Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?

  • A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
  • B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
  • C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
  • D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 2: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là:

  • A. Bác sĩ giỏi nhất Việt Nam
  • B. Tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam
  • C. Bác sĩ nha khoa hàng đầu Việt Nam
  • D. Bác sĩ số một khoa thần kinh

Câu 3: Tác giả của văn bản "Bác sĩ nhân dân" là ai?

  • A. Xuân Quỳnh
  • B. Tố Hữu
  • C. Hồng Đức
  • D. Minh Đức

Câu 4: Trong bài Trong ánh bình minh, khi ánh nắng mới lên, cảnh vật có gì đáng chú ý?

  • A. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm vàng bởi ánh nắng.
  • B. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm hồng bởi ánh nắng.
  • C. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm đỏ bởi ánh nắng.
  • D. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm trắng bởi ánh nắng.

Câu 5: Trong bài Trong ánh bình minh, những chú voi làm gì khi bình minh?

  • A. Thong thả đi về phía bến nước
  • B. Theo đàn tiến về phía trước
  • C. Chìm vào giấc ngủ
  • D. Cùng những người dân bản đón khách 

Câu 6: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 2 hoặc nhiều hơn 2
  • D.  một hoặc nhiều

Câu 7: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?

  • A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
  • B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
  • C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Câu 8: Khi còn sống, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có đóng góp gì?

  • A. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi
  • B. Cứu sống hàng trăm mạng người
  • C. Nghiên cứu ra thuốc chữa bệnh lao phổi
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 9: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

Câu 10: Giải nghĩa của từ "sinh thời"

  • A. Lúc còn sống
  • B. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh
  • C. Đóng góp to lớn, quy giá 
  • D. Tấp nập, nhộn nhịp

Câu 11: Cho câu văn: “ Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?

  • A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
  • B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
  • C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
  • D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.

Câu 12: Đọc bài văn miêu tả cây gạo sau và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự nào? 

Cây gạo

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng  trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Theo Vũ Tú Nam

  • A. Tả từng bộ phận của cây
  • B. Tả từng bộ phận rồi nêu lợi ích của cây
  • C. Tả từng thời kì phát triển của cây
  • D. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần

Câu 13: Một câu có hai thành phần chính:

  • A. chủ ngữ, trạng ngữ
  • B. chủ ngữ, vị ngữ
  • C. vị ngữ, trạng ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  • A. Cây tre là
  • B. Cây tre
  • C. Cây tre là người bạn thân
  • D. Cây tre là người bạn

Câu 15: Xác định nội dung của từng phần trong bài Cây mai tứ quý.   

Cây mai tứ quý

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum  xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Tên phần

Nội dung 

1.Mở bài

a. Cảm nghĩ của người viết về cây mai

2.Thân bài

b. Giới thiệu bao quát về cây mai

3.Kết bài

c. Tả chi tiết về hoa và trái cây mai

  • A.  1 - b, 2 - c, 3 - a
  • B. 1 - c, 2 - b, 3 - a
  • C. 1 - a, 2 - b, 3 - c
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai 

Câu 16: Giải nghĩa của từ "cống hiến"

  • A. Lúc còn sống
  • B. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh
  • C. Đóng góp to lớn, quy giá 
  • D. Tấp nập, nhộn nhịp

Câu 17: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

Câu 18: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
  • B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
  • C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
  • D. Mùa xuân mong ước đã đến.

Câu 19: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 20: Giải nghĩa của từ "túc trực"

  • A. Lúc còn sống
  • B. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh
  • C. Đóng góp to lớn, quy giá 
  • D. Tấp nập, nhộn nhịp

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác