Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lượm (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiếtk;
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Đọc hiểu:
LƯỢM
(Tiết 2)
- Tố Hữu -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
- Biết ơn những người anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Đọc thuôc 5 khổ thơ đầu? Phân tích hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ?
3. Bài mới. ( 33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về chú bé Lượm là một chú bé nhanh nhẹn, đáng yêu và đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu với cách mạng. Lượm là tấm gương đấu tranh anh dũng, quả cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù, ngay cả khi họ phải đối mặt với cái chết.. Tiết 2 của bài sẽ tô đậm nội dung này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS theo dõi văn bản, gọi 1 HS đọc đoạn thơ: Bỗng loè... còn không
- HS đọc bài. I. Giới thiệu chung:
II. Đọc-hiểu văn bản:
3. Phân tích:
- GV đặt câu hỏi: Đoạn thơ diễn tả điều gì?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:
- GV bổ sung: Kể lại, hình dung lại sự việc mà tác giả như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm được lòng mình, TG đã phải thốt lên lời đau đớn từ con tim của mình “ Thôi rồi Lượm ơi!” chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu nhiên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng.
- Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận thep cặp đôi (2 phút) và đặt câu hỏi:
+ Vậy theo chúng ta, Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh nào? ở đâu?
- HS thảo luận và trả lời. GV chuẩn kiến thức:
- Lượm hi sinh:
+ Lượm đang đưa thư qua cánh đồng lúa. Chú bé đã hi sinh vẻ vang, oanh liệt
- GV đặt tiếp câu hỏi: Hình ảnh Cháu nằm... hồn bay... gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì trước sự hi sinh của Lượm?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung: Sự hi sinh thanh thản, cao đẹp, Lượm như còn đâu đây, tâm hồn chú quyện vào hương lúa, gió đồng, Lượm hoá thân vào thiên nhiên đất nước, đó là sự ra đi thanh thản khi đã vẹn tròn tình yêu với quê hương. Sự ra đi của Lượm làm tác giả bàng hoàng thốt lên: Lượm ơi còn không? Câu thơ duy nhất trong khổ thơ vừa là câu hỏi ngỡ ngàng,đau xót. Tác giả như không muốn tin vào sự hi sự hi sinh của Lượm.
+ Cao đẹp, thanh thản, hoá thân vào thiên nhiên đất nước.
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc 2 khổ cuối và trả lời câu hỏi: Hình ảnh nào được nhắc lại ở khổ thơ cuối?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tác giả có dụng ý gì khi nhắc lại hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên vui tươi?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung: Lượm đã tiếp bước thế hệ cha anh đi trước, những tấm gương như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Kim Đồng- họ dù nhỏ tuổi nhưng đã dám hi sinh thân mình để góp phần giành độc lập dân tộc: Lê văn Tám đã tẩm xăng vào mình lao vào kho xăng của địch,anh Kim Đồng hi sinh tính mạng của mình, đánh lạc hướng địch để bảo vệ cuộc họp của Việt Minh an toàn.
- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn vui tươi hồn nhiên yêu đời
Lượm vẫn sống mãi trong lòng Tổ quốc, quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Lượm trở thành bức tượng đài người chiến sĩ nhỏ của non sông gấm vóc, bức tượng đài ấy sẽ sống mãi trong lòng nhân dân VN.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi liên hệ: Tình cảm của em đối với nhân vật Lượm?
- HS suy nghi trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Lượm không còn nữa nhưng hình bóng em sẽ sống mãi với quê hương đất nước Chúng ta sẽ lưu giữ hình ảnh Lượm và noi gương Lượm: học tập, tu dưỡng để làm rạng danh non sông gấm vóc, viết tiếp trang sử vàng mà các anh hùng dân tộc đã để lại.
- Bước 5: GV Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (3 phút) và trả lời các câu hỏi. HS thảo luận và trả lời, GV chuẩn kiến thức
+ Phần đầu tác giả xưng hô với Lượm là chú- cháu, cách xưng hô đó thể hiện điều gì?
Tình cảm thân thiết, ruột thịt.
+ Trong toàn bài Lượm được gọi bằng những từ ngữ xưng hô nào?
Chú bé, Cháu, Lượm , chú đồng chí nhỏ.
+ Hai lần tác giả gọi Lượm là đồng chí nhỏ, việc gọi như thế có gì khác với cách gọi ở trên bộc lộ cảm xúc gì của tác giả đối với Lượm ?
Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh Lượm như đẹp hơn, lớn lên.
- GV kết luận: Như vậy, có thể thấy tinh cảm của tác giả và chú bé Lượm là vô cùng thân thiết, bởi giữa họ có một điểm chung là tinh yêu với đất nước, là tinh thần quả cảm trong chiến đấu để bảo vệ cách mạng và dân tộc. => Hình ảnh Lượm sống mãi với quê hương, đất nước.
b. Tình cảm nhà thơ với Lượm:
- Xưng hô, gọi:
Tình cảm thân thiết, ruột thịt.
- Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Khi nghe tin Lượm hi sinh, tâm trạng tác giả ra sao? Tìm từ ngữ biểu hiện tâm trạng ấy?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Ra thế
Lượm ơi!...
Thôi rồi, Lượm ơi !
Lượm ơi, còn không?
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nhận xét về cách cấu tạo các dòng thơ trên?Tác dụng?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Ra thế
Lượm ơi!...-> một câu được ngắt thành hai dòng tạo ra sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dũng thơ, thể hiện sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ trước tin hi sinh đột ngột của Lượm.
+ Thôi rồi, Lượm ơi! Ngắt thành 2 vế
+ Lượm ơi, còn không? Câu thơ được tách ra thành một khổ thơ riêng, nhấn mạnh và hướng người đọc về sự còn hay mất của Lượm.
- Khi nghe tin Lượm hi sinh: sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ trước tin hi sinh đột ngột của Lượm.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nhận xét về cách cấu tạo những dòng thơ đặc biệt ấy nhằm diễn tả tâm trạng của tác giả ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Tâm trạng nghẹn ngào đau xót, thảng thốt khi nghe tin Lượm hi sinh.
- Gv bổ sung: Nhịp thơ cùng các dấu chấm than đã góp phần diễn tả tâm trạng đó. Đó không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là tâm trạng của tất cả chúng ta, của nhân dân đất nước này dành cho Lượm.
- Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh Lượm như đẹp hơn, lớn lên.
- Bước 7: GV yêu cầu HS nhận xét về nội dung, ý nghĩa văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
4. Tổng kết
a. Nội dung và ý nghĩa văn bản:
* Nội dung:
Hình tượng của bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả : Hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.
- Câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm
- Tâm trạng xúc động, nỗi đau xót, ghẹn ngào của tg khi tin Lượm hi sinh.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. * Ý nghĩa:
Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
- GV: Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
c. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ 4 chữ đậm chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
- Cách ngắt các dòng thơ đặc biệt
- Kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Bước 8: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức d. Ghi nhớ: (SKG)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tác giả của bài thơ Lượm là ai?
A. Tô Hoài
B. Tế Hanh
C. Tố Hữu
D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
C. Biện pháp so sánh.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời gian nào:
A. Trước Cách Mạng Tháng Tám
B. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Khi đất nước hòa bình thống nhất
D. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
Câu 4: Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ.
B. Sáu chữ.
C. Năm chữ.
D. Bảy chữ.
Câu 5: Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?
A. Nhân vật Lượm
B. Người chú
C. Người bạn
D. Người mẹ của Lượm
Câu 6: Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích.
B. Dân công.
C. Liên lạc.
D. Bộ đội.
Câu 7: Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba là vẻ đẹp:
A. rắn rỏi, cương nghị
B. hiền lành,dễ thương
C. hoạt bát, hồn nhiên
D. khỏe mạnh, cứng cáp
Câu 8: Trong bài thơ "Lượm", tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, tự sự, biểu cảm
B. Tự sự, biểu cảm
C. Miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm
Câu 9: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng
B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh cao đẹp của Lượm.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: ( )
GV giao HS làm BTVN:
1. Tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh Lượm
2. Sưu tầm và kể lại cho các bạn cung nghe một câu chuyện/ tấm gương về người anh hùng thiếu niên trong thời kì kháng chiến hoặc trong thời nay
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)
* Học bài
- Học thuộc lòng đoạn thơ
- Tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh Lượm
2. Sưu tầm và kể lại cho các bạn cung nghe một câu chuyện/ tấm gương về người anh hùng thiếu niên trong thời kì kháng chiến hoặc trong thời nay
* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Mưa (Trần Đăng Khoa)