Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 4 chân trời sáng tạo bài 52 Hình bình hành

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 4 Bài 52 Hình bình hành - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hình bình hành là hình thế nào?

  • A. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song.
  • B. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
  • C. Hình bình hành có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
  • D. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Câu 2: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

  • A. Hình 1 và Hình 4
  • B. Hình 2 và Hình 1
  • C. Hình 3 và Hình 2
  • D. Hình 4 và Hình 2

Câu 3: Hình bình hành là hình có 4 cạnh bằng nhau và vuông góc với nhau là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Cho hình bình hành ABCD

Các cặp cạnh nào song song với nhau?

  • A. AB song song CD, AD song song với BC
  • B. AB song song CD, AD song song với AC
  • C. AB song song BD, AD song song với BC
  • D. AB song song CD, AD song song với BD

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình bình hành có độ dài đáy là 42dm và chiều cao là 3dm có diện tích là ... $dm^{2}$

  • A. 1026
  • B. 1260
  • C. 1620
  • D. 1200

Câu 6: Cho hình bình hành ABCD có AB = 5 cm. Tính CD

  • A. 5 cm
  • B. 5 mm
  • C. 5 dm
  • D. 5 m 

Câu 7: Cho hình bình hành ABCD

Các cặp cạnh bằng nhau là 

  • A. AB = CD; AD = BC
  • B. AB = AD; AD = BC
  • C. AB = CD; CD = BC
  • D. AB = AC; AD = BC

Câu 8: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:

  • A. S = (a+h)×2
  • B. S = a+h
  • C. S = a×h
  • D. S = a×h∶2

Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Một hình bình hành có diện tích là $1855cm^{2}$ và độ dài cạnh đáy là 53 dm. Vậy chiều cao của hình bình hành đó là ... dm

  • A. 55
  • B. 25
  • C. 45
  • D. 35

Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình bình hành có diện tích là 8 $dm^{2}$ và độ dài cạnh đáy là 32cm. Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là ... cm

  • A. 25
  • B. 250
  • C. 15
  • D. 150

Câu 11: Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 24cm và diện tích là 432 $cm^{2}$ là:

  • A. 16cm
  • B. 17cm
  • C. 18cm
  • D. 19cm

Câu 12: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:

  • A. 22 $cm^{2}$
  • B. 44 $cm^{2}$
  • C. 56 $cm^{2}$
  • D. 112 $cm^{2}$

Câu 13: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình bình hành có chiều cao là 27cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao. Vậy diện tích hình bình hành đó là ... $cm^{2}$

  • A. 2817
  • B. 2178
  • C. 2187
  • D. 2718

Câu 14: Cho hình bình hành MNPQ có MN = 12cm. Hỏi độ dài cạnh PQ bằng bao nhiêu?

 
  • A. 6cm
  • B. 12cm
  • C. 18cm
  • D. 12mm

Câu 15: Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hình bình hành như hình vẽ, diện tích hình hình hành đã cho là ... $dm^{2}$

  • A. 4500
  • B. 450
  • C. 350
  • D. 550

Câu 16: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là: P = (a + b)×2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết a = 48cm và b = 34cm.

  • A. 14cm
  • B. 82cm
  • C. 164cm
  • D. 1632cm

Câu 17: Điền số thích hợp vào ô trống: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy 145m, chiều cao kém độ dài đáy 29m. Người ta dự định dùng 1/4 diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam.

Vậy diện tích đất trồng cam là ... $m^{2}$

  • A. 12615
  • B. 16820
  • C. 16280
  • D. 12165

Câu 18: Trong các hình sau, có bao nhiêu hình bình hành

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Diện tích khu rừng đó là:

  • A. 991368 $m^{2}$
  • B. 939148 $m^{2}$
  • C. 919348 $m^{2}$
  • D. 919368 $m^{2}$

Câu 20: Hình bình hành là hình nào dưới đây

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 6

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác