Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 5 đọc Ai là giỏi nhất?

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 5 đọc Ai là giỏi nhất? - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 96, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 2

Câu 1: Lí giải là đúng cho nhận định "Tài giỏi nhất trên đời chính là con người"?

  • A. Con người thông minh và giỏi sáng tạo.
  • B. Con người có tình cảm
  • C. Con người có tự tôn lớn
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 2: Điểm giống nhau giữa các nhân cật trong truyện là:

  • A. Đều khiêm tốn về tài năng và sự cống hiến của bản thân
  • B. Đều cao ngạo, coi mình là nhất
  • C. Đều ít suy nghĩ đến người khác
  • D. Đều sống hạnh phúc, vui vẻ 

Câu 3:  Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần phải đọc soát lại điều gì?

  • A. Trình tự sắp xếp các việc.
  • B. Dùng từ, đặt câu.
  • C. Chính tả, chữ viết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  • A. Thuật lại các hoạt động theo ý thích cá nhân.
  • B. Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  • C. Trình bày nội dung các hoạt động.
  • D. Nêu kết quả sự việc.

Câu 5: Phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc là gì?

  • A. Trình bày quá trình diễn ra sự việc.
  • B. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự việc đó.
  • C. Giới thiệu sự việc.
  • D. Thuật lại các sự việc.

Câu 6: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  • A. Giới thiệu sự việc và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  • B. Kể về sự việc và Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  • C. Giới thiệu về sự việc và Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định và Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  • D. Giới thiệu hoạt động, sự việc và Trao đổi, thảo luận và Thuật lại sự việc.

Câu 7: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?

  • A. 4 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 2 phần.
  • D. 1 phần.

Câu 8: Trong câu ca dao : "Vì mây cho núi lên trời - Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng", phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
  • B. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
  • C. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
  • D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

Câu 9: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 10: Chọn các từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, đồ vật và loài vật trong các câu dưới đây Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

  • A. Cổ thụ; chòm
  • B. Mãnh liệt
  • C. Mãnh liệt; trầm ngâm
  • D. Trầm ngâm

Câu 11: Câu “ Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến” sử dụng cách nhân hóa?

  • A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
  • B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
  • C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 13: Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
  • B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
  • C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?

  • A. Trâu ơi, ta bảo trâu này / Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
  • B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
  • C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
  • D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 15: Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
  • B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
  • C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

  • A. Hoạt động
  • B. Hình dáng
  • C. Tính chất
  • D. Tính cách

Câu 17: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. 3 kiểu
  • B. 4 kiểu
  • C. 5 kiểu
  • D. 6 kiểu

Câu 18: "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu". Trong câu miêu tả nhân vật Dế Mèn trên đây, phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Dùng từ chỉ người, chỉ hoạt động của người để chỉ vật và hoạt động của vật.
  • B. Trò chuyện với vật như với người.
  • C. Dùng từ chỉ tâm tư, tình cảm của người để chỉ tâm tư tình cảm của vật
  • D. Dùng từ gọi tên người để gọi tên vật.

Câu 19: Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

  • A. 4 danh từ
  • B. 7 danh từ
  • C. 6 danh từ
  • D. 9 danh từ

Câu 20: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

Vì mây cho núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
  • C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
  • D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác