Giáo án ngữ văn 6: Bài Vượt thác

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Vượt thác. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Đọc hiểu: VƯỢT THÁC (Trích “Quê nội” của Võ Quảng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Hiểu được tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động. - Biết một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích 3. Thái độ: - Yêu quí thiên nhiên và con người. 4. Những năng lực cụ thể của HS cần phát triển - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản - Năng lực đọc hiểu văn bản; cảm thụ, thưởng thức cái đẹp biểu hiện cụ thể - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,... - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: nêu vấn đề - Thời gian: 2 phút - GV cho HS theo dõi 1 video ngắn về các thác nuóc đẹp của Việt Nam. - GV dẫn dắt: Đất nước ta có cảnh đẹp hùng vĩ. Vượt thác là áng văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về cảnh đẹp trên dông sông Thu Bồn và sức mạnh của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Hiểu được tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động. Biết một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Bước 1: GV yêu cầu HS: trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức - Gv đặt tiếp câu hỏi: Xác định vị trí quan sát của tác giả? Vị trí đó có thích hợp không? Vì sao? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV cho HS tìm hiểu một số từ khó. - Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc văn bản: - Đọc diễn cảm văn bản: + Đoạn 1: Giọng chậm, êm. + Đoạn 2: Giọng nhanh mạnh gấp. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp - Bước 3: GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Chú thích a. Tác giả: Võ Quảng sinh 1920 - quê ở Quảng Nam. - Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. b. Tác phẩm: Văn bản: “Vượt thác” trích chương XI của truyện Quê nội. -Đoạn này tả chuyến đi ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy,từ làng Hòa Phước lên Thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng, sau ngày CMT8 thành công. c. Từ khó. 2. Đọc - bố cục - Đọc - Bố cục: 3 phần +P1: Từ đầu => nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác + P2: tiếp => thác Cổ Cò: Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư + P3: Còn lại: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Bước 1: GV đặt câu hỏi: Có mấy cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người. - Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 phút) đặt tiếp câu hỏi: + Hành trình con thuyền bắt đầu trong khung cảnh nào ? + Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh con thuyền? + Phát hiện các chi tiết nghệ thuật? + Những chi tiết ấy gợi cho em điều gì? - HS thảo luận trả lời. GV chuẩn kiến thức - Bước 3: GV yêu cầu HS theo dõi tiếp phần 1 văn bản: Hãy tìm các chi tiết miêu tả dòng sông và hai bên bờ theo từng đoạn? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức - Bước 4: GV đặt câu hỏi: Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả của tác giả? (dùng từ, dùng biện pháp tu từ) Tác dụng của biện pháp tu từ? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Bước 5: GV sử dụng máy chiếu hoặc bảng phu, chiếu lên hai câu văn miêu tả những câu cổ thụ: + “Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm dáng mãnh liệt” vừa như báo trước về khúc sông dữ, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. + “Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom như cụ già vung tay hô đám con cháu về phía trước” thể hiện tâm trạng hào hứng phấn chấn, mạnh mẽ của con người khi đã vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm. - HS quan sát. GV đặt câu hỏi: Tác giả miêu tả những cây cổ thụ ở đầu và cuối bài văn bởi những cách chuyển nghĩa khác nhau. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV đặt tiếp câu hỏi: Qua miêu tả của tác giả, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên nơi đây? Nhận xét ngòi bút miêu tả của tác giả? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV bổ sung kiến thức: Võ Quảng là nhà văn của quê hương Quảng Nam. Những kỉ niệm sâu sắc về dòng sông Thu Bồn đã khiến ông tả cảnh sinh động, đầy sức sống. Từ đây chúng ta thấy: muốn tả cảnh sinh động, ngoài tài quan sát, tưởng tượng, còn phải có tình với cảnh. - GV đặt câu hỏi: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên gợi cho em tình cảm gì? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: II. Phân tích 1. Bức tranh thiên nhiên dòng sông Thu Bồn. a-Hình ảnh con thuyền - Chi tiết: + Cánh buồm:Căng phồng + Thuyền lướt bon bon như... - Nghệ thuật :So sánh nhân hóa => Tư thế mạnh mẽ sẵn sàng chinh phục thác dữ. b. Hình ảnh dòng sông và quang cảnh hai bên bờ sông. + Trước khi đến chân thác, cảnh vật êm đềm thơ mộng hiền hòa +Dòng sông khi có thác dữ :Dữ dội hiểm trở hùng vĩ. + Dòng sông khi Vượt qua đoạn thác dữ: Hùng vĩ đẹp thơ mộng. => Từ láy gợi hình, so sánh, nhân hoá. - Thiên nhiên đa dạng, giàu sức sống, tươi đẹp, rộng lớn, hùng vĩ, nguyên sơ. - Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Yêu cầu HS theo dõi phần 2 của văn bản và trả lời: + Người lao động được miêu tả là dượng Hương Thư. Hình ảnh của DHT được miêu tả trong hoàn cảnh nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Trong hoàn cảnh vượt qua con thác - GV đặt tiếp câu hỏi: Hình ảnh thác nước được miêu tả qua chi tiết nào? Qua những chi tiết đó gợi khung cảnh lao động như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV đặt tiếp câu hỏi: Hình ảnh con thuyền được miêu tả qua từ ngữ nào? Từ đó gợi cho ta cảm nhận được điều gì? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Bước 7: GV yêu cầu HS tìm và gạch chân trong văn bản: Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được miêu tả qua chi tiết nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: (Gợi ý :Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình,hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác ?) - GV đặt tiếp câu hỏi: Tác giả sử dụng nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn là gì? Phân tích cái hay của nghệ thuật trên? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về Dượng Hương Thư ? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - GV đặt tiếp câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự kết hợp giữa nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: - Bước 8: GV đặt câu hỏi mở rộng: Qua phân tích, em hiểu gì về thái độ của nhà văn đối với người lao động? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 2. Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. - Dòng thác dữ dội Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng.  Khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm. - Con thuyền. + Vùng vằng cứ trực trục xuống quay đầu. + Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác cổ Cò.  Sự dữ dội của thác nước, càng làm nổi bật tư thế vãng vàng của người chèo lái con thuyền. * Ngoại hình: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, nh¬ư một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. * Động tác: Co người, phóng sào, ghì chặt, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt... - Dùng nhiều ĐT mạnh, TT gợi tả, từ láy, hình ảnh so sánh. - Hình ảnh con người lao động mang sức mạnh phi thường, rắn rỏi, nhanh nhẹn, tinh thần quả cảm, quyết liệt trong khó khăn thử thách. - Thống nhất chặt chẽ giữa kể việc và miêu tả chân dung con người trong lao động với 2 nghệ thuật phổ biến là so sánh và nhân hoá. Đoạn văn có sức gợi tả cao. Hình ảnh DHT với công việc nặng nhọc, khẩn trương, sự cố gắng chống chọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác, khó bảo của con thuyền. Tất cả được hiện lên sinh động, cụ thể. - Ngợi ca, tự hào về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong cuộc đổi mới xây dựng đất nước. - Bước 9: Gv yêu cầu HS khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản ? - Cho hs thảo luận nhóm bàn (2`) khái quát những nét NT và ND chính của văn bản - HS trả lời, nhóm khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức. III.Ghi nhớ 1. Nội dung: - Bức tranh thiên nhiên trên sông thu Bồn được miêu tả theo hành trình vượt thác là: + Cảnh đẹp êm đềm ở những vùng đồng bằng + Cảnh đẹp uy nghiêm của núi rừng. - Hình ảnh quả cảm Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. 2. Nghệ thuật: - Phối hợp tả cảnh thiên nhiên, miêu tả ngoại hình, hành động của con người. Sử dụng phép nhân hóa, so sánh, các chi tiết miêu tả,… HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: GV tổ chắc trò chơi thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Văn bản tập trung miêu tả vẻ đẹp dọc theo hai bên dòng sông nào? A. Sông Sài Gòn B. Sông Hương C. Sông Thu Bồn D. Sông Đồng Nai Câu 2: Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào? A. Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. B. Thân hình như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. C. Thân hình gầy gò giống như một người lâu ngày không được tẩm bổ, nhưng trái lại có một sức khỏe phi thường. D. Tính khí hung hăng, khiến mọi người ai ai cũng phải khiếp sợ. Câu 3: Trình tự miêu tả cảnh dòng sông là A. Dòng sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh Câu 4: Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả ví với điều gì? A. Một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. B. Những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước, C. Những nhân vật trong truyện cổ tích. D. Một chiến binh quả cảm. Câu 5: Những chi tiết tác giả khắc họa trong đoạn trích cho thấy vượt thác là công việc như thế nào? A. Vô cùng đơn giản và tầm thường như những công việc khác. B. Vô cùng khó khăn, nguy hiểm, không phải bất cứ ai cũng làm được. C. Rất hấp dẫn và lôi cuốn mọi người. D. Công việc khó khăn mà từ trước đến giờ chưa ai từng làm. Câu 6: Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả là: A. Tả tâm trạng. B. Tả thiên nhiên phong phú. C. Tả hoạt động của con thuyền. D. Tả cảnh phối họp tả người tự nhiên sinh động bằng từ ngữ gợi cảm, phép tu từ so sánh, nhân hóa. Câu 7: Chi tiết không miêu tả ngoại hình của Dượng Hương Thư khi vượt thác? A. Như một pho tượng đồng đúc B. Các bắp thịt cuồn cuộn C. Thở không ra hơi D. Hai hàm răng cắn chặt Câu 8: Tác giả đã lấy vị trí nào làm điểm nhìn để miêu tả cảnh vượt thác? A. Từ trên núi cao nhìn xuống. B. Từ đầu dòng sông nhìn về hướng con thuyền vượt thác, C. Từ hai bờ sông nhìn ra con thuyền. D. Từ trên con thuyền dõi theo hành trình vượt thác. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10p - GV đặt câu hỏi: Có người nói: Cuộc đời lên thác xuống ghềnh. Em hiểu câu nói đó như thế nào? - HS thảo luận và trả lời. Các nhóm bổ sung. GV nhận xét, bổ sung Gợi ý: Thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết. Như vậy thác và ghềnh đều chỉ nơi có địa hình không bằng phăng rất khó khăn cho người đi lại mà còn là chỉ sự gian truân vất vả.. Xuất phát từ nét nghĩa trên người nói dùng cụm từ này đế chỉ cuộc đời của những con người gặp nhiều gian lao, vất vả. Cuộc đời của chúng ta không phải lúc nào cũng màu hồng mà đôi khi chúng ta sẽ gặp những điều không thuận lợi, khó khăn, tuyêt vọng, vất ngã nhưng quan trọng là chúng ta có thể vượt qua hay không đó chính là ý nghĩa của câu nói. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp - Thời gian: 5p GV yêu cầu HS về nhà tìm đọc tác phẩm Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân để hiểu thêm vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động vùng sông nước. 4. Hướng dẫn HS học bài, chuẩn bị bài ở nhà (2'). * Đối với bài cũ: -Nêu ý nghĩa của phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên. - Viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt thác * Bài mới : Đọc trước bài So sánh. V. Phụ lục Phiếu học tập số 1 Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác: Đoạn Từ…. đến…. Nội dung Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Vượt thác, giáo án chi tiết bài Vượt thác, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Vượt thác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều