnh giao tiếp, không đúng mục đích, biến thành hiện tượng nói trống không (thiếu thành phần CN trong câu).... nói với trên tuổi: vô lễ (không được dùng). => Như vậy, khi nói và viết cần sử dụng những câu có đầy đủ thành phần chính. Tuy nhiên trong hoàn cảnh nói năng cụ thể có khi thành phần chính có thể bỏ được còn thành phần phụ không bỏ được. (Như ở ví dụ trên, nếu nói: “Tôi về” thì người nghe lại không hiểu ....) 2. Ghi nhớ (Tr92) Hoạt động 2: Tìm hiểu TP chủ ngữ. - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các VD ở mục I và II a,b,c. và trả lời câu hỏi: + Xác định CN ở các câu a,b,c. + Quan sát 4 câu văn. Cho biết chủ ngữ nêu lên nội dung gì. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Tôi, chợ Năm Căn, tre... => Nêu sự vật. - Bước 2: GV nêu câu hỏi: Thử đặt câu hỏi và cho biết CN trả lời những câu hỏi như thế nào? Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở từng ví dụ a, b, c. - HS thực hiện. GV chuẩn kiến thức + VD a: CN là đại từ (Tôi) + VD b: CN là cụm danh từ (Chợ Năm Căn) + VD c: CN là danh từ (Cây tre) CN là các danh từ (Tre, nứa, mai, vầu) + Câu 2 ở VD c, chủ ngữ có gì đặc biệt. -> 4 CN - Bước 3: GV yêu cầu HS khái quát đặc điểm của chủ ngữ. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 4: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 3 (Tr93) - HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức. II - Chủ ngữ. 1. Phân tích ngữ liệu (Tr92, 93) - CN Nêu sự vật, hiện tượng .... Trả lời cho câu hỏi: ai? cái gì? con gì? là gì? - CN Thường là đại từ, danh từ, cụm danh từ ... - Câu có thể có một hay nhiều CN. 2. Ghi nhớ 3 (Tr93) Hoạt động 3: Tìm hiểu TP vị ngữ. - Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát VD mục I và II a,b,c. - G V nêu nhiệm vụ: Đọc lại câu văn trong mục I chú ý VN và trả lời: + VN có thể kết hợp với những từ nào về phía trước? + Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với VN (ở câu a VN nêu nội dung gì ? Câu b ? Câu c....) - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 2: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Vậy VN trả lời cho những câu hỏi ntn? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 3: GV yêu cầu HS đặt câu trong đó VN trả lời cho câu hỏi làm gì. - HS lê bảng đặt câu. GV nhận xét (VD: Lan đang học bài.) - Bước 4: GV yêu cầu HS đọc các ví dụ a, b, c mục II.3/92 và trả lời câu hỏi: Phân tích cấu tạo của VN trong 3 ví dụ a, b, c/92,93? Hs thảo luận nhóm bàn (3 phút): + dãy 1: câu a + dãy 2: câu b + dãy 3: câu c - GVgợi ý: - + xác định kết cấu C-V + Xác định VN là từ hay cụm từ. + Nếu là từ thì thuộc từ loại nào. + Câu đó có mấy VN. - HS thảo luận, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chữa bài III - Vị ngữ. 1. Phân tích ngữ liệu (Tr92) * Đặc điểm của VN: - Kết hợp với các phó từ chỉ thời gian : đã, đang, sẽ. - VN nêu hành động, đặc điểm, trạng thái ... của sự vật nêu ở CN. Trả lời cho câu hỏi: làm gì? làm sao? ntn? là gì? a, Một buổi chiểu, tôi // ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài) CN - đại từ VN1 – CĐT VN2 - CĐT b, Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, CN-CDT VN1-CĐT VN2-TT VN3-TT c, Cây tre // là người bạn thân của nông dân VN ... CN-DT VN-CDT d, Tre, nứa, mai, vầu // giúp người trăm công nghìn việc - Bước 5: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Từ phân tích trên, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của VN. - Hs phát biểu. GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV: Khi VN là danh từ hoặc cụm danh từ thì phía trước có từ “là”. - Bước 6: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2 SGK/93. - HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức. * Cấu tạo VN: - Thường là ĐT (CĐT), TT (CTT), DT (CDT) - Câu có thể có một hay nhiều VN. 2. Ghi nhớ 2 (Tr93) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút Luyện tập. Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập: BT1 (94). - Hs đọc, xác định yêu cầu: - Tìm CN-VN trong các câu của đoạn văn. - Xác định cấu tạo của CN-VN. - GV yêu cầu hs làm theo nhóm bàn: 4 nhóm, mỗi nhóm lần lượt làm 1câu từ câu 2 - 5 (2-3phút), sau đó báo cáo kết quả. - GV chuẩn xác trên bảng phụ như sau: Bài tập 2: - GV yê cầ HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 2,3/94. - GV yêu cầu mỗi HS đặt 3 câu có VN trả lời cho câu hỏi: làm gì (kể một việc tốt em hoặc bạn em làm) ? như thế nào (tả hình dáng, tính tình một bạn trong lớp)? là gì? (giới thiệu một nhân vật trong truyện mà em vừa học hoặc đọc) - Chỉ ra đặc điểm CN của các câu vừa đặt. - GV gợi ý: VN trả lời cho câu hỏi: - làm gì? (chỉ hành động) - như thế nào? (miêu tả đ/đ, hình dáng) - là gì? (có từ là đứng đầu). - Hs thảo luận, trình bày kết quả ra vở. - GV: chữa bài. - GV: đưa 3 câu tham khảo để hs phân tích: a, Trên đường đến lớp, Lan đã nhặt được một chiếc ví. b, Bạn Mai rất chăm chỉ c, Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. IV - Luyện tập Bài tập 1 (Tr94) - Câu 1: Tôi (CN - Đại Từ)/ Đã trở thành....(VN- cụm ĐT ) - Câu 2: Đôi càng tôi (CN - cụm ĐT) / Mẫm bóng ( VN- TT) Bài tập 2, 3 (Tr94) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV nêu yêu cầu: Hãy viết đoạn văn tả cảnh đề tài tự chọn ( 5-7 câu) .Chỉ ra các thành phần chính có trong đoạn văn đã viết. - HS thực hiện. GV gọi 2-3 HS chấm bài và nhận xét HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV yêu cầu HS hãy tìm trong các văn bản Ngữ văn 6 đã học một câu văn mà em yêu thích. Chỉ ra các thành phần chính có trong đoạn văn đã viết. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ: Học ghi nhớ. Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ, vị ngữ. Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Các thành phần chính của câu, giáo án chi tiết bài Các thành phần chính của câu, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Các thành phần chính của câu, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài Các thành phần chính của câu

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều