Giáo án ngữ văn 6: Bài Con hổ có nghĩa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:Con hổ có nghĩa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : Đọc thêm: CON HỔ CÓ NGHĨA (Truyện trung đại Việt Nam) - Vũ Trinh - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Bước đầu có hiểu biết về thể loại truyện trung đại: Đặc điểm thể loại truyện trung đại với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm “Con hổ có nghĩa”. - Nắm được nét chính về nội dung, ý nghĩa văn bản: đề cao đạo lí, nghĩa tình... - Nắm được một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại: Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, nhớ các sự việc chính trong văn bản truyện. - Kể lại được truyện. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có cách cư xử đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Biết coi trọng điều nghĩa, sống và hành động theo lẽ phải, ân nghĩa thủy chung. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày một phút,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa cổ tích và truyền thuyết? Kể tên các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học? a. Truyền thuyết và cổ tích: * Giống nhau: + Đều thuộc thể loại truyện dân gian, có yếu tố kỳ lạ, hoang đường. + Chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kỳ, n/v chính có tài năng phi thường. * Khác nhau: Truyền thuyết - Kể về những nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của n/d đối với n/v và s/k lịch sử. - Cốt lõi lịch sử nên người kể (người nghe) tin là có thật. Cổ tích - Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu n/v. - Thể hiện ước mơ niềm tin chiến thắng của Thiện đối với ác. - Không có thật. b. Các văn bản đã học: - Truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm. - Cổ tích: Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p - GV tổ chức cuộc thi "Đoán ý đồng đội" Luật chơi: Gọi 1 HS và yêu cầu trong thời gian 1 phút sẽ mô tả các cụm từ và cả lớp đoán ý. Em nào đoán đúng được nhận một phần quà Các từ khóa: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, nhất tự vi sư, bán tự vi sư, Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy - HS thực hiện. GV tổng kết trò chơi và đặt câu hỏi: Những câu tục ngữ trên đều có chung chủ đề gì? - HS trả lời: Sự biết ơn, sống có nghĩa, có tình... - GV dẫn dắt: Truyền thống quý báu và sâu sắc của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống trọng tình trọng nghĩa, biết ơn những ai đã giúp mình và sẵn sàng giúp người khác khi có thể. Chính vì vậy, bên cạnh văn học dân gian thì có rất nhiều tác phẩm văn học viết khác khai thác về đề tài này. Trong đó Con hổ có nghĩa là một trong những truyện điển hình nhất. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Bước đầu có hiểu biết về thể loại truyện trung đại. Nắm được nét chính về nội dung, ý nghĩa văn bản: đề cao đạo lí, nghĩa tình... và đặc sắc về nghệ thuật viết truyện trung đại. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: 25p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu chung - Bước 1: GV đặt câu hỏi: “Trung đại” chỉ khoảng thời gian nào trong lịch sử Việt Nam? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức: Thường được tính từ TK X đến cuối TK XIX. - GV đặt tiếp câu hỏi: Dựa vào chú thích dấu * cho biết đặc điểm của truyện trung đại VN? – HS đọc và lên thuyết trình - GV chuẩn kiến thức. I. Giới thiệu chung 1. Thể loại truyện trung đại VN - Bước 2: GV yêu cầu: Hãy đọc SGK và cho biết tác giả truyện “Con hổ có nghĩa” là ai? - HS trả lời: Tác giả Vũ Trinh GV bổ sung: Vũ Trinh (1759-1828) quê Xuân Lan – Lang Tài trấn Kinh Bắc (nay thuộc Bắc Ninh) đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê – Nguyễn. 2. Tác giả - Vũ Trinh (1759-1728) - Làm quan dưới thời Lê – Nguyễn. - Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện “Con hổ có nghĩa” được trích từ tác phẩm nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức Truyện trung đại VN trích trong “Lan Trì kiến văn lục” tập văn xuôi chữ Hán. - GV: Giới thiệu về “Lan Trì kiến văn lục” 3. Tác phẩm - Trích “Lan Trì kiến văn lục”, tập văn xuôi chữ Hán. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản - Bước 1: GV hướng dẫn đọc - Đọc rõ ràng, lưu loát, phù hợp với tâm trạng nhân vật, nhấn mạnh những đoạn miêu tả hành động thái độ của hổ. - HS đọc mẫu: Từ đầu ... vào rừng sâu. - Gọi 2 hs đọc tiếp đến hết. (Gọi thêm 2 hs đọc) - Bước 2: GV yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện? - Bước 3: GV yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện? - HS kể tóm tắt, HS khác nhận xét và bổ sung. - GV đặt tiếp câu hỏi: + Em hiểu gì về: bà đỡ, Đông Triều, Lạng Giang, mỗ, thôn mỗ, tiều, chúa rừng, nghĩa? + Hai địa danh có thật - Đông Triều, Lạng Giang có tác dụng như thế nào đối với câu chuyện được kể? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức Tăng tính chân thực cho câu chuyện, làm nổi bật ý nghĩa của truyện. II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích - Bước 4: GV đặt câu hỏi: Truyện “Con hổ...” diễn ra qua những sự việc chính nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức 1. Con hổ thứ nhất ở Đông Triều cõng bà đỡ Trần vào rừng sâu đỡ cho hổ cái. 2. Hổ đực biết ơn và trả ơn bà 1 cục bạc. 3. Con hổ thứ hai ở Lạng Giang bị hóc xương bò và được bác tiều mỗ lấy chiếc xương ra. 4. Hổ đền ơn bác tiều cả lúc sống và lúc chết. - GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy, văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức 2. Bố cục: 2 phần P1: Đầu => sống qua được: Con hổ và bà đỡ Trần (câu chuyện về con hổ thứ nhất). P2: Còn lại: Con hổ và bác tiều phu (Câu chuyện về con hổ thứ hai). - Bước 5: GV yêu cầu HS theo dõi phần 1 văn bản, cho biết: + Sự việc chính được kể ở phần 1 là gì. + Tìm những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ của con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần. Từ đó nhận xét thái độ của hổ đối với bà đỡ Trần? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức + Bất ngờ lao tới cõng bà đỡ Trần chạy thẳng vào rừng sâu; hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối, nắm tay bà nhìn hổ cái; quỳ xuống đào bạc ... đưa bà tới cửa rừng, chờ bà đi ..., gầm lên tiễn biệt rồi mới quay về. + Thái độ trân trọng, bảo vệ, giữ gìn, cung kính đền ơn, lưu luyến tạm biệt. Nhờ có cục bạc của hổ mà năm đó bà sống qua được những ngày đói rét. - GV đặt câu hỏi: Tình cảm của hổ đực đối với hổ cái và hổ con như thế nào, tìm chi tiết minh hoạ? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức Quan tâm, hết lòng với hổ cái, táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con và yêu thương chúng. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: + Qua phần một, em có nhận xét gì về con hổ thứ nhất. +Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi kể chuyện và nêu tác dụng - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức : Biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng nhân vật là con vật nhưng hiện lên gần gũi sinh động ... 3. Hướng dẫn phân tích 3.1. Câu chuyện “Con hổ với bà đỡ Trần” - Bà đỡ Trần đến giúp hổ cái sinh con. - Hổ đực đền ơn. => Hổ sống có tình, có nghĩa. - Bước 6: GV đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra giữa bác tiều (ở Lạng Giang) với con hổ thứ hai? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức : Con hổ trán trắng bị hóc xương bò, đau đớn nhảy lên vật xuống, máu me, nhớt dãi trào ra được bác tiều uống rượu say mạnh bạo thò tay vào cổ họng hổ lấy khúc xương ra. Hổ đem thịt nai đến trả ơn lúc bác tiều còn sống, khi bác tiều chết hổ đến tiễn đưa và mỗi dịp giỗ bác hổ đều mang thịt dê, lợn để ngoài cửa nhà bác. - GVđặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về con hổ thứ hai này? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức : Hổ sống trọn vẹn, ân tình ân nghĩa. 3.2. Câu chuyện “Hổ với bác tiều phu” - Bác tiều phu cứu hổ khỏi hóc xương. - Hổ đền ơn. => Hổ sống trọng ân nghĩa, thuỷ chung. - Bước 6: GV yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm và trong thời gian 5 phút So sánh điểm giống và khác nhau của câu chuyện Hổ và bà đỡ Trần với câu chuyện Hổ và bác tiều phu chỉ ra điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa hai câu chuyện trong văn bản. - HS thảo luận và trả lời. Các nhóm khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức - Điểm giống: + Cấu trúc của truyện. + Dùng chi tiết li kì. + Dùng nghệ thuật nhân hóa. - Khác nhau: Sự việc Hổ với bà đỡ Trần Hổ với bác tiều phu Hoàn cảnh được cứu Hổ chủ động cầu cứu Hổ may mắn được cứu Đối tượng được cứu Hổ cái và hổ con Hổ trán trắng Đối tượng trả ơn Hổ đực Hổ trán trắng Cách trả ơn - Vật chất có giá trị lớn - Trả một lần - Trả ngay. - Thức kiếm được - Trả mãi mãi - Trả sau -GV nhận xét: Bố cục chặt chẽ, sắp xếp sự việc tăng tiến hợp lý, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho câu chuyện, làm phong phú, đa dạng của việc làm ơn và trả ơn. - Bước 8: GV yêu cầu HS: Khái quát nội dung câu chuyện? Truyện “Con hổ có nghĩa” nhắc nhở điều gì trong cuộc sống của con người? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức => Ý nghĩa văn bản - GV đặt thêm câu hỏi: Nếu câu chuyện chỉ kết thúc ở phần 1, con hổ trả ơn và đưa tiễn bà đỡ Trần đầy lưu luyến có được không ? Vì sao ? Việc kể thêm phần hai ... có tác dụng gì (HS thảo luận 3 phút) - HS thảo luận, suy nghĩ trả lời. GV bổ sung: Nếu truyện chỉ kết thúc ở phần một thì chủ đề trên đã được bộc lộ. Nhưng, tác giả đưa thêm phần hai vào (nhằm mục đích): + Con hổ thứ nhất: trả ơn bằng vật chất (cục bạc) trả ơn một lần. (Sống ân nghĩa – nhận ơn, phải trả ơn) + Con hổ thứ hai: trả ơn bằng vật chất (nai, dê, lợn) và bằng tình nghĩa (đến đưa ma), trả ơn cả lúc sống và lúc đã chết, tình nghĩa bền vững, lâu dài. (Ân nghĩa, thủy chung – nhận ơn, biết ơn mãi mãi) - Bước 9: GV đặt câu hỏi: Khái quát đặc sắc nghệ thuật văn bản? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức . GV giới thiệu thêm về nghệ thuật điệp cấu trúc: Kể chuyện 2 con hổ song kết cấu không trùng lặp mà có dụng ý nghệ thuật nhằm nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm: đề cao ơn nghĩa sâu nặng bền vững -> đó là nghệ thuật điệp cấu trúc với mục đích tăng tiến. - GV đặt câu hỏi mở rộng vấn đề: Tại sao tác giả lại xây dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức Cách kể này nhằm tăng hàm ý chứa đựng của truyện: Hổ - con vật ... còn có nghĩa huống chi là con người. Cách nói này có trọng lượng hơn cách nói “Con người thì phải có nghĩa”. Nếu con người vô ơn .. thì còn không bằng cả loài cầm thú ... - Bước 10: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/144? HS đọc 4. Hướng dẫn tổng kết 4.1. Nội dung, ý nghĩa * Ý nghĩa: Đề cao ân tình, ân nghĩa, giá trị đạo lí làm người. 4.2. Nghệ thuật - Điệp cấu trúc nhằm tô đậm tư tưởng chủ đề tác phẩm. - NT ẩn dụ: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. - Nghệ thuật nhân hoá xây dựng hình tượng mang tính giáo huấn. 4.3. Ghi nhớ: SGK- Tr144 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10p Hoạt động 1: Kể chuyện theo nội dung tranh minh họa? (Sau khi đỡ xong...”xin chúa rừng quay về”). Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại: A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam. B. Truyện Trung đại Việt Nam. C. Truyện cười dân gian Việt Nam. D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa ? A.Hoán dụ B.Ẩn dụ C.Nhân hóa ,ẩn dụ D.Nhân hóa ,hoán dụ Câu 3: Sau đó con hổ đã trả nghĩa bà đỡ Trần như thế nào? A. Hổ đực đào lên từ gốc cây một thỏi bạc và tặng bà đỡ. B. Hai vợ chồng hổ thường mang tặng bà đỡ một vài con nai. C. Hổ đực dẫn bà đỡ ra khỏi rừng. D. Hổ đực tặng bà đỡ một thùng vàng to. Câu 4: Vật con hổ tặng đã giúp được gì cho bà đỡ? A. Chữa khỏi bệnh cho con bà đỡ. B. Giúp bà sắm một số vật dụng trong nhà. C. Giúp bà cầm cự qua một năm mất mùa, đói kém. D. Giúp bà làm nghề tốt hơn. Câu 5: Truyện Con hổ có nghĩa nhằm mục đích gì? A. Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau . B. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa . C. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người . D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật . Câu 6: Truyện Con hổ có nghĩa đã: A. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. B. Mượn chuyện con người để nói chuyện con người. C. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện loài vật. D. Mượn chuyện con người để nói chuyện loài vật. Câu 7: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao triết lí sống nào ? A. Tri ân trọng nghĩa . B. Dũng cảm. C. Không tham lam . D. Giúp đỡ người khác . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV yêu cầu HS tìm 2 câu tục ngữ có nội dung đối nghịch với văn bản “Con hổ có nghĩa”? - HS trả lời. GV tổng kết: Qua cầu rút ván, Ăn cây táo, rào cây sung, Ăn cháo đá bát, Nuôi ong tay áo... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Thời gian: 5p - GV đặt câu hỏi: Trong XH ta hiện nay việc nghĩa được thể hiện như thế nào? Hãy kể một số việc nghĩa mà em đã tham gia? - HS tự bộc lộ. GV nhận xét - GV tổng kết bài bài học: Qua bài học hôm nay chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn về cái nghĩa của đạo làm người. Đây cũng là đạo lý, là truyền thống của người VN ta. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học bài cũ: Học thuộc định nghĩa về truyện trung đại Việt Nam, ghi nhớ SGK/144. Tập kể diễn cảm. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong truyện. - Chuẩn bị bài mới: Xem bài “Động từ” + ? Đọc các VD a,b,c ( SGK) + ? Dựa vào kiến thức tiểu học hãy xác định các động từ trong 3 ví dụ trên. + ? Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì + ? Những từ nào có thể kết hợp với động từ. + ? Từ đó cho biết khả năng kết hợp của động từ. + ? Phân tích kết cấu ngữ pháp (C-V) trong các ví dụ a,b,c. + ? Chức vụ ngữ pháp của động từ là gì. + ? Hãy so sánh động từ với danh từ. +? Từ phân tích trên hãy nêu đặc điểm của động từ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Con hổ có nghĩa, giáo án chi tiết bài Con hổ có nghĩa, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Con hổ có nghĩa

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều