Giáo án ngữ văn 6: Bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 46, 47 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể . - Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường. 3. Thái độ - GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. II. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở... - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh và kể lại ngắn gọn một câu chuyện em được chứng kiến trong đời thường (xung quanh mình, trong nhà mình, trong làng xóm, trường học, trong cuộc sống em). - HS kể ngắn gọn câu chuyện - GV dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu rõ hơn cách xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể . Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các đề bài trong SGK/119 và trả lời câu hỏi: Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức: Đó là các đề bài kể chuyện đời thường vì: các đề bài đều y/c kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta. - GV đặt tiếp câu hỏi: + Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?) - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. +Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường  Phong phú, đa dạng như cuộc sống. + Nhân vật và sự việc trong kể chuyện đời thường cần đảm bảo yêu cầu gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. Tính chân thực: Người kể có thể tưởng tượng, hư cấu song không làm thay đổi diện mạo, tính chất đời thường để biến thành chuyện thần kỳ. - Tính lô gíc (hợp lí) ... - Bước 2: GV yêu cầu mỗi hs tìm 1-2 đề bài kể chuyện đời thường. - GV gọi 1 - 2 hs đọc đề bài của mình, GV nhận xét, chỉnh sửa. I/ Đề bài văn kể chuyện đời thường * Ngữ liệu (SGK/119) - Các đề bài kể chuyện đời thường. - Nội dung: + Kể người: c, e, g + Kể việc: a, b + Kể người + việc: d, đ - Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường. + Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt. + Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc. Hoạt động 2: Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường. - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK Tr119 – 120 và trả lời câu hỏi: + Khi làm bài văn kể chuyện đời thường ta cần thực hiện mấy bước, đó là những bước nào (HĐ trải nghiệm) + Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết khi tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường cần làm gì. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi: Kể về ông (bà) cần kể những nội dung nào? - - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức:Kể sự việc thể hiện được tính tình, phong cách của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em. II/ Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường. * Phân tích ngữ liệu: Đề bài: Kể chuyện về ông (bà) của em. 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: tự sự - k/c đời thường người thật, việc thật (ông, bà). - Yêu cầu: + Đối tượng: Ông, bà. + Nội dung: kể hình dáng, tính tình, sở thích, hành động ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ của ông (bà) với con cháu, với mọi người ... - Phạm vi kiến thức: - Bước 2: Đọc phần: “Phương hướng làm bài” và trả lời câu hỏi: Theo em đây là bước nào trong các bước làm bài tự sự. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: đó là bước tìm ý. - GV đặt tiếp câu hỏi: Trong bài, em sẽ kể những chi tiết sự việc gì về ông, bà. - HS trả lời, HS khác bổ sung - GV định hướng: + Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. => Các s/v phải lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó. - GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy chủ đề của bài viết là gì.(Ca ngợi ai? Cái gì?Ca ngợi điều gì?) - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức: Ca ngợi ông yêu hoa thương cháu => Chủ đề cần được xác định trước tiên – sau đó lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ... - GV: Bài văn chọn ngôi kể nào? Thứ tự kể. - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. + Kể theo ngôi thứ (1): tôi, em + Thứ tự: kể xuôi, kể ngược. - Bước 3: GV yêu cầu HS đọc phần dàn bài và trả lời: Dàn bài của bài văn k/c đời thường có mấy phần nội dung của từng phần. - HS đọc dàn bài của đề số 2. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - Bước 4: GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo và trả lời câu hỏi: + Bài làm có sát với đề không ? Các sự vật nêu lên có xung quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? Thể hiện ở chi tiết nào? - HS trả lời. Bài làm sát với đề, sự việc tập trung thể hiện chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. - GV đặt tiếp câu hỏi: Cách mở bài đã giới thiệu ông như thế nào? Giới thiệu như vậy đã cụ thể chưa? Cách kết bài có hợp lý không? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. + Giới thiệu ông cụ thể: về hưu, tuổi cao, tóc bạc, rất hiền. + Cách kết bài hợp lý thể hiện tình cảm của người viết đối với người ông đáng kính. - GV đặt câu hỏi: Kể chuyện về một nhân vật đời thường cần chú ý đạt được những gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức: Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính cách, sở thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa. - Bước 5: GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Làm một bài văn kể chuyện đời thường gồm những bước nào. (5 bước). - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét kiến thức. 2. Phương hướng làm bài (Lập ý - Tìm ý cho bài viết) - Xác định chủ đề ..., ngôi kể ..., thứ tự kể... - Lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ... Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. 3. Dàn bài - MB: g/thiệu chung về người(việc) được kể. - TB: Kể lần lượt các s/v theo các chủ đề định kể. - KB: Suy nghĩ, t/c về người (việc) được kể. 4. Viết bài - Bài viết bám sát yêu cầu của đề. 5. Đọc lại bài, kiểm tra và sửa lỗi * Các bước xây dựng một bài văn kể chuyện đời thường. - Tìm hiểu đề. - Tìm ý: chọn ngôi kể, thứ tự kể, lựa chọn sự việc sẽ kể ... - Lập dàn ý. - Chọn lời văn kể chuyện phù hợp, viết thành bài. - Phát hiện và sửa lỗi ... HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 phút Hoạt động 3: Luyện tập. - GV yêu cầu HS thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý. - HS phát biểu, các HS khác bổ sung. - GV chốt kiến thức - Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ - Một sự việc đã diễn ra trong quá khứ (vừa mới diễn ra, hoặc đã lâu); đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc; có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của em; có ý nghĩa giáo dục .. - GV yêu cầu HS lập dàn ý làm ở nhà. III/ LUYỆN TẬP Đề 1: Kể một kỉ niệm đáng nhớ. 1, Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sự (Kể chuyện) - Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ. 2, Tìm ý: - Việc gì: - Thời gian: - Địa điểm: - Nhân vật tham gia: - Chủ đề câu chuyện: - Sự việc mở đầu ... tiếp diễn ... phát triển ... kết thúc.... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV yêu cầu HS nêu các bước làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5 phút - GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất? I. Mở bài - Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ - Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó II. Thân bài 1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn - Hình dạng - Tuổi tác - Đặc điểm mà bạn ấn tượng - Tính cách và cách cư xử của người đó 2. Giới thiệu kỉ niệm - Đây là kỉ niệm buồn hay vui - Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào 3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kỉ niệm đó liên qua đến ai - Người đó như thế nào? 4. Diễn biến của câu chuyện - Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào - Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện - Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện - Câu chuyện kết thúc như thế nào - Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện. III. Kết bài Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học bài cũ: Ôn tập về văn tự sự - kể chuyện đời thường. - Chuẩn bị bài mới: Thực hiện đề 1, đề 3 SGK (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường, giáo án chi tiết bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều