Giáo án ngữ văn 6: Bài Đêm nay Bác không ngủ (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đêm nay Bác không ngủ (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : Đọc hiểu: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Tiết 1) - Minh Huệ - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Thấy được trong bài thơ hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ mang vẻ đẹp bình dị mà vô cùng lớn lao: Tình yêu thương bao la của Bác Hồ dành cho bộ đội dân công, và tình cảm của người chiến sĩ với Bác Hồ. - Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, với biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ. - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động lo lắng và niềm vui sướng HP của người chiến sĩ. - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. ( 33 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian:3 phút - GV tổ chức cuộc thi "Tiếp sức đồng đội" - Luật chơi: Lớp chia thành 4 nhóm. Lần lượt từng bạn lên kể tên các bài hát, bài thơ viết về Bác Hồ mà em biết. Nhóm nào có nhiều đáp án đung nhất sẽ giành chiến thắng. (thời gian 2 phút) - HS thực hiện. GV nhận xét và chấm điểm - GV dẫn dắt: Đã có rất nhiều những vần thơ, lời ca viết về Bác với sự kính yêu vô hạn dành cho vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc. Bác đã danh cả cuộc đời để chăm lo cho dân tộc Việt Nam. Để phần nào hiểu được lí do mà Bác luôn nhận được sự kính trọng, tôn kính từ đồng bào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Minh Huệ? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927. Quê gốc: Bến Thủy, thành phố Vinh. Nơi ở hiện nay: Phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957) - Sau hơn hai thỏng điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, nhà thơ Minh Huệ qua đời hồi 6h00 ngày 11-10-2003, thọ 77 tuổi. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả : - Minh Huệ (Nguyễn thái- 1927) - Quê quán: Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp. - Bước 2: GV đặt câu hỏi: Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: - GV bổ sung: Sự nghiệp sáng tác của ông ghi dấu ấn qua bảy tập thơ (có hai tập thơ viết về Bác Hồ là Cừi Sen và Đêm nay Bác không ngủ), bốn tập truyện ký và ký, hai tập truyện và nhiều bài thơ, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa VN. Bài thơ nổi tiếng Đêm nay Bác không ngủ được nhà thơ Minh Huệ viết năm 1951 lúc 24 tuổi. 2. Tác phẩm : - Sáng tác: 1951 - Là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản ( Hoạt động hình thành kiến thức) - Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc trầm ở đoạn 1. Đoạn 2 đọc thể hiện sự ngạc nhiên. Đoạn 3 hạ giọng. Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp 3/2 – 2/3 - GV lưu ý: cần phân biệt 3 giọng + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả + Giọng anh chiến sĩ lo lắng + Giọng Bác trầm ấm, yêu th¬ương. - GV đọc mẫu, học sinh đọc. - Bước 2: GV giải thích 1 số từ khó: đội viên vệ quốc, Đinh ninh - HS dựa vào phần chú thích SGK. - Bước 3: GV đặt câu hỏi: Bài thơ làm theo thể thơ gì? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 5 tiếng /câu, 4 câu/khổ. gieo vần chân, vần liền - thể thơ ngũ ngôn.  Bài thơ như một câu chuyện kể. - GV đưa ra yêu cầu: Hãy kể lại câu chuyện đó? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 5: GV đặt câu hỏi: Em nhận xét gì về thể thơ và phương thức biểu đạt? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc, chú thích. 2. Bố cục - Chia 3 phần. + P1: Khổ 1: Thắc mắc của anh đội viên vì sao Bác mãi ko ngủ được? + P2: Khổ 2: (Tiếp theo - khổ 15) Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ, trong đêm rừng VB + P3: Khổ 16: Lý do không ngủ được của Bác Hồ. - Thể thơ: 5 chữ - PTBD: kết hợp tự sự và biểu cảm, thêm yếu tố miêu tả. - Bước 6: GV đặt câu hỏi: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nhận của ai? - HS trả lời: Anh đội viên 3. Phân tích: a. Nhân vật anh đội viên: - Bước 7: GV đặt tiếp câu hỏi: Vì sao nhà thơ lại không trực tiếp miêu tả Bác? Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ hình ảnh Bác? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Anh đội viên là người chứng kiến, Hình tượng BH hiện ra tự nhiên, vừa có tính KQ vừa đặt trong mối quan hệ gần gũi với chiến sĩ, làm cho câu chuyện rất thực và cảm động… - Là người chứng kiến câu chuyện, là người chiến sĩ gần gũi với Bác. - - Bước 8: GV yêu cầu HS quan sát nội dung bài thơ và trả lời: Diễn biến tâm trạng của anh đội viên khi thấy Bác thức? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bồn chồn, lo lắng cho sức khỏe, giấc ngủ của Bác. - Bước 9: GV: Hình thơ có cầu kì, mĩ miều không? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Hình ảnh thơ giản dị, thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành. - Bước 10: GV: Vì sao anh quyết định thức luôn cùng bác trong đêm đó? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV bổ sung: Vì anh cảm thấy niềm hanh phúc vô bờ bến khi được thức cùng vị cha già của dân tộc. Bác không ngủ được vì Bác lo cho dân, nước. Anh không thể ngủ tiếp khi người anh yêu kính đang thức cả đêm. - Hạnh phúc, vui sướng khi được thức cùng Bác. - Bước 11: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi (2 ph) và trả lời: Tình cảm của anh đội viên đối với Bác thể hiện điều gì? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. => tình cảm gần gũi, gắn bó sâu sắc giữa chiến sĩ và lãnh tụ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5 p Hoạt động 3 : Luyện tập - GV đặt câu hỏi: Vì sao trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, tác giả không kể lần thức dậy thứ 2 của anh đội viên? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV đặt tiếp câu hỏi: Hãy tìm các từ láy trong bài và nêu giá trị biểu cảm của 2-3 từ (tùy chọn) - HS gạch chân các từ láy trong văn bản. Phân tích ý nghĩa 1 vài từ - GV chuẩn kiến thức. Phân tích giá trị biểu cảm của một vài từ: • Lồng lộng (trong câu: "Bóng Bác cao lồng lộng") đã nói được hình ảnh và tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ. • Bồn chồn nói được tâm trạng nóng ruột, lo âu của anh đội viên khi nhìn thấy Bác không ngủ mà cứ thức hoài trong đêm. * Luyện tập: - Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một. - Các từ láy trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng mơ màng lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, (đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mau mau, mênh mông.) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10p - GV yêu cầu HS hãy tưởng tượng minh là anh đội viên trong đêm thức cùng Bác và kể lại câu chuyện. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (5 phút) - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ - Chuẩn bị: Tiết 2 của bài: Tìm hiểu hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ.  

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài ẩn dụ, giáo án chi tiết bài Đêm nay Bác không ngủ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đêm nay Bác không ngủ, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài Đêm nay Bác không ngủ

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều