Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 4 Chân trời Bài 4 Số chẵn, số lẻ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 4 Bài 4. Số chẵn, số lẻ - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số chẵn là số?

  • A. Chia hết cho số 3
  • B. Chia hết cho số 2
  • C. Có tận cùng là số 5
  • D. Không chia hết cho 3

Câu 2: Số lẻ là số?

  • A. Có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8
  • B. Có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9
  • C. Chia hết cho 2
  • D. Chia hết cho 4

Câu 3: Số nào dưới đây là số lẻ?

  • A. 3521
  • B. 4110
  • C. 4004
  • D. 5550

Câu 4: Số nào dưới đây là số chẵn?

  • A. 113
  • B. 911
  • C. 611
  • D. 114

Câu 5: Một số khi chia hết cho 2 thì số đó là?

  • A. Chính nó
  • B. Số chẵn
  • C. Có tận cùng là 5
  • D. Bằng 0

Câu 6: Trong các số 35; 89; 98; 1000; 744; 867; 7536; 84683; 5782; 8401 số chẵn là:

  • A. 1000; 744; 867; 7536; 84683; 5782
  • B. 98; 1000; 744; 867; 7536; 84683; 5782
  • C. 35; 89; 98; 1000; 744
  • D. 98; 1000; 744; 7536; 5782

Câu 7: Câu nào sau đây là câu sai?

  • A. Bất kỳ số nào khi nhân với số 2 cũng ra kết quả là số chẵn
  • B. 2734 chia hết cho 2
  • C. Bất kỳ số lẻ nào nhân với số lẻ cũng ra số chẵn
  • D. Nếu 567 × 1 + 1 + x = 670 thì x là số lẻ

Câu 8: Cho phép tính

1 357 × 5 - 1 241 = X

Giá trị của X là số không chia hết cho số mấy sau đây

  • A. 9
  • B. 5
  • C. 1
  • D. 3

Câu 9: Khi nhân một số với số 2, ta sẽ được số nào?

  • A. Có thể có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8
  • B. Số có tận cùng là 3, 5, 7, 9, 1
  • C. Số chia hết cho 3
  • D. Số lẻ

Câu 10: Với ba chữ số 3; 5; 6 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.

  • A. 365; 563; 635; 356
  • B. 365; 563; 635; 536
  • C. 365; 563; 635; 653
  • D. 563; 635; 653; 356

Câu 11: 10 : 2; 11 : 2; 58 : 2; 25 : 2. Có mấy phép chia có dư?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3

Câu 12: Bình nước thứ nhất nặng 202kg, bình nước thứ hai chỉ nặng bằng một nửa bình thứ nhất. Không tính toán, hãy cho biết số kg của bình thứ 2 là số chẵn hay số lẻ?

  • A. Số chẵn
  • B. Số lẻ
  • C. Phải tính mới xác định được
  • D. Không thể xác định được

Câu 13: Kết quả của phép tính sau là số chẵn hay số lẻ

34 × 5 × 2

  • A. Lẻ
  • B. Chẵn
  • C. Không đủ căn cứ để đánh giá
  • D. Không thể xác định

Câu 14: Viết số chẵn liên tiếp thích hợp vào chỗ chấm

344<…<…

  • A. 346; 350
  • B. 346; 348
  • C. 348; 350
  • D. 350; 352

Câu 15: Với ba chữ số 3; 4; 6, những số lẻ có thể viết là

  • A. 463 và 346
  • B. 463 và 643
  • C. 643 và 346
  • D. 463 và 364

Câu 16: Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là

  • A. 10 001.
  • B. 11 000.
  • C. 10 100.
  • D. 10 010.

Câu 17: Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số là

  • A. 9 999.
  • B. 9 800.
  • C. 9 998.
  • D. 9 899.

Câu 18: Số lẻ liền sau của số lẻ nhỏ nhất có năm chữ số

  • A. 10 010.
  • B. 10 003.
  • C. 13 000.
  • D. 11 030.

Câu 19: Số chẵn nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau

  • A. 12 340.
  • B. 10 342.
  • C. 10 234.
  • D. 10 432.

Câu 20: Số liền trước của số chẵn nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là

  • A. 10 324.
  • B. 10 432.
  • C. 10 234.
  • D. 10 233.

Câu 21: Viết tiếp các số chẵn để được ba số chẵn liên tiếp: 78; ..?..; ..?..

  • A. 82; 84.
  • B. 80; 84.
  • C. 76; 80.
  • D. 80; 82.

Câu 22: Viết tiếp các số lẻ để được ba số lẻ liên tiếp: ..?..; 57; ..?..

  • A. 55 và 59.
  • B. 59 và 61.
  • C. 56 và 58.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 0.

Câu 24: Năm nay tuổi trung bình của 32 học sinh của một lớp là số lẻ lớn nhất có một chữ số tuổi. Nếu tính cả thầy giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của thầy giáo và 32 học sinh là số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số tuổi. Tìm tuổi của thầy giáo chủ nhiệm sau 3 năm nữa.

  • A. 36 tuổi.
  • B. 39 tuổi.
  • C. 42 tuổi.
  • D. 45 tuổi.

Câu 25: Trong bốn số 2 , 0, 1, 7; có thể lập được các số chẵn có 4 chữ số khác nhau nào?

  • A. 2 017; 2 107; 2 170; 1 702; 7 012; 7 102; 7 210; 7 120; 2 170; 2 710.
  • B. 1 072; 1 270; 1 720; 1 702; 7 012; 7 102; 7 210; 7 120; 2 170; 2 710.
  • C. 7 012; 7 102; 7 210; 7 120; 2 170; 2 710; 2 017; 2 107; 2 170; 7 021.
  • D. 1 702; 7 012; 7 102; 7 210; 2 017; 2 107; 2 170; 7 021; 1 072; 1 270.

Câu 26: Có một hộp bi xanh và một hộp bi đỏ, tổng số bi của hai hộp là số liền trước của số chẵn lớn nhất có 3 chữ số. Biết nếu lấy ra ở mỗi hộp 100 viên bi thì số bi đỏ còn lại nhiều hơn số bi xanh còn lại là số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu viên bi?

  • A. 549 viên bi đỏ; 448 viên bi xanh.
  • B. 548 viên bi đỏ; 449 viên bi xanh.
  • C. 548 viên bi xanh; 449 viên bi đỏ.
  • D. 549 viên bi xanh; 448 viên bi đỏ.

Câu 27: Trung bình cộng của dãy số lẻ từ 11 đến 2017 là

  • A. 999.
  • B. 1014.
  • C. 1025.
  • D. 1002.

Câu 28: Trung bình cộng của số chẵn lớn nhất có 3 chữ số khác nhau và số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là

  • A. 1002.
  • B. 1001.
  • C. 1005.
  • D. 999

Câu 29: Tổng của 2 số là số lẻ lớn nhất có 4 chữ số, hiệu của 2 số là số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau. Vậy hai số đó là

  • A. 5 152 và 4 847
  • B. 5 051 và 4 948
  • C. 5 150 và 4 849
  • D. 5 049 và 4 951

Câu 30: Trung bình cộng của hai số là 237. Biết số bé là số chẵn bé nhất có ba chữ số. Tìm số lớn.

  • A. 137.
  • B. 446.
  • C. 98.
  • D. 200.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác