Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 3 đọc Sáng tháng Năm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 3 đọc Sáng tháng Năm - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 89, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 3

Câu 1: Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ

  • A. Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt bắc lên thăm Bác Hồ
  • B. Bác kêu con con đến bên bàn/ Bác ngồi viết, nhà sàn đơn sơ
  • C. Lát rồi, chim nhé, chim ăn/ Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà 
  • D. Tất cả những ý trên đều đung 

Câu 2: Hình ảnh con đường về Việt Bắc hiện lên qua câu thơ:

  • A. Suối dài xanh mướt nương ngô
  • B. Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn 
  • C. Bác kêu con con đến bên bàn
  • D. A và B đều đúng 

Câu 3: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về Bác Hồ?

  • A. Bác sống trong phủ lớn có nhiều người hầu hạ
  • B. Bác là một người thanh cao, liêm khiết và chính trực
  • C. Bác sống một mình, không bao giờ tiếp khách 
  • D. Bác ăn rất ít cơm 

Câu 4: Các từ cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe thuộc loại gì?

  • A. Từ chỉ đặc điểm của người.
  • B. Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật.
  • C. Từ chỉ hoạt động của người và vật.
  • D. Từ chỉ tính chất của người và vật.

Câu 5: Những từ “buồn, giận, bực, cáu” là động từ chỉ gì?

  • A. Động từ chỉ hành động.
  • B. Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ.
  • C. Động từ chỉ trạng thái cảm xúc.
  • D. Động từ chỉ trạng thái tồn tại.

Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là động từ chỉ hành động?

  • A. Hận.
  • B. Ngồi.
  • C. Nằm.
  • D. Chạy.

Câu 7: Câu văn sau có mấy danh từ?

Ông Mặt Trời đủng đỉnh đạp xe qua đỉnh núi.

  • A. 6 danh từ.
  • B. 5 danh từ.
  • C. 4 danh từ. 
  • D. 3 danh từ.

Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?

  • A. Bay.
  • B. Hót.
  • C. Nói.
  • D. Đậu.

Câu 9: Những từ “chậm rãi, nhanh chóng, vội vàng, lề mề” là tính từ chỉ gì?

  • A. Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật.
  • B. Tính từ chỉ trạng thái của sự vật.
  • C. Tính từ chỉ trạng thái của hoạt động.
  • D. Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động.

Câu 10: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

  • A. Đen bóng, đỏ rực, tim tím.
  • B. Cuộc sống, bình yên, hối hả.
  • C. Rộng rãi, sáng sủa, kỉ niệm.
  • D. Bánh ngọt, ngọt ngào, mặn mà.

Câu 11: Câu nào dưới đây có động từ chỉ trạng thái?

  • A. Mẹ em rất xinh đẹp.
  • B. Bố em là bác sĩ.
  • C. Em bé đi ngủ rồi.
  • D. Em đang nấu cơm.

Câu 12: Dưới đây đâu là tính từ chỉ màu của mặt trời?

  • A. Đỏ rực.
  • B. Tóe lửa.
  • C. Nắng cháy.
  • D. Hồng hào.

Câu 13: Đâu là động từ trong mỗi cụm từ sau?

Trông em, quét nhà, đọc truyện

  • A. Em, nhà, truyện.
  • B. Trông, nhà, đọc.
  • C. Trông, quét, truyện.
  • D. Trông, quét, đọc.

Câu 14: Tìm động từ trong câu văn sau?

Bên kia sông chợt có người hát lên những tiếng “à ơi...”

  • A. Hát.
  • B. Tiếng.
  • C. Chợt.
  • D. Sông.

Câu 15: Dòng nào dưới đây là đúng?

  • A. Động từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
  • B. “Vui, khóc, ngủ” là các động từ chỉ hoạt động.
  • C. “Quét nhà” là động từ chỉ trạng thái.
  • D. “Nằm ngủ” là động từ chỉ trạng thái của con người.

Câu 16: Từ nào dưới đây là tính từ?

  • A. Lái xe.
  • B. Học tập.
  • C. Ngốc nghếch.
  • D. Truyện tranh.

Câu 17: Các từ đã cho dưới đây thuộc nhóm từ loại từ nào? Từ thuộc từ loại với nó là?

Ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ

  • A. Danh từ - Vở ghi.
  • B. Động từ - Lau sàn.
  • C. Tính từ - Xanh tươi.
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 18: Danh từ là gì? 

  • A. Là những hư từ.
  • B. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…
  • C. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  • D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.

Câu 19: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.

  • A. Nhớ.
  • B. Tuổi thơ.
  • C. Nhỏ.
  • D. Lưu giữ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác