Giáo án ngữ văn 6: Bài Cô Tô

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cô Tô (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : CÔ TÔ (Tiết 1) - Nguyễn Tuân - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi. - Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ: - Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... 2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Đọc thuộc lòng bài thơ "Mưa" ? Trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh đẹp về các đảo, quần đảo nước ta. - GV dẫn dắt: Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái và ban tặng mảnh đất trù phú, vùng biển rộng lớn với nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong vung biển như tô điểm thêm nét đẹp duyên dáng của biển. Mỗi hòn đảo có vẻ đẹp riêng. Đối với Nguyễn Tuân- một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rất riêng của đảo Cô Tô. Và ông đã viết bài kí về Cô Tô, cũng là nội dung bài học của chúng ta hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân? - HS đọc chú thích và trình bày - GV cho HS quan sát chân dung nhà văn. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức + Nguyễn Tuân còn có nhiều bút danh khác : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang,... Ngoài sở trường chính là tùy bút và kí, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học, dịch giả. Ông từng là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí, ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam. + Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như: “ Vang bóng một thời”; “ Người lái đò sông Đà”; “Chữ người tử tù”; hay “ Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”;… - GV bổ sung: + NT là một nghệ sĩ rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều ngành NT khác như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… Ông vận dụng con mắt của nhiều ngành NT khác nhau để tăng cường quan sát và miêu tả… => Với những đóng góp của mình, năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910-1987) - Quê : Hà Nội - Sở trường về thể tùy bút và kí. - Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về thể kí? (đã giao trước ở nhà) - HS trả lời chuẩn bị. GV nhận xét, chấm điểm - GV bổ sung: + Kí là thể quen thuộc trong kí sự. Kí là ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả. + Sau văn bản “ Cô Tô”, chúng ta sẽ được tìm hiểu tiếp các văn: Lao xao; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước cũng thuộc thể kí. - Chuyển ý: Kí khác với truyện như thế nào? chúng ta tự tìm hiểu từ bây giờ để đến bài Ôn tập truyện và kí trong những tiết học tới, chúng ta sẽ đánh giá lại sự hiểu biết của mình… 2. Tác phẩm - Thể loại: kí - Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào SGK: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của VB Cô Tô? - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức - GV: Cô Tô là một bài kí dài gần 6000 chữ, viết năm 1972, sau được in trong tập Kí Nguyễn Tuân 1976. Là tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô với tất cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm phục. - Bước 4: GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh và yêu cầu HS: Xác định vị trí đảo Cô Tô và giới thiệu đôi nét về hòn đảo? - Gọi 1HS lên bảng xác định. ( là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh…) GV chuyển ý: Thông qua tài năng của ông, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp của TN và CS nơi đây. Để cảm nhận rõ hơn điều này, chúng ta chuyển sang phần tiếp theo - Văn bản là phần cuối của bài kí Cô Tô được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô. Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc: + Trong VB này, NT hay sử dụng câu dài , có nhiều mệnh đề bổ sung, nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liên mạch của từng câu, từng đoạn. + Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh ẩn dụ, hoán dụ mới lạ đặc sắc + Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi. - HS đọc, GV nhận xét. - Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó: Trong sgk chú thích 13 từ khó, các em hãy tự đọc thầm để nắm đc nghĩa của các từ này. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm nghĩa 1 số từ: xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Bài tập: Nối hai cột để hoan thành chính xác từ với nghĩa của từ. + Xanh mượt: màu xanh sáng, mỡ màng, tươi tốt, đầy sức sống. + Lam biếc: Màu xanh đậm đặc, có ánh sáng chiếu rọi vào. + Vàng giòn: vàng khô và sáng II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Đọc, hiểu chú thích - Bước 3: GV yêu cầu HS xác định đoạn kí sử dụng phương thức biểu đạt nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV bổ sung: ko sử dụng 1 phương thức mà có sự đạn xen... đoạn trích chủ yếu là phương thức miêu tả. - Bước 4: GV yêu cầu HS: xác định bố cục văn bản và nội dung chính từng phần? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bài văn có 3 phần, mỗi phần tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc con người trên vùng đảo Cô Tô 2. Kết cấu- Bố cục: - PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu - mùa sóng ở đây( Cảnh Cô Tô sau cơn bão) + Phần 2: tiếp - là là mặt cánh( Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô) + Phần 3: còn lại ( Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo) - Bước 5: GV yêu cầu HS theo dõi phần 1 và trả lời câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí. + TG đã ở trên đảo Cô Tô nhiều ngày. Đến ngày thứ 5, sau khi cơn bão đi qua, tác giả đã đi thăm những chú bộ đội đóng quân ở đây. - GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Đây là khoảnh khắc bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả.Ông không chọn thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn thích sự độc đáo, khác người. - Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí quan sát nào? Vị trí này có gì thuận lợi? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV giải thích: + đồn - đồn biên phòng: là nơi đóng quân của các chú bộ đội, thường được xây dựng ở vị trí cao, dễ quan sát để thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ TQ. + Điểm nhìn cao vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô. - Bước 7: GV đặt câu hỏi: Để miêu tả cảnh sắc 1 vùng biển đảo tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? - HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung: Tác giả chọn các hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát - GV yêu cầu HS thảo luậ theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi: + Tìm những từ ngữ miêu tả những hình ảnh của TN + Qua cách miêu tả đó, em hình dung nước biển, cây và cát ... như thế nào? - HS thảo luận, trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. • Các hình ảnh, từ ngữ miêu tả: + bầu trời: trong sáng + cây: thêm xanh mượt + nước biển: lam biếc đặm đà hơn + cát: vàng giòn hơn + lưới: càng thêm mẻ cá giã đôi • Nước biển có mầu xanh đậm đặc, phản chiếu ánh sáng trông rất đẹp, cát thì rất vàng..., cây thì xanh tươi mượt mà, đầy sức sống... - GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách lựa chọn hình ảnh và ngôn từ miêu tả của tác giả? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. GV nhận xét: Để miêu tả cảnh đảo, tác giả thể hiện sự tài hoa trong việc lựa chọn từ ngữ miêu tả. Ví dụ như cây thì xanh mượt, gợi cho ta hình ảnh sau cơn mưa cây cối như được gột rửa, như trút bỏ đi cái lớp áo bụi bặm của những ngày nắng gắt và khoác trên mình một chiếc áo mới sạch sẽ tinh tươm. - GV yêu cầu HS gạch chân các từ thêm, hơn, càng, lại và giải thích: tác giả còn sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Qua những từ đó, em hình dung như thế nào về cảnh trước cơn bão và sau cơn bão? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. đó chính là sự hồi sinh của sự sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên. Thông thường khi một cơn bão đi qua, thiên nhiên như bắt đầu một sự sống mới... cơn bão đi qua chỉ để lại một vài dấu tích không đáng kể như thể không phải do may mắn mà là do sức sống dẻo dai của cây trái và con người xứ này trụ vững được. Tất cả dường như xôn xao, sống dậy sau trận bão. Cô Tô không chỉ đẹp mà còn rất giàu tiềm năng kinh tế... - Bước 8: GV yêu cầu HS: Qua lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân, em hình dung ntn về bức tranh phong cảnh của Cô Tô sau trận bão? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 9: GV yêu cầu HS suy nghĩ: Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, cảm xúc của tác giả đối với Cô Tô như thế nào? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào được đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.  Yêu mến và gần gũi như Cô Tô là quê hương mình. 3. Phân tích 3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão: - Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - một ngày sau cơn bão. - Vị trí quan sát: nóc đồn Cô Tô - Vị trí quan sát: nóc đồn biên phòng. - Không gian: trong trẻo, sáng sủa. - Nghệ thuật: + Dùng 1 loạt các tính từ, từ láy gợi tả màu sắc và ánh sáng + Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. + Phép so sánh, ẩn dụ  Cảnh trước cơn bão đã đẹp nhưng sau cơn bão, cảnh càng đẹp hơn - Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng. - Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo. => Tác giả yêu mến, gần gũi và coi Cô Tô như quê hương của mình. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p GV yêu cầu HS đọc diễn cảm lại đoạn 1 văn bản. 4. Hướng dẫn về nhà: - Đọc - nắm nội dung phần đã phân tích. - Tìm thêm các tư liệu từ sách báo, mạng In-ter-net,… nói về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển này.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Cô Tô, giáo án chi tiết bài Cô Tô, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Cô Tô, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài giáo án hai cột bài Cô Tô, giáo án chi tiết bài Cô Tô, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 6 bài Cô Tô

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều