Giáo án ngữ văn 6: Bài Từ mượn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ mượn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : TỪ MƯỢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - giúp học sinh hiểu thế nào là từ mượn. - Nguồn gốc của mượn từ trong tiếng Việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được từ mượn trong văn bản. - Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. - Viết đúng những từ mượn. - Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn. - Sử dụng từ mượn trong khi nói và viết. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc sử dụng từ mượn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Phát triển năng lực cho học sinh: - Năng lực giao tiếp, - Năng lực trình bày, nói ,viết - Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm - Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp vấn đáp, đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Phương pháp: thuyết trình, động não, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, trình bày - Tài liệu, phương tiện: BGĐT 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài ở nhà - Sưu tầm các ngữ liệu có sử dụng các loại từ mượn. IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Gọi 1 hoặc 2 HS lên kiểm tra bài cũ Câu 1: Trong câu thơ sau có bao nhiêu từ láy? Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông. Đáp án: 1 từ Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa 2 loại từ ghép và từ láy . 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp, trực quan - Thời gian:1 phút - GV đặt câu hỏi: Ở các cửa hàng thời trang, người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo?  Đáp án: tượng mẫu - GV: Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó? - Tên gọi khác: Ma-nơ-canh GV dẫn dắt vào bài mới: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: giúp học sinh hiểu thế nào là từ mượn, Nguồn gốc của mượn từ trong tiếng Việt và vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ thuần Việt và từ mượn I. Từ thuần việt và từ mượn 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/24) - Bước 1: GV đưa ra ngữ liệu: Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng ... - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: Dựa vào chú thích ở bài “Thánh Gióng” – SGK Tr22, giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn? + Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (Tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung) - GV đặt tiếp câu hỏi : Theo em các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn có nguồn gốc từ đâu? - HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức : Đây là những từ mượn của tiếng Hán, Trung Quốc (từ Hán Việt) - GV đặt tiếp câu hỏi : Xét về cấu tạo thì từ “trượng”, “tráng sĩ” thuộc kiểu cấu tạo từ nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức : “Trượng”: từ đơn; “tráng sĩ”: từ ghép - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Hãy tìm những từ ghép có yếu tố “sĩ” đứng sau? - Các nhóm thảo luận và trả lời, nhóm khác bổ sung. Các từ ghép với yếu tố “sĩ’’ : Hiệp sĩ, thi sĩ, dũng sĩ, võ sĩ, chiến sĩ, hạ sĩ, thượng sĩ… - Bước 2: GV đưa ngữ liệu tiếp theo và đặt câu hỏi cho HS : Trong số các từ này, từ nào là từ được mượn của tiếng Hán, từ nào được mượn của ngôn ngữ khác? Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. - HS sắp xếp trên bảng phụ. GV gọi 1 số HS nhận xét và chuẩn kiến thức : + Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan. + Mượn ngôn ngữ khác (Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu): Tivi, xà phòng, buồm, mít tinh, điện, ga, bơm, Xô Viết, Ra-đi-ô, In-tơ-net. - GV đặt tiếp câu hỏi : Nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên? + Từ mượn được Việt hóa cao, viết như chữ Việt: tivi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm… + Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng: Ra-đi-ô, In-tơ-net… ? Chủ yếu ta mượn từ của nước nào? - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Từ mượn của tiếng Hán (tiếng Trung Quốc cổ) phiên âm theo phát âm tiếng Việt gọi là từ Hán Việt. - Ngoài ra chúng ta còn mượn ngôn ngữ của các nước khác như Pháp, Anh, Nga... -> ngôn ngữ Ấn Âu. - Bước 3 : GV đặt câu hỏi giải quyết vấn đề : Qua các ví dụ, em hiểu thế nào là từ mượn, từ thuần Việt? - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi : Tại sao chúng ta phải vay mượn tiếng nước ngoài? - HS trả lời. GV mở rộng kiến thức Vì trong tiếng Việt có những sự việc, hiện tượng, đặc điểm... mà chúng ta không có ngôn ngữ thích hợp để biểu thị; hoặc có nhưng sắc thái biểu cảm chưa cao, nên ta phải mượn của ngôn ngữ nước ngoài. Trong tiếng việt, các danh từ Phu nhân, Phụ nữ ... chúng ta có từ thuần Việt tương ứng, nhưng trong một số trường hợp ta vẫn dùng từ mượn để giao tiếp, tạo sắc thái biểu cảm cao hơn... - Nhận xét : + Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra. + Từ mượn là những từ mà chúng ta mượn của ngôn ngữ nước ngoài để sử dụng. - Bước 4 : GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/25 HS đọc 2. Ghi nhớ (SGK/25) Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc mượn từ - Bước 1 : GV gọi HS đọc đoạn trích ý kiến của Hồ Chí Minh về từ mượn. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp : + Qua ý kiến của Bác, em hiểu việc mượn từ nước ngoài vào ngôn ngữ tiếng Việt có những mặt tích cực và tiêu cực như thế nào? - HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức : + Tích cực: Làm phong phú hơn vốn từ của tiếng Việt. + Tiêu cực: Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt nếu mượn từ một cách tuỳ tiện (Trong thực tế, nhiều người sính ngoại, sử dụng từ mượn thái quá -> Lạm dụng -> gây phản cảm...) - GV đặt tiếp câu hỏi : Vậy từ đây em rút ra bài học gì khi mượn từ của nước ngoài? Không nên mượn tùy tiện (Chủ trương của Đảng: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nhưng cũng cần giữ gìn bản sắc dân tộc. II. Nguyên tắc mượn từ 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/25) Không mượn từ một cách tùy tiện để bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt -Bước 2 : GV gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc và GV nhấn mạnh kiến thức. 2. Ghi nhớ (SGK/25) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: rèn luyện, áp dụng kiến thức mới để giải quyết bài tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 7p - GV gọi hai HS lên bảng hoàn thành bài tập 1 và bài tập 2. Cả lớp hoàn thành vào vở BT1 SGK/26 - GV yêu cầu HS đọc và làm BT1 SGK/26 - HS thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét và chuẩn kiến thức Bài 1 : Một số từ mượn trong câu: a) Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ b) Hán Việt: gia nhân c) Anh: pốp, in-tơ-nét; Hán Việt: quyết định, lãnh địa BT2 SGK/26 - GV yêu cầu HS đọc và làm BT2 SGK/26 - HS thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét và chuẩn kiến thức Bài 2 : Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt: a) - Khán giả: khán: xem , giả: người - Độc giả : độc : đọc, giả : người b) - Yếu điểm : yếu : quan trọng, điểm : điểm - Yếu lược : yếu : quan trọng, lược : tóm tắt c) Yếu nhân : yếu : quan trọng, nhân : người BT3 SGK/26 GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi BT3 SGK/26 (1.5p) - Tổ 1: ý a - Tổ 2: ý b - Tổ 3: ý c - HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày. GV đánh giá, chốt Bài 3 : a. Đơn vị đo lường: mét, km, kg, tạ, tấn... b. Tên các bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu, gác-đờ-sên... c. Tên các đồ vật: Ra-đi-ô, Vi-ô-lông... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 5p - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một 1 đoạn văn bản truyền thuyết đã học và gạch chân dưới các từ Hán Việt. - Các nhóm thực hiện yêu cầu và chấm chéo bài làm giữa các nhóm. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học - Phương pháp: thảo luận nhóm - Thời gian: 5p - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, theo tổ: Sưu tầm trong thực tế các hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài một cách tùy tiện? - HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày, nhận xét cho nhau - GV nhận xét và mở rộng vấn đề: Việc lạm dụng, chêm xen các từ tiếng anh trong giao tiếp hoặc dùng từ Hán Việt trong khi có thể dùng từ Việt thay thế được. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà 1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK. 2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề: Nghĩa của từ 3. Yêu cầu HS soạn bài: Văn bản Thánh Gióng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Từ mượn, giáo án chi tiết bài Từ mượn, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Từ mượn

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều