Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 4 đọc Lên nương

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 4 đọc Lên nương - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc đọc văn và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:

Lên nương

Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. Liêm dừng lại hít hà. Em ngửi thấy mùi ngô non thơm dịu trong gió. Cao nguyên đang mùa xanh mát. Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt. Liêm xốc lại chiếc quẩy tấu trên vai. Em vui bước trên con đường đầy màu xanh. Bố mẹ đi vắng cả. Chị Dua bận ôn bài. Chị chuẩn bị thi vào lớp Mười dưới huyện.

Liêm có cả mùa hè trên mảnh nương xanh biếc này. Hôm nay, Liêm lên nương chặt cỏ voi cho bò. Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng. Mọi lần, những bó cỏ voi đều “chạy” từ trên nương về trên lưng của bố. Hôm qua, Liêm bảo với bố để mình chăm hai con bò. Bố cười: “Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đâu!”. Liêm cũng cười: “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi.”.

Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm.

Lục Mạnh Cường

Câu 1: Liêm ngửi thấy mùi gì thơm dịu trong gió?

  • A. Ngô non
  • B. Hoa sữa
  • C. Lúa
  • D.  Mùi hoa phượng

Câu 2: Cao nguyên đang mùa gì?

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa lá rụng
  • C. Xanh mát
  • D. Mùa hè 

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc?

  • A. "Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi".
  • B. Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 4: Cách tả mặt trời và nắng thể hiện điều gì?

  • A. Sự hóm hỉnh, ngộ nghĩnh của tác giả
  • B. Sự lo âu, buồn bã sâu trong lòng tác giả
  • C. Sự lạc quan, yêu đời của tác giả
  • D. Sự lộng lẫy, kì diệu 

Câu 5: Cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào sau đây?

  • A. Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi
  • B. Mùi ngô non thơm dịu trong gió
  • C. Cao nguyên đang mùa xanh mát
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 6: Cho câu sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” có mấy danh

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 7: Trong câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?

          Mã Lương dùng bút thần vẽ đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ.

  • A. 4 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • B. 3 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • C. 2 danh từ chung, 2 danh từ riêng.
  • D. 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng.

Câu 8: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

  • A. Đoạn, miếng, mẩu, khúc
  • B. Lúc, buổi, hồi, dạo
  • C. Thìa, cốc, bơ, thúng
  • D. Khóm, bụi, cụm

Câu 9: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên dòng sông?

  • A. Hồng.
  • B. Đà.
  • C. Hương.
  • D. Nam Bộ.

Câu 10: Dòng nào dưới đây là đúng?

  • A. Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Sa Pa.
  • B. Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Khánh Hòa.
  • C. Thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Câu 11: Danh từ được phân loại thành:

  • A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị
  • B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng
  • C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

  • D. Không phân chia được

Câu 12: Danh từ chung là gì? 

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 13: Các từ Nguyễn Ngọc Linh, Bùi Hòa Bình, Nguyễn Lan Anh là danh từ chung vì nó chỉ người.

Theo con nhận định trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Đọc câu đã cho sau và tìm phát biểu đúng?

          Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.

  • A. Minh là danh từ chung.
  • B. Học sinh là danh từ riêng.
  • C. Thi Ca là danh từ riêng.
  • D. Cô bạn là danh từ riêng.

Câu 15: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

.......... là những từ chỉ........ (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị).

  • A. Danh từ.......hành động
  • B. Danh từ.........sự vật
  • C. Danh từ..........tình cảm
  • D. Danh từ...........trạng thái

Câu 16: Danh từ riêng là gì?

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 17: Danh từ riêng nào dưới đây là tên người?

  • A. Hà Nội.
  • B. Thái Nguyên.
  • C. Long Biên.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 18: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải ...... các chữ cái đầu tiên.

  • A. Viết thường.
  • B. Viết hoa.
  • C. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 19: Trong câu ca dao sau, danh từ riêng nào chưa được viết hoa?

Đồng đăng có phố kì lừa

Có nàng tô thị có chùa tam thanh.

  • A. Đồng Đăng, Phố Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.
  • B. Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.
  • C. Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.
  • D. Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.

Câu 20: Danh từ riêng nào dưới đây là tên thành phố?

  • A. Chu Văn An.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Quốc Tử Giám.
  • D. Tố Hữu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác